Chuyến đi kỳ thú

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyến đi kỳ thú. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyến đi kỳ thú. Hiển thị tất cả bài đăng

Chuyện dưới chân núi Pù Chậu

[tintuc]

(NB&CL) Với vỏn vẹn gần 100 nhân khẩu cùng 20 hộ gia đình sinh sống và chỉ chọn một nơi cư trú duy nhất dưới chân núi Pù Chậu (thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, người Thủy được coi là dân tộc “bé con” nhất trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tuy được coi là em út nhưng người Thủy lại sở hữu đời sống tinh thần hết sức phong phú cùng phong tục tập quán đặc biệt vào những dịp Tết đến Xuân về!

Đi tìm người em út

Tuy đã có lịch sử phát triển tới gần 100 năm nhưng cộng đồng người Thủy đến nay vẫn còn là cái gì đó hết sức bí hiểm và chưa được nhiều người biết đến. Ngay cả trong trang Wikipedia – một trong những trang thống kê chính xác, cập nhật tốt và có uy tín nhất hiện nay, về phần thống kê các dân tộc thiểu số của Việt Nam thì người Thủy vẫn chưa được hiện danh...

Cũng chẳng nên trách “ông” Wikipedia, ngay cả ở cái đất thành Tuyên với bát ngát chè và “hò ô tiếng hát” cùng “dào dạt bến nước Bình Ca” một thời, khi đưa cái danh người Thủy và ý định tìm hiểu về một dân tộc đặc biệt (đặc biệt kể cả nơi cư trú, trang phục, phong tục tập quán) này ra để tìm hiểu thôi, cũng ít người biết được.
Dulichgo
< Phụ nữ người Thủy và trang phục truyền thống trong dịp Xuân đến, Tết về.

Trong hanh hao của nắng gió hai cữ chuyển từ Đông sang Xuân, tôi soải gót đi tìm và hỏi han về người Thủy. Nhiều người được cho là hiểu biết, thậm chí trong đó có cả những cán bộ đã gặp mà cất lời hỏi han thì nhiều người vẫn lắc đầu hồ nghi về thông tin chúng tôi đưa ra. Hình như không có, hình như nhầm… đấy là những câu hỏi mà chúng tôi đã gặp. Trong hành trình truy khảo, may mắn, tôi gặp được Nguyễn Văn Hà – một trung úy quân đội, đã có thâm niên cắm quân và cắm bản trên mạn Lâm Bình, Chiêm Hóa cho biết, có người Thủy ở đất Tuyên Quang thật. Hà bảo, em cũng vô tình được biết và gặp họ trong một lần hành quân dã ngoại lên miền đất này.

Theo chỉ dẫn và phác thảo của Hà, từ trung tâm “Thủ phủ miền đẹp” được mệnh danh là Tuyên Quang, theo Quốc lộ số 2, chúng tôi ngược lên km 31, rẽ Bợ rồi qua Chiêm Hóa – miền đất đã sinh ra cố Nhà văn Lan Khai với những truyện “Ký đường rừng” nổi tiếng Tao đàn văn học những năm 1936 – 1945 cùng 50 đầu sách thuộc các thể loại để vào Lâm Bình. Trong huyện Lâm Bình (huyện mới tách từ Chiêm Hóa), cũng sau rất nhiều hỏi han chúng tôi mới tìm ra được nơi “náu thân” của người Thủy, ấy là chân núi Pù Chậu.

Thôn Thượng Minh được bao bọc xung quanh là những đỉnh núi chót vót, và đỉnh cao nhất trong các dẫy núi này ấy là non cao Pù Chậu. Đến với Thượng Minh, đặc biệt là được tận mắt ngắm nhìn đỉnh Pù Chậu trong những ngày này người ta mới thấy Xuân bản địa nơi vùng sơn cước còn nguyên thủy và hoang sơ đến mức nào.
Dulichgo
Xen lẫn dưới màu xanh tươi của cây cối lưu niên, những cây vông rừng sau một thời gian “ngủ Đông” đã khẽ khàng bung lộc, trổ những bông hoa đỏ tươi để đón nắng và gió Xuân. Dọc đường vào các hộ gia đình, những cây đào vâm gốc cũng đang bung nụ, hé hoa để góp thêm màu sắc cho tiết Xuân nơi hoang sơn.

Nhà ông Lý Văn Ngọc những ngày áp Tết này không khí đầm ấm đã bao trùm toàn bộ căn nhà lâu năm, lên màu của thời gian. Ông Ngọc cho biết, người Thủy trước đây di từ mạn phía Bắc xuống. Ban đầu họ chọn xã Ngọc Minh (Vị Xuyên, Hà Giang) làm chỗ định cư. Song, do là bộ phận dân tộc hết sức đặc biệt và hi hữu nên họ đã rơi vào tình trạng biệt lập cô quạnh, chủ yếu quanh quẩn với cuộc sống tự cung tự cấp và duy trì đời sống hôn nhân theo kiểu nội hôn. Cũng trong thời gian này, do ngôn ngữ tập quán khác lạ nên người Thủy còn bị gọi với tên khác: Người Mèo nước.

Sinh sống ở đây đến vài chục niên, do cô quạnh và không có giao lưu, lại do cuộc sống nội hôn (hôn nhân theo dòng tộc và dòng họ) nên người Thủy đã đứng trước nguy cơ thui chột, có lúc số lượng người tụt xuống còn 13 người. Thuở hoang sơ ấy, do không am hiểu khoa học đặc biệt là tình trạng hôn nhân cận huyết nên người Thủy cho rằng đất mình ở không hợp, không được trời phù hộ nên họ đã đi đến quyết định một cuộc thiên di lớn. Và trong những nơi họ tỏa người đi tìm kiếm ấy thì miền đất dưới chân núi Pù Chậu có tên Thượng Minh được coi là hợp nhất.

Dân tộc lạ và tục thưởng Xuân
Dulichgo

< Nam nữ người Thủy cùng những trò chơi dân dã những ngày đón Xuân.

Những ngày áp Tết này, theo tỉnh lộ 176, qua Đèo Gà, Chiêm Hóa để vào với Thượng Minh – nơi cư trú của người Thủy, Xuân đã vời vợi lắm rồi! Ngoài hoa rừng thì các loại cây đón Tết, vui Xuân truyền thống của người Việt như đào, mận, mơ cũng được dịp bung nụ xốn xang tất cả các cung đường. Đặc biệt hơn là khi người ta rảo chân, căng sức vượt qua dẫy núi Cốc Phay vào với thôn Thượng Minh, từ trên cao phóng tầm mắt xuống tiết Xuân đã vương vít, xà đến từng căn nhà cùng với đó là lửa củi hừng hực để luộc bánh, nấu rượu đãi khách trong mỗi hộ gia đình.

Theo ông Húng Văn Hìn, một thầy mo có tiếng, người đảm nhận phần tâm linh của các dòng họ như Húng, Lý, Mùng, Bàn trên đây thì Tết là lễ hội được người Thủy coi trọng nhất trong năm. Người Thủy không gọi ăn Tết mà gọi là thưởng Tết. Trong ngày Tết, có một niêm luật bất di bất dịch được người Thủy đề ra là con cháu dù đi xa đến mấy cũng phải về Pù Chậu để vui Xuân với gia đình. Nếu làm được như vậy thì sẽ được tổ tiên phù hộ cho tất cả các ngày trong năm.
Dulichgo
Tết của người Thủy cũng hết sức đặc biệt. Người Thủy bắt đầu ăn Tết từ ngày 23 tháng Chạp đến hết 30 Tết. Trong những ngày này, ngoài việc anh em gia đình tụ hợp, uống rượu, thưởng bánh, ôn lại những may rủi trong năm thì người Thủy luôn dành thời gian lớn để mời Thầy mo đến nhà cúng chúng sinh, cầu mong ông bà, tổ tiên về chứng giám lòng tốt và sự tưởng nhớ của con cháu.

