Đảo

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

Đầu năm đi lễ chùa Trường Sa

[tintuc]

(TTVH) - Từ ngàn xưa, ở đâu có người Việt an cư, lạc nghiệp là ở đó có đình, chùa. Đình, chùa đã trở thành điểm tựa tâm linh, là nơi người Việt gửi gắm khát vọng bình an. Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt, nhưng đi lễ chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,  trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu Tổ quốc.

Tết đến, xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa tâm linh, một việc làm không thể thiếu trong đời sống mỗi người dân Việt. Ở Trường Sa, đồ lễ chùa ngày Tết đơn giản như đĩa trái cây, gói bánh quy… mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây, nhưng gửi gắm vào đó biết bao mong ước cho mưa thuận, gió hòa, cho cuộc sống an bình, phát triển của quân và dân trên đảo.

Xúng xính trong những bộ đồ mới, gia đình anh Nguyễn Huy Cường và hai con- cùng với 6 hộ dân khác sinh sống trên đảo Song Tử Tây gác lại những việc trong gia đình để cùng nhau lễ chùa đầu năm. Giữa đảo xa, lễ chùa với gia đình anh không chỉ là dịp cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của quân và dân trên đảo được bình yên mà còn là dịp để gia đình hướng về tổ tiên, dân tộc.
Dulichgo
“Các hộ dân thường lên chùa thắp hương vào ngày mùng Một, ngày rằm và những dịp đầu xuân năm mới. Ở ngoài đảo xa xôi, cách xa đất liền, chùa là nơi chúng tôi lui tới thắp hương, chúng tôi rất an lòng khi ngày nào cũng được nghe tiếng chuông chùa vọng vang giống như trong đất liền vậy”- anh Cường tâm sự.

Thướt tha trong trang phục áo dài truyền thống, các cô gái trên đảo Song Tử Tây cười nói rộn ràng cùng lễ chùa đầu năm. Với các chị, lễ chùa đầu năm là dịp để gửi gắm những ước vọng về một cuộc sống thanh bình trên đảo, cầu cho biển lặng để những chuyến đánh bắt của người chồng được bình yên. Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm cũng giúp các chị- những gia đình trẻ vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Chị Vi Thu Trang chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ ngày mồng 1 tết là các gia đình trên đảo rủ nhau lễ chùa đầu năm.

Cùng cầu chúc cho xuân sang tươi mới, bình yên và gặp nhiều may mắn. Ở giữa đảo xa, được đi lễ chùa đầu năm, tham gia các hoạt động vui xuân cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo giúp chúng tôi có thêm nghị lực bám đảo, bám biển, góp phần nhỏ bảo vệ vùng biển, đảo của chúng ta.

Không chỉ có các hộ dân đi lễ chùa đầu năm, chùa cũng là nơi thường xuyên lui tới của các chiến sĩ hải quân, cán bộ trạm hải đăng, thầy giáo… Các anh đến với chùa như muốn gửi gắm những lời yêu thương, lời chúc năm mới vào tiếng chuông chùa vang mãi về đất liền, về với gia đình.
Dulichgo
Các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của quân, dân trên đảo, ngư dân đánh bắt thủy hải sản ở ngư trường Trường Sa cũng thường xuyên lên chùa thắp hương cầu cho trời yên biển lặng và những chuyến đánh bắt bội thu. Và bao đời, những ngôi chùa sừng sững giữa quần đảo Trường Sa là địa chỉ không thể thiếu của ngư dân trong những chuyến đánh bắt xa bờ, đồng thời là những cột mốc tâm linh khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


< Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển. Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn.
Dulichgo
Tiếng kinh cầu của thầy trụ trì vang vọng cả một vùng đảo thanh bình, biển trời Trường Sa chộn rộn sang xuân. Trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện đã có nhiều ngôi chùa trên các đảo như Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn, Phan Vinh... có một điều đặc biệt tất cả các ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa, chính điện đều hướng về Thăng Long - Hà Nội như tấm lòng của mọi người Việt hướng về trái tim của cả nước, thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, hữu nghị như tấm lòng nhân hậu bao đời nay của người dân Việt Nam.

Theo Quang Thái/TTXVN
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tết vui ở Cồn Sơn

[tintuc]

(TNO) - Từ một “ốc đảo” biệt lập với đất liền, cuộc sống của người dân cồn Sơn đã thay đổi nhanh chóng nhờ phát triển du lịch cộng đồng. Xuân này, nhà nhà trên cồn đều đón một cái Tết sung túc hơn hẳn những năm trước.

Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019, từng đoàn du khách vẫn kéo đến cồn Sơn để tham quan, tận hưởng những ngày nghỉ ở cù lao yên bình nhất thuộc Q.Bình Thuỷ (TP.Cần Thơ). Những nhà vườn như Năm Minh, Bảy Muôn, Năm Phước, Út Hiện, Sáu Cứng, Thành Tâm… vừa sửa soạn cho ngày tết cổ truyền vừa đón khách như người thân ở xa trở về. Niềm nở, chân tình, giản dị, mộc mạc như chính tính cách của người dân xứ cù lao.

Đổi thay xứ cù lao

Tiễn đoàn khách tham quan hơn 20 người, bà Lê Thị Mỹ Luông, 51 tuổi, chủ nhà vườn Năm Minh, một nghệ nhân đổ bánh xèo ngon nức tiếng ở cồn Sơn, mới có thời gian trò chuyện cùng chúng tôi. Bên căn nhà khá khang trang, những cây mai, vạn thọ đã bung hoa vàng rực. Nhìn cơ ngơi này, ít tai có thể nghĩ, hơn 2 năm trước, bà Luông phải đi cắt cỏ, rửa chén thuê trong xóm; còn ông Năm Minh chồng bà cũng phải bươn chải làm đủ nghề để nuôi gia đình.
Dulichgo
Ông Minh và bà Luông có hai con trai, sinh kế trông cả vào 3,2 công đất (3.200 m2) trồng nhãn da bò. Năm nào trúng mùa thì cũng tạm, nhưng thất mùa, gia cảnh lại khốn khó. Người con lớn phải nghỉ học đi làm công nhân đóng tàu phụ giúp gia đình.

Tới tháng 6.2016, bà Luông tham gia Câu lạc bộ liên thế hệ hỗ trợ nhau làm du lịch cộng đồng ở cồn Sơn, cuộc sống gia đình bà Luông đã thay đổi hoàn toàn.

“Bây giờ, tôi đổ bánh xèo, bánh khọt phục vụ khách, ổng thì làm vườn, tới mùa cho khách tham quan. Đứa con trai tôi nghỉ làm công nhân về làm hướng dẫn viên du lịch địa phương, thu nhập cũng ổn định hơn rất nhiều so với làm công nhân khi xưa”, bà Luông kể.
Dulichgo
Cả gia đình bà Luông đều có việc làm, tiền vô mỗi ngày. Còn vườn nhãn trước đây phụ thuộc vào thương lái, tới mùa thu hoạch chỉ bán được với giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, thì giờ bán giá ổn định 15.000 - 20.000 đồng/kg. Chưa kể vào vụ, phí thăm vườn cứ 15.000 đồng/lượt khách đang mang lại cho gia đình bà Luông một nguồn thu kha khá.

Đi qua vườn nhãn Năm Minh sẽ tới vườn vú sữa cô Sáu Cứng đang cho trái trĩu cành. Cô Sáu Cứng tên thật là Nguyễn Thị Năm cho biết, mùa tết này vườn vú sữa của bà thu được khoảng 7,5 tấn với giá ổn định 35.000 đồng/kg. Khách ăn đến đâu lại hái bán đến đó.
Dulichgo
Qua hết vườn vú sữa bà Sáu Cứng, là nhà vườn chôm chôm của Năm Phước - chủ nhà vườn Song Khánh. Đứng dưới gian bếp, vừa hướng dẫn con gái đổ rau câu, bà Năm Phước vừa khoe mới sắm được một chiếc ti vi thông minh khá to để Tết này cả nhà xem các chương trình giải trí. Trên bếp nồi thịt kho hột vịt cũng đang đỏ lửa để sửa soạn cho mâm cơm cúng tổ tiên ngày 30 Tết.

“Ra tết, tôi sẽ mở rộng thêm không gian để phục vụ khách tốt hơn và đặc biệt sẽ làm thêm một khu dành cho khách ở homestay”, bà Năm Phước nói.