< Thịt lợn – Món ăn không thể thiếu trong nhữngngày lễ trọng của người Thủy.

Các món ăn trong ngày lễ Tết của người Thủy ngoài bánh, xôi thì không thể thiếu món thịt lợn. Người Thủy quan niệm rằng lợn là vật nuôi gần gũi và hiền hậu với dân tộc mình nên Tết đến các gia đình dù có thiếu gì chứ không thể thiếu thịt lợn để cúng tế tổ tiên trong các ngày từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Mâm cơm thết đãi khách quý và anh em họ hàng của người Thủy cũng hết sức đặc biệt, các món ăn đều được bày ra mâm và hạn chế đến mức tối đa các vật dụng khác như bát, đĩa. Người Thủy quan niệm, ăn cùng mâm, gắp cùng món là cái để người Thủy kết nối, đoàn kết và nhớ về những ngày tháng gian khó của mình.

Tết đến, Xuân về cũng là dịp để các nam thanh nữ tú của người Thủy đi tìm vợ, tìm chồng để mở mang thêm giống nòi. Từ ngày về với vùng đất Thượng Minh, do được giao lưu và được tuyên truyền, vì người Thủy là một dân tộc nhỏ nhất nên hiện nay người Thủy đã cho phép cháu con được giao lưu và nên duyên với các dân tộc khác như Dao, Mông, Pà Thẻn và kể cả người Kinh. Tuyên Quang được mệnh danh là “Miền đẹp” nhưng lên với Thượng Minh, tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp của các thiếu nữ của một dân tộc thiên di có tên Thủy này hẳn những tiêu chí về cái đẹp của mỗi người sẽ có phần cải thiện. Thấp thoáng trong mỗi ngôi nhà, bìa rừng hay con suối, hình ảnh những thiếu nữ người Thủy với làn da trắng ngần thoắt ẩn, thoắt hiện nơi bìa rừng, dốc đá sẽ gieo vào cho con người ta những cảm mến nao lòng.

< Mâm cơm cúng tế và đãi khách của người Thủy trong Lễ Tết hết sức đặc biệt.
Dulichgo
Mùa Xuân là mùa cái cuốc, cái cày được nghỉ, những bàn tay lam lũ trong năm của các chàng trai, cô gái người Thủy được nhàn rỗi. Và đồng nghĩa với đó là mùa dựng vợ, gả chồng cũng ở trong giai đoạn cao trào nhất. Vào những ngày này, khi ông mặt trời sau một ngày lam lũ đem ánh sáng ấm áp đến với Thượng Minh khuất dần rồi lặn xuống dưới rặng núi Pù Chậu thì bên cạnh 2 con suối trong xanh có tên Khuổi Tao, Khuổi Muông đem nước về cho bản làng người Thủy, những lời ca, lời hẹn của nam nữ người Thủy đã sẽ sọt ngân lên.

Rồi cùng với đó, sau những buổi hẹn hò cùng trăng sao và gió núi vào ngày cuối năm này, sau khi Xuân mãn, đào trút nốt những cánh hoa cuối cùng để nụ non xanh vươn lên cũng là lúc Thượng Minh lại xốn xang cùng những đám cưới. Và sau mỗi mùa Xuân qua đi, cùng với những cặp uyên ương nên vợ, nên chồng này, Thượng Minh cùng người Thủy sẽ lại đón thêm những cặp gia đình trẻ. Để từ đó, một bộ phận dân tộc nhỏ bé trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của cả nước ta sẽ thêm phần lớn mạnh.

Theo Phương Nguyên (Công Luận online)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tết vui ở Cồn Sơn

[tintuc]

(TNO) - Từ một “ốc đảo” biệt lập với đất liền, cuộc sống của người dân cồn Sơn đã thay đổi nhanh chóng nhờ phát triển du lịch cộng đồng. Xuân này, nhà nhà trên cồn đều đón một cái Tết sung túc hơn hẳn những năm trước.

Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019, từng đoàn du khách vẫn kéo đến cồn Sơn để tham quan, tận hưởng những ngày nghỉ ở cù lao yên bình nhất thuộc Q.Bình Thuỷ (TP.Cần Thơ). Những nhà vườn như Năm Minh, Bảy Muôn, Năm Phước, Út Hiện, Sáu Cứng, Thành Tâm… vừa sửa soạn cho ngày tết cổ truyền vừa đón khách như người thân ở xa trở về. Niềm nở, chân tình, giản dị, mộc mạc như chính tính cách của người dân xứ cù lao.

Đổi thay xứ cù lao

Tiễn đoàn khách tham quan hơn 20 người, bà Lê Thị Mỹ Luông, 51 tuổi, chủ nhà vườn Năm Minh, một nghệ nhân đổ bánh xèo ngon nức tiếng ở cồn Sơn, mới có thời gian trò chuyện cùng chúng tôi. Bên căn nhà khá khang trang, những cây mai, vạn thọ đã bung hoa vàng rực. Nhìn cơ ngơi này, ít tai có thể nghĩ, hơn 2 năm trước, bà Luông phải đi cắt cỏ, rửa chén thuê trong xóm; còn ông Năm Minh chồng bà cũng phải bươn chải làm đủ nghề để nuôi gia đình.
Dulichgo
Ông Minh và bà Luông có hai con trai, sinh kế trông cả vào 3,2 công đất (3.200 m2) trồng nhãn da bò. Năm nào trúng mùa thì cũng tạm, nhưng thất mùa, gia cảnh lại khốn khó. Người con lớn phải nghỉ học đi làm công nhân đóng tàu phụ giúp gia đình.

Tới tháng 6.2016, bà Luông tham gia Câu lạc bộ liên thế hệ hỗ trợ nhau làm du lịch cộng đồng ở cồn Sơn, cuộc sống gia đình bà Luông đã thay đổi hoàn toàn.

“Bây giờ, tôi đổ bánh xèo, bánh khọt phục vụ khách, ổng thì làm vườn, tới mùa cho khách tham quan. Đứa con trai tôi nghỉ làm công nhân về làm hướng dẫn viên du lịch địa phương, thu nhập cũng ổn định hơn rất nhiều so với làm công nhân khi xưa”, bà Luông kể.
Dulichgo
Cả gia đình bà Luông đều có việc làm, tiền vô mỗi ngày. Còn vườn nhãn trước đây phụ thuộc vào thương lái, tới mùa thu hoạch chỉ bán được với giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, thì giờ bán giá ổn định 15.000 - 20.000 đồng/kg. Chưa kể vào vụ, phí thăm vườn cứ 15.000 đồng/lượt khách đang mang lại cho gia đình bà Luông một nguồn thu kha khá.

Đi qua vườn nhãn Năm Minh sẽ tới vườn vú sữa cô Sáu Cứng đang cho trái trĩu cành. Cô Sáu Cứng tên thật là Nguyễn Thị Năm cho biết, mùa tết này vườn vú sữa của bà thu được khoảng 7,5 tấn với giá ổn định 35.000 đồng/kg. Khách ăn đến đâu lại hái bán đến đó.
Dulichgo
Qua hết vườn vú sữa bà Sáu Cứng, là nhà vườn chôm chôm của Năm Phước - chủ nhà vườn Song Khánh. Đứng dưới gian bếp, vừa hướng dẫn con gái đổ rau câu, bà Năm Phước vừa khoe mới sắm được một chiếc ti vi thông minh khá to để Tết này cả nhà xem các chương trình giải trí. Trên bếp nồi thịt kho hột vịt cũng đang đỏ lửa để sửa soạn cho mâm cơm cúng tổ tiên ngày 30 Tết.

“Ra tết, tôi sẽ mở rộng thêm không gian để phục vụ khách tốt hơn và đặc biệt sẽ làm thêm một khu dành cho khách ở homestay”, bà Năm Phước nói.

Bán... cảm xúc ngày Tết

Câu lạc bộ liên thế hệ hỗ trợ nhau làm du lịch cồn Sơn có 17 hộ thành viên thường xuyên, và 20 hộ liên kết theo mùa vụ, tức tới mùa trái cây mới cùng tham gia phục vụ du khách.
Cái hay của câu lạc bộ là mỗi gia đình sẽ làm một vài món đặc trưng riêng, rồi cùng liên kết với nhau để phục vụ khách. Một mâm cơm của khách nhưng là sản phẩm ẩm thực của 5 - 6 nhà vườn. Còn hướng dẫn viên sẽ chính là những người con của đất cồn.
Dulichgo
Trên cồn Sơn, nói đến bánh xèo, bánh khọt ắt hẳn là đặc sản của nhà Năm Minh. Bánh kẹp cuốn, bánh lá mít, nước mắm đồng cồn Sơn là nhà Bảy Muôn. Bánh tét Út Hiện; cá tai tượng nướng lá sen là nhà Năm Phước; cá lóc nướng, lẩu mắm là nhà Phương My; lẩu ếch đồng nhà Chín Nhỏ; canh chua Thanh Nhàn; nước ép ổi, rượu ổi Thành Tâm…

Thật khó tin khi chỉ trong chưa đầy 3 năm gầy dựng, phát triển du lịch cộng đồng, những người nông dân cồn Sơn đã đứng ra ký kết hợp tác với 25 công ty du lịch lữ hành trên cả nước… Giờ đây, mỗi ngày, những doanh nghiệp du lịch tên tuổi như Vietravel, Saigontourist, Canthotourist, Lửa Việt, Nụ Cười Mekong… đều đưa khách thường xuyên và ổn định đến với bà con cồn Sơn.

Chị Lê Thị Bé Bảy, cán bộ Q.Bình Thuỷ, người đầu tiên được cử qua cồn Sơn hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng từ năm 2015, kể chị cùng với các đoàn viên thanh niên của quận qua cồn Sơn hướng dẫn người dân làm du lịch. Lúc đầu ai cũng bỡ ngỡ nhưng cho đến năm 2016, đời sống người dân bắt đầu khởi sắc thấy rõ. Kinh tế phát triển, người dân có việc làm thường xuyên. Có những gia đình có con ở xa thì không còn phải đi làm thuê xa nữa, mà về đây cùng giúp gia đình.
Dulichgo
“Điều tôi thấy thành công nhất là bây giờ ý thức bảo vệ cảnh quan cũng như dọn dẹp nhà cửa làm sao phù hợp với cái gu miệt vườn của người dân đã được nâng lên đáng kể. Người dân biết làm thế nào bảo vệ môi trường chung cùng làm du lịch, tự hướng dẫn nhau. Đặc biệt đi đôi với phát triển kinh tế, đó là sự bền vững về môi trường sinh thái”, chị Bé Bảy cho biết.

Là người từng đến du lịch cồn Sơn đầu tiên, du khách Phạm Quỳnh Giao (ngụ Cần Thơ), cho biết, mọi thứ từ cơ sở vật chất ở các nhà vườn đã chỉnh chu hơn, nhưng cái ấn tượng nhất với du khách khi tới đây đó là tình cảm của người dân đất cù lao.
“Họ vẫn tình cảm, chân thành, mộc mạc, ấm áp như thuở nào, như đặc tính vốn có của con người xứ cù lao quanh năm xanh mướt này”, Quỳnh Giao nói.
Dulichgo
Cũng theo chị Bé Bảy, khách đến cồn Sơn những ngày Tết có rất nhiều người là kiều bào và khách quốc tế. Rất dễ để cảm nhận, giá trị đặc sắc nhất của cồn Sơn những ngày Tết đó là “bán cảm xúc” cho du khách.

“Du khách về đây tìm lại không gian Tết của miệt vườn Nam bộ xưa, tìm lại không gian gia đình xưa cùng với các hộ dân. Du khách hòa mình với những phong tục ngày tết của Nam bộ như những thành viên trong gia đình bản địa”, chị Bé Bảy nói.

Chia tay những vị khách về lại thành phố, bà Năm Phước bịn rịn như chia xa người thân. Du khách nắm tay người nông dân làm du lịch cồn Sơn gửi nhau những lời chúc sức khoẻ, thành công trong một năm mới, và hẹn một ngày không xa sẽ trở lại xứ cù lao hồn hậu, bình yên.

Theo Đình Tuyển (Thanh Niên)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Hồng trà trong rừng Yok Đôn

[tintuc]

(VIVU) - Phân bố trên núi cao gần 500 mét so với mực nước biển, hồng trà Yok Đôn được xem là loài thực vật đặc hữu cực kỳ quý hiếm. Các chuyên gia tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đang nỗ lực bảo tồn, quảng bá giống trà quý này đến bạn bè trong và ngoài nước. Việc phát hiện ra giống loài hồng trà này một lần nữa khẳng định, rừng Yok Đôn đang sở hữu hệ động, thực vật phong phú bậc nhất Việt Nam.

Băng rừng tìm trà

Mất một ngày luồn sâu dưới những tán rừng khu vực chân núi Đôn, chúng tôi đành ra về tay trắng vì không thể tìm ra giống hồng trà quý hiếm. Quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn Phạm Tuấn Linh an ủi, dưới chân núi Đôn, hồng trà chỉ mọc rải rác. Muốn tận thấy rừng hồng trà, phải chịu khó leo lên đỉnh. Mà để lên được đỉnh núi Đôn tìm trà thì chỉ có thể đi với chuyên gia thực vật của Vườn may ra mới có cơ hội thấy.

Sáng sớm, đoàn chúng tôi gồm 4 thành viên bắt đầu chuyến vào rừng tìm hồng trà. Kiểm lâm viên Mai Văn Hòa  - chuyên gia thực vật của Vườn Quốc gia Yok Đôn, không quên mang theo đồ ăn, thức uống cho đoàn. Trong balo của ông Hòa có đầy đủ dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra, lấy mẫu các loài thực vật mới để mang về vườn nghiên cứu.
Dulichgo
Cánh rừng khộp mùa thu thay lá, khoe sắc vàng, sắc đỏ thắm như chào đón những vị khách phương xa. Trên hành trình đến chân núi Đôn, đoàn đã đi qua hàng chục km đường tuần tra độc đạo.

Thêm vài tiếng cắt rừng, vượt qua đám cỏ le khuất đầu người, đoàn mới đến được điểm dừng đầu tiên - chân núi Đôn. Rừng vẫn còn dày lớp lớp, để lên các điểm tiếp theo trên núi, mọi người đi sát tránh bị bỏ lại sau lưng.

“Sắp tận mắt thấy hồng trà rồi! Lên đến đỉnh, mọi người tha hồ ngắm”- kiểm lâm viên Y Hới Byă, thành viên trong đoàn, động viên mọi người.  Lời anh Y Hới làm mọi người háo hức bước tiếp.

Trên chuyến đi, ông Lê Văn Hòa giải thích thêm: Ít có khu vườn quốc gia nào lại có đặc biệt như Yok Đôn  khi nơi đây sở hữu ba loại rừng riêng biệt là rừng khộp, rừng thường xanh và bán thường xanh. Không giống như rừng khộp khô khốc, rừng thường xanh quanh năm tươi tốt; dưới tán rừng có hàng ngàn loài động, thực vật phong phú trong đó có cả hồng trà.
Dulichgo
"Núi Đôn quanh năm mây mù che phủ, khí hậu lạnh chính là nơi lý tưởng để hồng trà phát triển. Mọi người tiến lên! Lên đến đỉnh, sẽ có điều bất ngờ chờ đợi” -  ông Hòa khích lệ.