Bán... cảm xúc ngày Tết

Câu lạc bộ liên thế hệ hỗ trợ nhau làm du lịch cồn Sơn có 17 hộ thành viên thường xuyên, và 20 hộ liên kết theo mùa vụ, tức tới mùa trái cây mới cùng tham gia phục vụ du khách.
Cái hay của câu lạc bộ là mỗi gia đình sẽ làm một vài món đặc trưng riêng, rồi cùng liên kết với nhau để phục vụ khách. Một mâm cơm của khách nhưng là sản phẩm ẩm thực của 5 - 6 nhà vườn. Còn hướng dẫn viên sẽ chính là những người con của đất cồn.
Dulichgo
Trên cồn Sơn, nói đến bánh xèo, bánh khọt ắt hẳn là đặc sản của nhà Năm Minh. Bánh kẹp cuốn, bánh lá mít, nước mắm đồng cồn Sơn là nhà Bảy Muôn. Bánh tét Út Hiện; cá tai tượng nướng lá sen là nhà Năm Phước; cá lóc nướng, lẩu mắm là nhà Phương My; lẩu ếch đồng nhà Chín Nhỏ; canh chua Thanh Nhàn; nước ép ổi, rượu ổi Thành Tâm…

Thật khó tin khi chỉ trong chưa đầy 3 năm gầy dựng, phát triển du lịch cộng đồng, những người nông dân cồn Sơn đã đứng ra ký kết hợp tác với 25 công ty du lịch lữ hành trên cả nước… Giờ đây, mỗi ngày, những doanh nghiệp du lịch tên tuổi như Vietravel, Saigontourist, Canthotourist, Lửa Việt, Nụ Cười Mekong… đều đưa khách thường xuyên và ổn định đến với bà con cồn Sơn.

Chị Lê Thị Bé Bảy, cán bộ Q.Bình Thuỷ, người đầu tiên được cử qua cồn Sơn hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng từ năm 2015, kể chị cùng với các đoàn viên thanh niên của quận qua cồn Sơn hướng dẫn người dân làm du lịch. Lúc đầu ai cũng bỡ ngỡ nhưng cho đến năm 2016, đời sống người dân bắt đầu khởi sắc thấy rõ. Kinh tế phát triển, người dân có việc làm thường xuyên. Có những gia đình có con ở xa thì không còn phải đi làm thuê xa nữa, mà về đây cùng giúp gia đình.
Dulichgo
“Điều tôi thấy thành công nhất là bây giờ ý thức bảo vệ cảnh quan cũng như dọn dẹp nhà cửa làm sao phù hợp với cái gu miệt vườn của người dân đã được nâng lên đáng kể. Người dân biết làm thế nào bảo vệ môi trường chung cùng làm du lịch, tự hướng dẫn nhau. Đặc biệt đi đôi với phát triển kinh tế, đó là sự bền vững về môi trường sinh thái”, chị Bé Bảy cho biết.

Là người từng đến du lịch cồn Sơn đầu tiên, du khách Phạm Quỳnh Giao (ngụ Cần Thơ), cho biết, mọi thứ từ cơ sở vật chất ở các nhà vườn đã chỉnh chu hơn, nhưng cái ấn tượng nhất với du khách khi tới đây đó là tình cảm của người dân đất cù lao.
“Họ vẫn tình cảm, chân thành, mộc mạc, ấm áp như thuở nào, như đặc tính vốn có của con người xứ cù lao quanh năm xanh mướt này”, Quỳnh Giao nói.
Dulichgo
Cũng theo chị Bé Bảy, khách đến cồn Sơn những ngày Tết có rất nhiều người là kiều bào và khách quốc tế. Rất dễ để cảm nhận, giá trị đặc sắc nhất của cồn Sơn những ngày Tết đó là “bán cảm xúc” cho du khách.

“Du khách về đây tìm lại không gian Tết của miệt vườn Nam bộ xưa, tìm lại không gian gia đình xưa cùng với các hộ dân. Du khách hòa mình với những phong tục ngày tết của Nam bộ như những thành viên trong gia đình bản địa”, chị Bé Bảy nói.

Chia tay những vị khách về lại thành phố, bà Năm Phước bịn rịn như chia xa người thân. Du khách nắm tay người nông dân làm du lịch cồn Sơn gửi nhau những lời chúc sức khoẻ, thành công trong một năm mới, và hẹn một ngày không xa sẽ trở lại xứ cù lao hồn hậu, bình yên.

Theo Đình Tuyển (Thanh Niên)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT SÓNG VIỆT

[tintuc]

DU LỊCH SÓNG VIỆT

Giới thiệu

Lời đầu tiên cho phép Công ty TNHH PHÁT SÓNG VIỆT ( DU LỊCH SÓNG VIỆT) gửi đến quý khách lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!