Bảo tồn nguồn gen quý

Điều bí mật mà ông Hòa nói lúc này chính là việc mọi người trong đoàn sẽ có cơ hội ngắm rừng hồng trà bung nụ, đơm hoa thơm ngát vào độ cuối thu. Khác với trà dưới xuôi, lá hồng trà có dạng răng cưa, hoa trà đỏ hồng, bên trong nhụy vàng nhạt giống nhụy sen hồng.

Người dân địa phương vẫn bảo nhau rằng, hồng trà mọc trên núi cao vắt vẻo, uống sương mai, đón những tia nắng mặt trời đầu tiên nên thuần khiết. Thật vậy, những bông hoa trà có hương dịu nhẹ, chỉ cần ngửi qua, tinh thần khỏe khoắn.
Dulichgo
Trước khi xuống núi, ông Hòa không quên bấm từng cành trà vừa vặn xếp vào túi, mang về Vườn giâm cành. Trên đường về, đoàn có nghỉ chân tại trạm kiểm lâm Đắk Na và quyết pha một ấm trà truyền thống để thưởng thức và giữ ấm cơ thể.

Trước khi pha trà, ông Hòa rót ít nước sôi được lấy từ sông Sêrêpôk tráng ấm. Những lá trà non xanh vừa ngắt trên núi được vò qua rồi bỏ gọn vào ấm. Nước đầu tráng qua rồi đổ đi; kế tiếp rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho trà ngấm. Lá trà chuyển màu úa vàng, nước trà trong, uống vào thơm dịu, hậu ngọt.

Trong câu chuyện trà dư tửu hậu giữa rừng,  ông Hòa kể trước đây, các chuyên gia của Vườn đã nhiều lần thử mang một số cây con hoặc chiết cành trà để về trồng nhưng đều thất bại. Không bỏ cuộc, trước chuyến đi này, ông đã xin ý kiến của các chuyên gia tại Đại học Đà Lạt về kỹ thuật giâm cành. Nếu thành công, ông hy vọng có thể nhân giống rộng rãi loài trà này ở nhiều nơi.

Hồng trà xuất hiện trên đỉnh núi Đôn từ bao giờ không ai rõ nhưng mãi đến khi tiến sĩ Ngô Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn, vô tình phát hiện trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ vào năm 2004, thế giới mới biết nhiều hơn về loài trà này. Sau khi giám đốc Vườn Quốc gia công bố hồng trà trên các báo chí, một đoàn nghiên cứu của Nhật Bản đã biết và đến để tìm hiểu. Sau nhiều lần đến nghiên cứu tại Yok Đôn, đoàn người Nhật đã đưa ra kết luận đáng tự hào là hồng trà Yok Đôn là loài đặc hữu, không nơi nào trên thế giới có được.

Ngay lập tức, Vườn Quốc gia Yok Đôn đã lên kế hoạch để bảo tồn nguồn hồng trà nhằm giữ nguồn gen quý hiếm. Một trong những điều đáng mừng mà Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn Phạm Tuấn Linh kể với chúng tôi là công tác bảo tồn rừng hồng trà trên đỉnh núi Đôn đang được thực hiện rất tốt.
Dulichgo
Sở dĩ rừng hồng trà còn gần như nguyên vẹn bởi núi Đôn mọc sừng sững giữa bình nguyên Yok Đôn. Nơi đây cũng là khu rừng nguyên sinh nên không có sự tác động xấu từ con người..

“Một trong những điều khó khăn hiện này là việc nghiên cứu toàn diện về loài hồng trà Yok Đôn. Nếu có kinh phí thực hiện đề tài khoa học này, tôi tin rằng sẽ làm rõ được giá trị khoa học, y học của hồng trà”  - ông Linh nói.
Dulichgo
Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Vườn Quốc gia có diện tích 115.540 hecta chưa kể diện tích vùng đệm. Đến với Vườn Quốc gia Yok Đôn, khách du lịch có thể khám phá nơi cư trú của 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương, thì 38 loài có ở Yok Don.

Theo Hữu Long (Vivu 247)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Cheng Leng ơi, Xuân này sẽ ấm hơn

[tintuc]

(VHO) - Từ nay, cuộc sống của người dân Cheng Leng sẽ tốt hơn nhiều bởi có điện, có nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, các chế độ chính sách. Xuân này, những người dân Cheng Leng chắc chắn ấm cúng và đủ đầy hơn.

< Diện mạo mới của ngôi làng Cheng Leng.

Núi Cheng Leng thuộc địa phận xã HBông (huyện Chư Sê, Gia Lai) giáp ranh với huyện Phú Thiện nơi mà 13 hộ dân định cư và 22 hộ xâm canh có nhà ở tại đây. Họ là dân cư gốc của làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện tự ý chuyển lên sinh sống từ năm 1990.

Ngôi làng nhỏ “5 không”

Có lẽ vì công dân của một huyện này lại sinh sống trên địa bàn huyện khác là lý do xa sự quản lý của chính quyền địa phương, cũng có thể do phong tục tập quán du canh, du cư của người đồng bào dân tộc thiểu số. Hay cũng có thể vì điều kiện địa lý bởi từ đỉnh núi Cheng Leng để đến được với trung tâm của làng gần nhất dưới chân núi (là làng Hek) cũng phải đi bộ hơn 5 km đường rừng, dốc đá, suối đèo rất nguy hiểm. Vì thế gần 30 năm qua, đời sống của những người dân trên núi Cheng Leng vô cùng khó khăn, được xem là ngôi làng “5 không”: không điện, không đường, không trường, không trạm và không có bất kỳ dịch vụ xã hội nào.

< Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang dỡ nhà cho bà con trên núi Cheng Leng dời xuống núi.
Dulichgo
Vượt hơn 5 km đường rừng chúng tôi đến được với ngôi làng. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là các em bé Cheng Leng mặt mũi lấm lem đất đỏ, tóc hoe vàng vì nắng gió cao nguyên. Trên tay cầm những gói Bim Bim được các chú bộ đội tặng, em thì háo hức, em thì e dè lạ lẫm như lần đầu tiên nhìn thấy... Những ánh mắt tròn xoe dõi theo chúng tôi từ xa, phần đông là sợ sệt, lẩn tránh. Tìm hiểu mới biết các em đa số không đến trường học và không biết chữ. Có 39 em trong độ tuổi đến trường nhưng không theo học tại các trường, không được cấp thẻ bảo hiểm dưới 6 tuổi và không được tiêm phòng các loại bệnh. Số đông người dân không biết chữ, việc giao tiếp bằng tiếng Việt rất hạn chế.

Đi một vòng xung quanh làng cũng đã quá trưa, chúng tôi ghé vào gia đình bà Ksor Sam sinh năm 1937. Bà vui vẻ mời vào nhà để ăn cơm nhưng trên mâm chỉ có rau củ quả tự trồng và hái từ rừng về, còn cơm được nấu từ lúa rẫy của nhà. Khác với bà Sam, ông Rơ Mah Soan chia sẻ khó khăn, “ở đây bị ốm là cúng Giàng cho khỏi chứ chẳng mấy khi đưa xuống núi vì rất xa với lại không có tiền đâu”. Thắc mắc sao gia đình mình không xuống núi sinh sống sẽ tốt hơn, ông Soan cho biết, “nhiều lần mình định xuống núi sống rồi, nhưng không dám vì làng mình ở đây không nên bỏ... Rồi nếu xuống núi biết ở đâu, làm gì...”.

“Thật sự không tưởng tượng được”

Để người dân đồng tình xuống núi, trước đó cả hệ thống chính trị đã vào cuộc làm công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình nơi đây di dời về định cư tại làng Hek. Nhớ lại những ngày lặn lội lên đỉnh Cheng Leng vận động bà con, chị Kpă Loan, cán bộ Ban Dân vận Phú Thiện cho biết: “Hôm ấy đoàn chúng tôi lên vận động bà con mãi đến chiều mới xuống núi, trời đã nhá nhem, đường xuống nguy hiểm, đã thế đi được khoảng nửa đường thì bị lạc, xung quanh ba bề bốn bên toàn đồi núi, cây cối. Cả đoàn rất lo, quay lại thì không được, đi tiếp thì không thể... loay hoay khoảng gần 1 giờ đồng hồ thì có nghe tiếng xe máy độ của người dân đi rẫy về thế là nhờ vậy mới xuống được núi vào lúc hơn 11 giờ đêm...”.
Dulichgo
Là người xắn tay trực tiếp thu gom đồ đạc cho bà con để dọn xuống núi, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện nói, “với sự chung sức của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh, chúng tôi quyết tâm không quản ngày đêm đẩy nhanh tiến độ đưa bà con xuống núi sớm ổn định cuộc sống để kịp đón mùa xuân mới này”.

Xuất phát từ “Mệnh lệnh từ trái tim”, bắt đầu từ ngày 10.12, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã điều động cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn Bộ binh 991 đến phối hợp với cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và nhân dân xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện bắt đầu việc di dời 13 hộ dân định cư tại núi Cheng Leng xuống núi. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ quyết tâm cao nhất, vượt qua khó khăn về điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên đỉnh núi Cheng Leng di dời từng người dân, từng vật dụng sinh hoạt của bà con bằng các phương tiện thô sơ của nhân dân nơi đây xuống núi.

Có nhiều đoạn dốc cao hiểm trở xe thô sơ không thể qua được khi chở vật dụng trên mình, vậy là bộ đội phải dùng sức chia nhau khiêng, vác qua. Có đến và chứng kiến mới thấy sự vất vả, gian nan của bộ đội khi di chuyển nhà cho bà con xuống núi, dốc cao, đường trơn đầy sỏi đá... Nhìn từ dưới lên dốc thẳng đứng đến nỗi chiến sĩ ở phía sau như “đi trên vai” chiến sĩ phía trước để xuống núi, vậy mà vượt qua cái nắng thì như đổ lửa, lại thiếu nước uống các chiến sĩ vẫn băng băng trên vai nào là cột, xà, đòn tay... của các ngôi nhà đã được tháo ra vác xuống núi.
Dulichgo
Vừa đặt chiếc đòn tay xuống đất, gạt vội giọt mồ hôi, trung sĩ Nguyễn Văn Bình, Tiểu đội trưởng thuộc Trung đoàn Bộ binh 991 nói trong hơi thở: “Em sinh ra và lớn lên tại phường Hội Phú, thành phố Pleiku, thật sự em không tưởng tượng được và đây là lần đầu em được chứng kiến cuộc sống vất vả, thiếu thốn như thế này của bà con trên đỉnh núi Cheng Leng”.

< Những đứa trẻ trên núi Cheng Leng.

Ấy vậy mà trong vòng chưa đầy 3 ngày, sử dụng phương tiện xe thô sơ của nhân dân kết hợp với sức người 12 ngôi nhà đã được đưa về vị trí làng Hek để chuẩn bị cho việc dựng lại ngay ngắn theo quy hoạch.

An cư để lạc nghiệp

Nhìn 12 căn nhà được bộ đội cùng dân làng bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm dựng lại ngay ngắn, ngăn nắp, vuông vức như bàn cờ tại làng Hek, tôi thầm hiểu đây là 12 niềm tin, niềm hạnh phúc của 12 hộ gia đình gần 30 năm định cư trên núi Cheng Leng.

Lân la đến căn nhà mới dựng xong đang tỏa khói quyện cùng ánh chiều tà là gia đình ông Rah Lan Thăng chuẩn bị cho bữa cơm chiều, bữa cơm của gia đình ông hôm nay đầy đủ hơn vì có thịt, cá, rau... Vừa thổi để bếp lửa cháy to hơn cho nồi canh kịp chín, không giấu được niềm vui ông Thăng cho biết: “Nhà mình vui lắm, nay được ở chỗ mới, nhà mới, lại có nhiều đồ ăn”. Niềm vui của gia đình ông Thăng cũng là niềm vui của người dân Cheng Leng, từ nay cuộc sống của họ sẽ tốt hơn nhiều bởi có điện, có nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước.
Dulichgo
Nhưng vui hơn cả vẫn là các em trong độ tuổi đến trường, con đường đến trường từ nay đã gần hơn, được gặp thầy cô, bạn bè, được biết nhiều về cái chữ và Tết này, các em được khoe quần áo mới cùng dân làng đón mùa xuân mới ấm cúng, đủ đầy hơn.

Theo Huy Bắc (Báo Văn Hóa)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Làng “6 không” trên đỉnh Cheng Leng
Bản làng nguyên sơ trên đỉnh Cheng Leng[/tintuc]

Bay trên miền diệp lục núi Bà Đen

[tintuc]

(BTN) - Bay trên bầu trời Đông Bắc núi mới thấy toàn bộ cánh đồng này y hệt một con diều giấy. Thân dọc con diều là trục đường Suối Đá - Khedol. Đầu diều là khối đậm xanh của vườn chùa Khmer, nổi bật tháp chùa vàng. Chung quanh mới thật sự là những mảng màu diệp lục đủ dạng hình của những vườn mãng cầu, cao su, mì, mía…

< Cánh đồng Khedol.

Lần này thì được bay thật rồi! Bay cao ngang ngọn núi Bà Đen 986 mét ngược trời, rồi ngắm nhìn ra bốn hướng. Chợt nhớ những câu thơ còn đọng trong ký ức: “Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa trông tới mai sau/ Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu…” (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu)

Xin lỗi độc giả, vì thật ra không phải tôi bay đâu ạ. Mà chữ “bay” này tôi mượn của một anh bạn mới kể cho nghe về chuyến bay trực thăng của anh từ cuối năm 1997. Có lẽ cho đến nay, đây là lần duy nhất người dân bình thường có thể bay lên ngọn núi Bà Đen. Lần ấy, chẳng hiểu làm sao mà có chiếc trực thăng bay đến đậu ở khu nhà thi đấu thể thao tỉnh hiện nay, khi ấy còn là đất trống.
Dulichgo
Họ được phép nên bán vé cho dân Tây Ninh bay, mỗi vé 300 ngàn đồng- bằng nửa tháng lương công nhân thời ấy. Bạn tôi mới yêu, nên quyết dành cả một tháng lương ra mua 2 vé đưa người yêu lên chơi đỉnh núi Bà Đen. Anh bảo:- Thật may quá, máy bay cũng bay vòng vo quanh núi rồi mới đậu xuống sân bay trực thăng của căn cứ Mỹ ngày xưa còn lại. Với vợ chồng anh, cho đến nay vẫn là chuyến du lịch nhớ đời, dù họ đã bay tuyến Bắc - Nam hàng chục chuyến.

Tôi nghe mà tiếc hùi hụi, vì chuyện bán vé cho bay ấy chỉ diễn ra có 3 ngày, mỗi ngày chỉ vài ba chuyến nên ít người Tây Ninh biết. Nay thì tôi hết tiếc rồi, vì đã được theo chân các anh của trạm phát sóng truyền hình trên núi lên tận đỉnh. Nhưng đúng là chậm so với bạn tôi mất hơn hai chục năm trời. Dọc đường lên, các anh kể:- Bây giờ người ta đi lại thường xuyên ấy mà. Có cả cán bộ công chức, tuần nào cũng leo lên đỉnh núi bằng đường bộ. Thôi, tự an ủi mình rằng:- Chậm còn hơn không!