DU LỊCH SÓNG VIỆT là một doanh nghiệp với đội ngũ ban lãnh đạo và tập thể nhân viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, yêu nghề và có nhiều kinh nghiệm qua thời gian dài hoạt động trong ngành du lịch. Ngoài ra DU LỊCH SÓNG VIỆT  còn có được sự hỗ trợ, tư vấn từ các chuyên gia, các công ty đào tạo nhân lực và định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam.

DU LỊCH SÓNG VIỆT  còn cung cấp các dịch vụ sự kiện, cho thuê xe du lịch, nhận landing tour cho các đoàn khách, công ty tổ chức tour.

Tầm nhìn

Kính thưa quý khách, du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Du lịch không chỉ mang lại niềm vui, lấy lại năng lượng, giúp giải tỏa căng thẳng sau những áp lực công việc và bộn bề lo toan trong cuộc sống mà còn mang lại những trải nghiệm sống tuyệt vời và rất nhiều điều hữu ích khác nữa. Chính vì vậy mà Sóng Việt Travel đã ra đời nhằm mang lại những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất để đáp ứng nhu cầu du lịch của mỗi người chúng ta.


Sứ mệnh

DU LỊCH SÓNG VIỆT không ngừng nỗ lực phấn đấu đổi mới sáng tạo nhằm mang đến những sản phẩm du lịch mới lạ hấp dẫn với chất lượng dịch vụ đảm bảo uy tín chuyên nghiệp và nhiều ưu đãi nhằm giúp khách hàng của mình có những khám phá và trải nghiệm du lịch thú vị khó quên với chi phí hợp lý nhất.


Với triết lý kinh doanh bền vững nên Sóng Việt Travel luôn coi trọng ý thức của doanh nghiệp với cộng đồng và môi trường, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh dựa trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện với môi trường thiên nhiên.


Cam Kết

Chính sách sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, giá cả hợp lý.

· Cung cấp dịch vụ du lịch tới khách hàng một cách chính xác, nhanh chóng, tiện lợi
· Cung cấp dịch vụ đúng như cam kết
· Phục vụ tối đa nhu cầu chính đáng của quý khách hàng
· Luôn đặt lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất.

Sản phẩm & Dịch vụ

Công ty du lịch DU LỊCH SÓNG VIỆT xin gửi đến quý khách hàng và đối tác những sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của công ty với chất lượng và dịch vụ đảm bảo uy tín chuyên nghiệp với mức giá tốt nhất:


Dịch vụ chúng tôi

-------------------TOUR MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC - TOUR MIỆT VƯỜN-------------------

+Du lịch trong nước +Du lịch nước ngoài +Đặt phòng khách sạn +Đặt vé máy bay 
· Thiết kế tour theo yêu cầu
· Cho thuê xe du lịch từ 4 – 45 chỗ
· Tổ chức sự kiện, hội nghị


Hồ sơ năng lực: 

Địa chỉ: 29 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, HCM 
Mã số thuế: 0313157288 (12/03/2015)
Người ĐDPL: Hồ Thị Huỳnh Thơ
Ngày hoạt động: 16/03/2015
Giấy phép kinh doanh: 0313157288 
Lĩnh vực: Điều hành tua du lịch 


[/tintuc]

Lính nhà giàn gói bánh chưng đón Tết

[tintuc]

(VNE) - Không được đón năm mới trong đất liền, những người lính ở nhà giàn DK1 vẫn gói bánh chưng, trang trí bàn thờ, sửa nhành mai... vui xuân.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, cán bộ chiến sĩ công tác trên các nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc tất bật gói bánh chưng, làm thịt heo, trang trí bàn thờ sửa soạn đón năm mới.

Bánh chưng xanh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân. Buổi chiều cuối năm, chiến sĩ nhà giàn DK1/19 quây quần bên nhau, vừa ca hát vui vẻ, vừa đãi gạo, lau lá dong gói bánh tạo không khí đầm ấm. Chỉ sau vài chục phút, những tấm bánh vuông vức đã hoàn thành.

Chiến sĩ Hoàng Anh Tổng sửa soạn đồ lễ làm mâm ngũ quả trong hội trường đơn vị. Lần đầu tiên đón Tết trên nhà giàn, Tổng chia sẻ: "Rất nhớ nhà, nhớ người thân, nhưng được cấp trên và đồng đội động viên nên cũng vơi đi nhiều".
Dulichgo
Đại úy Trịnh Trọng Nghĩa, Chính trị viên Nhà giàn DK1/19 cho hay, để chuẩn bị đón Tết, ngoài gói bánh chưng, làm thịt heo, cán bộ chiến sĩ còn muối dưa hành, trang trí phòng đón xuân. Đêm giao thừa, đơn vị tổ chức các hoạt động hái hoa dân chủ cho bộ đội, nghe Chủ tịch nước và thủ trưởng Bộ Tư lệnh chúc Tết.
Trong những ngày đầu xuân, đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như hát karaoke, thi đánh cờ tướng, bóng bàn... nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh cho bộ đội.

Những cây mai mang tín hiệu mùa xuân vừa được gửi ra từ đất liền.

Những ngày qua, lãnh đạo Bộ Tư lệnh vùng đã chuyển hàng nghìn suất quà, đi thăm chúc Tết và chỉ đạo cán bộ chiến sĩ các nhà giàn đón Tết với tinh thần vui tươi, lành mạnh, song không quên nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Dulichgo
Trong các loại thực phẩm của người lính Hải quân, rau xanh là món ăn rất quý nên được bảo quản cầu kỳ. Rau quả sau khi được chuyển lên nhà giàn sẽ được cất vào những chiếc tủ bảo ôn để sử dụng dần.

Sau khi cùng đồng đội chuẩn bị cỗ đón Tết, thiếu tá Nguyễn Tiến Long - Chính trị viên nhà giàn DK1/08 bấm máy gọi điện về đất liền chúc Tết bạn bè, người thân.

Ít ngày trước, trên quân cảng của lữ đoàn 171 ở thành phố Vũng Tàu, anh Long chia tay vợ và con gái nhỏ Diệp Chi lên đường làm nhiệm vụ. Vào quân ngũ từ 2007, nhưng anh Long mới hai lần đón Tết trong đất liền.
Dulichgo
"Không ai muốn xa gia đình những thời khắc thiêng liêng dịp Tết, nhưng với người lính, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được ưu tiên hàng đầu...", thiếu tá Long chia sẻ.

Từ năm 1987 đến đầu năm 1988, tình hình tranh chấp chủ quyền khu vực biển Đông diễn ra phức tạp. Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ kỹ thuật tại khu bãi đá ngầm thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ban chỉ đạo xây dựng nhà giàn được thành lập, gọi tắt là DK1 trực thuộc Chính phủ đã khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng nhiều nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ các cụm nhà giàn DK1, 16 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Theo Lê Hoàng (Vnexpress)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Ghi ở một ngôi làng lạ nhất đất Việt

[tintuc]

(CSTC) - Được hình thành cách đây khoảng 130 năm Long Sơn bình thường như bao làng quê yên bình khác trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng lạ thay, qua bao đời ở đây không ai thấy xuất hiện một đám cưới cũng như… đám ma nào. Chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại hoàn toàn có thật!
Và ngôi làng kỳ lạ đó chính là một hòn đảo cách ly với đất liền mang tên làng đảo Long Sơn (thuộc địa phận phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Chuyện lạ của người lập làng

Cách đây khoảng 5 năm, do đời sống kinh tế địa phương đã phát triển, một cây cầu xi măng kiên cố đã được xây dựng để nối làng đảo Long Sơn với thế giới bên ngoài. Nhưng những tập tục cùng quan niệm tín ngưỡng kỳ lạ của người dân ở Long Sơn thì vẫn thế, vẫn như một “thế giới bí ẩn” tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

Theo sử sách, làng đảo Long Sơn được thành lập cách đây hơn một thế kỷ bởi Ông Trần, người có tên thật là Lê Văn Mưu, một vị tướng nông dân quê gốc vùng Bảy Núi (An Giang) đã từng đứng lên khởi nghĩa chống giặc Pháp nhưng thất bại. Do sợ bị kẻ thù truy đuổi, ông cùng gia quyến, người thân xuôi thuyền ngược biển từ vùng Hòn Đất (Kiên Giang) lên khu vực núi Nứa (tức Long Sơn ngày nay) lánh nạn, tìm cuộc sống mới.