Đỉnh núi không rộng lớn như tôi tưởng tượng. Muốn quan sát cả hai mạn sườn núi trước sau thì chỉ cần đi từ Bắc qua Nam độ trăm mét là cùng. Cây rừng thưa thoáng, lối mòn quanh co. Nhấp nhô đá tảng. Có tảng to bằng cả một cái nhà cấp 4. Chiếc mái nhà vòm gỉ sét, có lẽ có từ thời quân Mỹ chiếm đóng vẫn còn kia. Lại nhớ đến chiến công hiển hách của quân dân Tây Ninh đã đánh bật kẻ thù ra khỏi nơi này từ ngày 7 tháng 1 năm 1975.
Dulichgo
Cùng với chiến thắng Phước Long, đã mở đầu cho chiến dịch mùa xuân năm 1975 toàn thắng. Khi ấy, nơi đây là căn cứ thông tin hiện đại nhất Đông Dương, nên để chiếm lấy nó không hề đơn giản. Nhiều đơn vị, kể cả đặc công và pháo. Cuộc chiến ròng rã suốt 30 ngày, biết bao xương máu chiến sĩ đã hy sinh… Ai cần biết kỹ hơn, thì đọc các cuốn sử viết về Tây Ninh hay huyện Hoà Thành. Để biết rõ “giá máu xương” trên từng tấc đất đỉnh Bà Đen kiêu hãnh. Còn bây giờ hãy cùng tôi bay trên miền diệp lục vì bốn phía quanh tôi đều ngăn ngắt xanh.

Ráng trèo lên một tảng đá to cỡ cái nhà trệt bên cạnh tháp truyền hình, may mà có những dây leo như kiểu dây trầu Bà xoãi trên mặt đá, để rồi thấy thành phố Tây Ninh trải dài rộng dưới tầm nhìn. Nhưng vẫn bị khuất một phần bởi cây cổ thụ lẫn rừng le trên bờ một hố hầm sâu hút. Sau phải xuống, vòng ra con đường mòn bao quanh thì thành phố mới hiện ra trọn vẹn dưới chân mình.

Mà không chỉ thành phố đâu, cả đô thị Hoà Thành cũng lấp lánh hiện lên những khối hình li ti với hai màu trắng, đỏ. Những màu khác đã nhoà vào màu xanh cây cỏ, đất đai… Thành phố- nơi tôi sống kia rồi! Giờ đã rất dễ dàng nhận ra nhờ toà khách sạn Vinpearl 21 tầng cao vợi. Gần hơn nữa là suối Lâm Vồ ẩn hiện sau phường phố Ninh Sơn cùng những vườn cây.
Dulichgo
Tôi cũng như đang bay trên miền đất có Toà thánh Tây Ninh đây! Rất dễ nhận ra một khu rừng có sắc xanh diệp lục đậm đà. Vài cụm công trình kề bên Đền thánh bật lên màu ngói đỏ. Xa thế mà vẫn thấy những toà tháp vàng vươn cao, trên bộ mái hai màu đỏ vàng rực rỡ. Đường 781 chạy vào Dương Minh Châu hiện ra rất rõ. Nhưng đã khuất nẻo ở đâu con đường Điện Biên Phủ chạy về hướng núi. Hay là những phường Ninh Thạnh, Hiệp Ninh đã đô thị hoá bậc cao làm khuất đi sau những cửa nhà…

Phía Tây Nam vẫn còn một nơi có thể nhận ra chỉ bằng mắt thường thôi. Đấy là tượng Quán Thế Âm chùa Gò Kén. Chùa chiền, công trình nhạt nhoà lẩn vào lơ mơ sương khói. Chỉ còn thấy mỗi một khối hình búp măng hay một búp huệ trắng hiện ra giữa màn sương ấy mà thôi. Kể từ phía sau tượng Bà trở đi, chỉ thấy những mảng xanh giống mảng lục bình trôi nổi trên mênh mông biển nước luênh loang như sữa đục. Bởi đây là cuối tháng 12.2018. Có phải sông Vàm đang mùa “con nước lớn ròng”. Nước chưa kịp rút để bà con ta gieo sạ vụ Đông Xuân.

Dù sao cái miền xanh bên phía Tây Nam tôi cũng đã gặp rồi, đâu đó trên mặt đất. Còn những cảnh tượng chưa thấy bao giờ, lại là bên sườn Đông Bắc núi Bà. Đây, cánh đồng Khe- Đon mà Báo Tây Ninh mới mô tả vài tuần trước thì nay cánh đồng ấy đang giang rộng như đôi cánh diều vàng thắm.
Dulichgo
Bay trên bầu trời Đông Bắc núi mới thấy toàn bộ cánh đồng này y hệt một con diều giấy. Thân dọc con diều là trục đường Suối Đá - Khedol. Đầu diều là khối đậm xanh của vườn chùa Khmer, nổi bật tháp chùa vàng. Chung quanh mới thật sự là những mảng màu diệp lục đủ dạng hình của những vườn mãng cầu, cao su, mì, mía…

Ôi chao! Bên này có những khuôn hình đẹp hơn tranh vẽ. Làm sao mà tưởng tượng ra những vườn cây trái y như những quân bài đô- mi- nô nằm sóng soài, chồng xếp lên nhau trên một bàn cờ. Làm sao phối được những mảng màu của tự nhiên một cách hài hoà tuyệt vời như thế. Không thể phân định được đâu là Thạnh Đông của thành phố Tây Ninh, đâu là Tân Hưng của Tân Châu nữa, bởi kênh đào Tân Hưng lúc này chỉ như một vệt chỉ hồng lẩn khuất giữa bao la. Nhưng, lòng hồ mênh mông và tráng lệ thì hiện ra rõ lắm. Rõ hơn nhiều khi ta lên ga thượng giáp của tuyến cáp treo lên núi. Sau cái màu trắng đục nhoà với màu trời xa, còn rõ cả dãy núi Cậu bên tỉnh bạn nữa kia.

Đến đây, tạm phải ngưng lại để chép cho độc giả một sự tích của núi Bà, núi Cậu. Sự tích này do những người xây dựng Lòng hồ sưu tầm được. Đấy là cuốn sách nhỏ Hồ Dầu Tiếng, của hai tác giả Nguyễn Minh Sang và Phan Khánh, NXB Lao Động in năm 1991, sáu năm sau khi hồ nước hoàn thành. Chuyện rằng: “Dãy núi Tha La bằng đá cát- kết và cuội- kết cao trên 160 mét, chạy dài hàng chục cây số, như một bức tường thành chắn (giữ) nước. Bà con Tây Ninh gọi núi này là núi Cậu.
Dulichgo
Truyền thuyết kể rằng thuở xa xưa, thần núi Tha La và thần núi Bà Đen đã có một cuộc đọ tài, đến nỗi mặt đất phải nứt ra, tạo thành con sông Sài Gòn. Họ giao ước chỉ trong một đêm, ai làm nên ngọn núi cao nhất, người ấy sẽ trở thành “bề trên”.

Thần núi Tha La sợ núi Bà cao hơn, đang đêm ngầm sai thần Gà sang bới sao cho rạng ngày ngọn núi đổ sập để được cuộc. Thần Bà Đen vốn là Tiên cô Thánh mẫu cũng không kém khôn ngoan. Ngài sai thần Lợn tìm cách triệt phá ngọn núi của đối thủ. Đôi chân gà dù thần thông biến hoá cũng chỉ đủ sức bới được một góc chân núi Bà. Khối đất ụ lại cũng chỉ là một ngọn đồi nhỏ nhoi bên cạnh khối hoa cương đồ sộ. Ngọn đồi đó nay mang tên núi Phụng. Có thể sánh như một con gà nhặt thóc bên đụn rạ núi Bà mà thôi. Còn thần lợn, một đêm ra tay, hòn núi Cậu đổ sụp xuống như một luống khoai khổng lồ dài thườn thượt…”.

Câu chuyện hiềm khích huyền thoại này, rút cuộc đến cuối thế kỷ 20 người Tây Ninh đã hoá giải được. Thì đây, họ đắp đập, ngăn sông để làm nên một hồ nước thuỷ lợi lớn nhất miền Nam (có người còn bảo lớn nhất Đông Nam Á). Và bây giờ, núi chị núi em cùng yểu điệu nghiêng soi mặt nước. Một thôi chèo thuyền là cô em núi Cậu có thể sang thăm núi chị Bà Đen.
Dulichgo
Từ đỉnh hay lưng núi Bà phía Đông Bắc nhìn ra chỉ thấy màu diệp lục yên bình với một miền bao la sương trắng. Nổi bật giữa miền bình yên ấy, những con đường, hay dòng suối xưa cứ buộc mắt người phải dõi theo cho đến tận cùng. Này là đường 785 như một sợi dây chuyền bạc chỉ hướng ta về thị trấn Tân Châu. Này là suối Tha La đã hoà nhập với Lòng hồ nên chan chảy rộng dài cũng đưa ta về phía ấy. Rồi con đường Suối Đá- Khedol hơi khúc khuỷu hướng ta về thị trấn Dương Minh Châu còn ẩn đâu đó dưới ngàn xanh.

Để cho xứng với hai huyện mang tên châu, ngọc này thì sườn núi bên này cũng ngọc ngà xanh. Không phải là thứ màu xanh nõn chuối của những vườn chuối, mãng cầu như bên núi Heo, núi Phụng mà xanh ngắt, xanh ngơ, xanh đậm đặc của rừng già. Tôi lướt bay trên sườn núi mà tưởng tượng ra, hay là mình đang bay qua vùng rừng vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát.

Cũng có những sắc lá non tơ hay ửng vàng, nhưng là trên tít tắp ngọn cây cao. Đôi khi bắt gặp những khoảng rừng tre, hay những đám phát tài núi lá xoà tròn ngơ ngác. Thỉnh thoảng lắm mới bắt gặp đá chồng lên đá và sâu hút bên dưới những hầm hinh, hang hốc. Ôi chà! Dây leo vấn vít rừng nguyên sinh. Bay là xuống gần mặt đất.
Dulichgo
Thấy đỉnh núi Phụng nhô lên như một cái đầu chim phượng. Chỉ hơi tiếc phía này chân núi Phụng không còn xanh như ở núi Bà. Lại nhớ câu chuyện của già làng Khmer Cao Văng Ươn, rằng nước suối từ chân núi Phụng chảy ra có nguy cơ cạn kiệt. Thế là bà con liền có ngay sáng kiến, đắp vài hồ chứa nước dưới chân núi, để có nước canh tác ngay trong cả mùa khô. Hai cái hồ lớn ấy nằm kia, to cỡ như sân bóng đá, ngay kề bên đường phân thuỷ giữa hai chân núi. Và quanh năm làm chiếc gương trời cho mây tới soi gương.

Theo N.Q.V (Báo Tây Ninh)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Ai về Cần Đước quê tôi…

[tintuc]

(DNSG) - Từ TP. Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 50, chúng tôi vượt qua cầu Ông Thìn, rồi qua Cần Giuộc để đến huyện Cần Đước của tỉnh Long An.

Sau một tiếng rưỡi để vượt quãng đường khoảng 40 cây số (do mật độ xe cộ khá dày), chúng tôi đã về đến địa phương là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh miền Tây giáp ranh trung tâm kinh tế của cả nước.

Chợ trên ngã ba sông

Chợ Cần Đước là trung tâm thương mại của huyện Cần Đước. Đây là ngôi chợ mới được xây dựng từ năm 1990 thay cho chợ cũ cách đó khoảng 300 mét. Đó là khoảng cách tính theo “đường chim bay”, nhưng thực tế đó là kết quả của công trình đắp đập ngăn mặn để giữ nước ngọt cho các xã thượng nguồn sông Cần Đước.

Công trình này đã huy động hàng trăm ngàn ngày công lao động của người dân Cần Đước vào những năm 1990, và mất 2 năm mới hình thành được khu trung tâm của huyện như hiện nay.

< Những căn phố mới bên cạnh chợ Cần Đước nằm trên quốc lộ 50 trở thành khu thương mại sầm uất nhất huyện Cần Đước.

Công trình đã san lấp ngã ba sông, mở rộng hàng chục héc ta đất, xóa bỏ hai chiếc cầu sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Đây là nơi giao thương của thị trấn Cần Đước và 16 xã trong huyện.

Ngoài trung tâm giao thương tại thị trấn Cần Đước, trung tâm thứ hai phải kể đến chợ Kinh Nước Mặn.

Đây là chợ do xã quản lý nhưng là nơi giao thương giữa người dân hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây và các địa phương lân cận thuộc huyện Cần Giuộc và TP. Hồ Chí Minh.
Dulichgo
Kinh Nước Mặn – Kết nối giao thương

Ngôi chợ mang tên Kinh Nước Mặn vì nó được đặt tại đầu Kinh Nước Mặn giáp với sông Cần Giuộc, hằng ngày có hàng ngàn ghe thuyền lớn nhỏ đi qua lại.

Kinh Nước Mặn dài chỉ khoảng 1 cây số nhưng giúp cho biết bao thương thuyền đi tắt từ đồng bằng sông Cửu Long đến TP. Hồ Chí Minh và ngược lại thay vì phải đi vòng ra biển hàng chục cây số. Hàng trăm năm nay, con kinh này đã góp phần phát triển kinh tế cho cả khu vực. Tiếc là việc đầu tư phát triển cho con kinh này chưa thật tương xứng.

Niềm tự hào “ghe anh mũi đỏ xanh lườn”

Không biết từ bao giờ, hình ảnh chiếc ghe “mũi đỏ xanh lườn” đã gắn liền với địa danh Cần Đước. Những chiếc ghe có mũi sơn đỏ với hình đôi mắt vừa thân thiện vừa thách thức là biểu tượng cho con người Cần Đước vừa hiền lành, chịu thương chịu khó, vừa hào hiệp.
Dulichgo
Ghe là phương tiện vận chuyển phổ biến ở vùng đất này, giúp người dân chở gạo, chở cá, chở heo, chở lu... đi khắp miền sông nước Nam Bộ. Cần Đước có nhiều trại ghe ở các xã Long Hựu, Tân Chánh, Phước Đông... cung cấp nhiều chiếc ghe lớn nhỏ cho cả khu vực.

Trước đây, Cần Đước thuộc tỉnh Gia Định nên có câu thơ: Ghe ai mũi đỏ xanh lườn/ Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em. Giới thương hồ Cần Đước rất tự hào “Ghe anh mũi đỏ xanh lườn” là như vậy!

Cũng từ kinh nghiệm đóng ghe và vận chuyển bằng đường thuỷ từ hàng trăm năm nên những năm gần đây, nhu cầu vận chuyển đường thủy phát triển thì Cần Đước là nơi cung cấp nhiều xà lan vận chuyển hàng hóa nhất ở miền Nam.