Thấy nơi đây phong thủy hữu tình, có thế núi sông, biển cả giao hòa nên ông quyết định dừng thuyền, lập làng.  Sau đó, ông tiếp tục sáng lập ra đạo Ông Trần với tôn chỉ là tiêu giản mọi lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật mà chỉ chú tâm vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đạo Ông Trần thực chất là việc tổng hợp tinh hoa những đạo Phật, Thiên Chúa, Thánh Cao Đài Hòa Hảo… để giáo huấn con cháu đời sau sống cho tốt hơn.
Dulichgo
Đạo Ông Trần là thứ đạo mà những tín đồ vẫn sinh sống cùng với gia đình bình thường và chỉ liên lạc với nhau bằng cách giúp đỡ, đùm  bọc mọi người như trong một quần thể khép kín mà thôi. Có thể nói, đây là một loại đạo rất đặc biệt mà không có bất cứ nơi nào khác, ngoài xã đảo Long Sơn mà  người dân còn tôn thờ bởi những giáo luật lạ thường của nó.

Ngày nay, theo ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Sơn thì trong tổng số hơn 4.000 người dân trong xã, có 2/3 là theo đạo Ông Trần, những người còn lại đa phần là dân mới ngụ cư, mới chuyển đến sinh sống trong vài năm trở lại đây.

Theo đó, mọi người có tục lệ để tóc dài, mặc áo bà ba, khăn đóng và… đi chân trần giống y như những con người dân vùng Bảy Núi, quê hương gốc của Ông Trần. Có thể nói, nếu không chuẩn bị tinh thần thì mỗi khi về Long Sơn, gặp các tín đồ của đạo Ông Trần, nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng và bất ngờ vì cách ăn mặc, sinh hoạt của họ.

Ngoài việc khai sinh ra đạo Ông Trần, ông Lê Văn Mưu còn có công xây dựng khu quần thể Nhà lớn Long Sơn gồm những dãy nhà rất lớn, đồ sộ gần như… Đại nội Huế với số tiền cũng rất lớn, kéo dài trong suốt 8 năm với chủ yếu là các nhóm thợ của miền Trung được thuê vào đây. Ngày nay, sau bao biến đổi của thời gian và chiến tranh, khu Nhà lớn Long Sơn này hầu như vẫn còn được giữ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với diện tích nhà cổ đan xen lên đến hàng chục ha.
Dulichgo
Do quy mô về kiến trúc nên nhiều người còn gọi đây là phố cổ Long Sơn và được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, đồng thời là địa điểm du lịch của hàng chục ngàn người mỗi năm. Có lẽ, ngoài phố cổ Hội An ra thì nơi đây chính là quần thể kiến trúc đồ sộ nhất mà cổ nhân đã để lại cho chúng ta.

Chuyện kể rằng, lúc sinh thời, Ông Trần  là một người giàu có nổi tiếng không kém gì gia đình công tử Bạc Liêu ở dưới miền Tây. Khi ấy, ông có trong tay cả ngàn mẫu ruộng muối, hàng trăm thửa ruộng kéo dài xung quanh dãy núi Nứa hùng vĩ và vô cùng rộng lớn này. Tuy nhiên, ông Trần lại vô cùng khiêm tốn, hàng ngày đều chăm chỉ lao động, dậy con cháu làm những việc thiện, hiếu đạo với mọi người xung quanh và rất có lòng ngưỡng mộ vua Thành Thái.

Đồn rằng, sau cuộc khởi binh chống giặc Pháp bị thất bại, vua Thành Thái bị quân Pháp giam lỏng ở thành phố Vũng Tàu cũng là lúc ông Trần (người trước kia đã từng khởi binh chống Pháp) tìm đến thăm nhà vua.

Chẳng ai biết rõ những lần gặp gỡ ấy ra sao, chỉ biết, một trong những vật tùy thân quý báu mà vua Thành Thái mang từ kinh thành Huế vào Vũng Tàu khi bị phế ngôi là bộ bàn ghế Bát Tiên lộng lẫy chạm trổ bằng ngọc trai trên gỗ trầm hương quý giá đã được tặng cho ông Trần. Nói vậy để thấy, tình cảm của hai con người cùng chí hướng chống giặc ngoại xâm ấy là thân thiết đến thế nào.
Dulichgo
Ngày nay, sau hơn một thế kỷ qua đi, bộ ghế Bát Tiên kỷ niệm của nhà vua tặng vẫn được con cháu đời  sau của ông Trần gìn giữ như bảo vật của gia đình mình.

Theo cô Ba Kiềm, cháu nội đời thứ 4 của ông Trần và cũng là người quản lý khu nhà này thì hàng ngày, vào đúng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, con cháu vẫn phải mang cơm, đồ ăn, thức uống… và những vật dụng cần thiết đặt lên bàn thờ để cúng ông Trần. Tuy nhiên, đây không phải di huấn của ông Trần bắt buộc mà đó được coi là một nét mới trong đạo ông Trần mà con cháu đời sau dựa vào lời giáo huấn của ông rút ra, như một cách để tỏ lòng tôn kính, quý trọng ông mà thôi.

Cả làng khi chết “táng” chung quan tài!

Tuy nhiên, điều khác lạ ở Long Sơn mà chúng tôi phát hiện ra chính là chuyện về những người chết ở đây, khi đem chôn đều được dùng chung... một chiếc quan tài. Nghĩa là, từ trăm năm qua, làng này chỉ có duy nhất một chiếc quan tài, ai  ra đi về cõi vĩnh hằng thì đều được khâm niệm bằng chiếc quan tài đó trước khi nằm lại vĩnh viễn nơi đất mẹ thân yêu, họ được quấn bằng một chiếc chiếu.

Và, kỳ lạ hơn nữa là tất cả những người chết ở Long Sơn, dù giàu hay nghèo, dân thường hay chức vị thì đều lặng lẽ đưa ma chứ không kèn, không trống, không điếu văn hay bất cứ một hình thức nghi lễ rườm rà hay thông thường nào. Người thân, họ hàng đều lặng lẽ đưa người đã khuất về nơi an nghỉ vào những buổi chiều, buổi tối khuất bóng hoàng hôn sau đó âm thầm đi về, rất lặng lẽ.
Dulichgo
Có lẽ, khi bỏ qua tất cả các nghi lễ, bỏ qua những quan niệm sinh, tử bình thường ở cõi nhân gian thì chuyện hàng ngàn thân xác, suốt bao đời qua cùng nhau nằm chung một cỗ quan tài cũng là một chuyện khá đặc biệt và ít nhiều sẽ khiến người ta run sợ.

Nói về điều này, cô Ba Kiềm lặng lẽ bảo: “Do quan niệm của đạo Ông Trần là sống thì đồng sàng, đồng mộng, đồng cam cộng khổ nên chết cũng phải nằm đồng quan, tức là chung một chiếc quan tài, để thể hiện rằng mọi người sinh, tử trong cõi nhân gian này là hoàn toàn bình đẳng. Đó chính là điều giáo huấn cuối cùng của đời người mà đạo Ông Trần muốn gửi đến con cháu”.

Mặc dù không có quan tài nhưng trên bia mộ, nơi được xây kiên cố ngay sau khi chôn luôn có một…bài thơ đưa tiễn. Đó là những bài thơ của những người thân với người đã nằm xuống nơi đó như con khóc thương cha, vợ khóc chồng, anh chị em khóc nhau hay thậm chí cả những người không quen biết cũng làm thơ tiễn biệt nhau nữa.

Ông Nguyễn Hà Cửu, nhà ở thôn 3, tóc búi cao, bộ râu dài trắng xóa đến chừng hơn một gang tay, bận quần áo bà ba đen cho biết: "Hơn 100 năm qua, cuộc sống đổi thay nhiều nhưng người dân Long Sơn vẫn giữ được những nét đẹp đời thường như thời ông Trần còn sống. Đó là việc đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ kể từ khi người chết lâm chung và người thân không bao giờ coi ngày giờ, khâm liệm, cúng bái hay lễ nghi gì mà xả tang ngay tại mộ.
Dulichgo
Lấy nhau cũng khác đời thường

Ngoài ra, ông còn tiết lộ chuyện  trai gái dựng vợ gả chồng ở Long Sơn cũng rất khác so với các cặp đôi uyên ương trẻ ở nơi khác bởi ở đây không bao giờ tổ chức lễ cưới, hỏi cũng như rước dâu, phù rể gì. Nếu đôi bạn trẻ nào tìm hiểu, muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc trăm năm chỉ cần sắm chút lễ cau trầu rồi mời gia đình hai bên đến nói chuyện là xong. Ngoài ra, bà con họ hàng, lối xóm có thể mang  bánh, trái cây đến chúc phúc chứ tuyệt nhiên không bao giờ