Con tôm nuôi cây lúa

Cần Đước là vùng nước lợ, phần lớn diện tích của huyện bị xâm mặn nên rất phù hợp để nuôi tôm. Nếu như trước đây vào mùa nước mặn người nông bỏ quê đi khắp nơi làm thuê thì nay họ tập trung cho việc nuôi tôm.
Dulichgo
Hiện nay, xã Tân Chánh dẫn đầu nghề nuôi tôm cả huyện, người dân không còn cảnh trồng lúa nhưng phải lo chạy gạo vào mùa nước mặn. Những căn nhà lá lụp xụp trước đây giờ cũng đều đã được “ngói hóa”. Nói cách khác, con tôm đã nuôi cây lúa cho mọi gia đình xã Tân Chánh này.

Gạo Nàng Thơm Cần Đước

Gạo nàng thơm Chợ Đào là đặc sản nổi tiếng không những trong nước mà nước ngoài cũng ưa chuộng. Từ lâu, giống lúa đặc biệt này chỉ có thể trồng trên đất Chợ Đào (xã Mỹ Lệ), trên diện tích rất nhỏ (chỉ khoảng 400 héc ta) mà thôi, nên giá gạo khá cao.

Gần đây, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giống lúa nàng thơm Chợ Đào đã được phát triển hơn 2.000 héc ta ở các xã lân cận Mỹ Lệ như Tân Lân, Tân Trạch, Phước Đông... thuộc  huyện Cần Đước.

Nhờ vậy, gạo nàng thơm Chợ Đào không còn quá khan hiếm, giá cả cũng “mềm” hơn, giúp người dân nhiều địa phương cải thiện cuộc sống.

Lạp xưởng Cần Đước

Từ lâu, lạp xưởng Bà Sáu Nguyên đã nổi tiếng là đặc sản Cần Đước. Đó là loại lạp xưởng tươi làm từ thịt heo và một số gia vị gia truyền khác.

Nay, Cần Đước có hàng trăm cơ sở làm lạp xưởng. Dọc theo quốc lộ 50 rất nhiều quầy bán lạp xưởng Cần Đước, dù lạp xưởng sản xuất tại Cần Giuộc, Gò Công... Điều này cho thấy thương hiệu lạp xưởng Cần Đước rất được tin tưởng.

Vùng rau an toàn

Không riêng xã Phước Vân, bà con các xã Long Hòa, Long Cang, Long Sơn... đã làm quen với cách trồng rau sạch. Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hòa đã áp dụng trồng rau theo phương pháp thủy canh trong nhà màn để cung cấp rau xanh cho các siêu thị tại TP.HCM.
Dulichgo
Với phương pháp này, bảo đảm rau an toàn, không bị sâu bệnh. Đặc biệt, giá cả phù hợp với người tiêu dùng và người trồng có lãi. Hiện nay, người nông dân các xã vùng thượng đang phát triển thêm nhiều vườn rau an toàn để nâng cao sản lượng.

Chùa Thiên Mụ ở Nam bộ

Từ lâu, người ta biết đến sự linh thiêng của chùa Thiên Mụ ở Huế, ít ai biết ở xã Tân Trạch, huyện Cần Đước cũng có ngôi chùa mang tên Thiên Mụ. Đây là ngôi chùa đã từng giúp Nguyễn Ánh ẩn núp trong thời kỳ bị quân Tây Sơn truy sát.

Chính vì vậy khi lên ngôi, ngài đã tặng tên Thiên Mụ cho chùa và một vài báu vật như trang thờ, cái mỏ và chiếc trống chầu. Hiện nay, những hiện vật còn lưu tại chùa. Rất tiếc những báu vật này chưa được bảo quản như một di sản.

Hiện nay, chùa được tôn tạo khá tốt, tượng Bồ tát Quan Thế âm cao 40 mét được khánh thành vào đầu năm 2018. Đây là tượng Quan thế âm cao nhất tỉnh Long An.

Ngôi nhà 100 cột

Tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Nhà Trăm Cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ đã có từ hơn 100 năm nay.

Ngôi nhà này có 68 cột chính và nếu tính luôn 52 cột vuông nhỏ phụ trợ ở hàng 5 và vòng đố vách chái xây bằng xi măng (đã được trùng tu sau này) thì có tới 120 cột lớn nhỏ.
Dulichgo
Khái niệm “Nhà trăm cột” như vậy chỉ là ước lệ. Công trình đã được Bộ Văn hóa – Thông xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1997.

Đây là ngôi nhà tiêu biểu cho tầng lớp giàu có của Cần Đước hơn 100 năm trước.

Đồn Rạch Cát – dấu tích cuộc chiến giữ đất

Đồn Rạch Cát là pháo đài quân sự đồ sộ vào loại nhất nhì Việt Nam, do thực dân Pháp xây dựng năm 1904 đến năm 1910 tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đây là pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo, có vị trí chiến lược trong phòng thủ cũng như trong tiến công.

Nơi đây ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng ở Cần Đước hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và là chứng tích về sự thất bại của thực dân Pháp trước quân dân Long An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Nguyễn Quang Đại – người thầy của đờn ca tài tử Nam bộ
Dulichgo
Ông Nguyễn Quang Đại, tức ông Ba Đợi, là một nhạc quan của triều đình nhà Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX, ông đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, vô Nam truyền dạy nhạc tài tử và nhạc lễ.

Ông đã cải biên ca nhạc Huế và nhạc lễ cung đình Huế cho hợp với người dân vùng đất mới. Từ đó, nhạc cổ đã trở thành phong trào đờn ca tài tử Nam bộ.

Nhiều nhạc sĩ lừng danh ở miền Nam do ông đào tạo như: Sáu Thới, Bảy Nhỏ, Tám Hạnh, Chín Chiêu, Giáo Thinh (Nguyễn Văn Thinh nguyên Trưởng khoa Nhạc dân tộc của Trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn)...

Trong thời gian ở Nam bộ, ngoài Sài Gòn, ông về Cần Đước, Cần Giuộc sinh sống và xây dựng phong trào đờn ca tài tử.

Để tôn vinh Cố nhạc sư - Nghệ nhân dân gian Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) là Người Thầy của đờn ca tài tử Nam bộ, người dân Cần Đước đã đặt linh vị Nghệ nhân dân gian Nguyễn Quang Đại tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Cần Đước ngày nay

Từ lâu, Cần Đước là vùng đất phèn mặn, người dân sinh sống rất khó khăn, nên luôn mong được vua “ban phước”, vì vậy các xã thuộc huyện Cần Đước được đặt tên với chữ đầu là Long, Tân, Phước, Mỹ, như Long Hoà, Long Cang, Long Trạch, Long Sơn, Long Định, Long Khê, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Đông, Phước Vân, Phước Tuy, Tân An, Tân Trạch, Tân Lân, Tân Chánh, Mỹ Lệ.
Dulichgo
Cao Đài đại đạo Đàn Chiếu Minh, một cơ sở tôn giáo nổi tiếng được xây dựng tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước.

Cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền quốc lộ 50 từ huyện Cần Đước sang huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) thay phà cũ, rút ngắn thời gian đi từ TP.HCM đến Tiền Giang trên 30 phút.

Phà Bà Nhờ qua sông Vàm Cỏ nối liền xã Tân Ân huyện Cần Đước với huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Bến đò Rạch Cát đưa đón người dân ở xã Long Hựu Đông, Cần Đước và xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh qua lại với nhau.
Dulichgo
Đặc sản miền quê Cần Đước: Mắm ruốc ăn với trái bần, mắm tôm chua ăn với thịt luộc, mắm biển ăn với dưa leo, mắm còng, mắm cá sặc...

Hiện nay Cần Đước tuy chưa phải là huyện giàu có nhưng các mặt kinh tế, xã hội văn hoá, y tế, giáo dục... phát triển khá đều. Cuộc sống của người dân đã được nâng lên. Duy có một điều không khác: Người Cần Đước luôn luôn hiếu khách...

Theo Thanh Minh (Doanh Nhân Sàigòn)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn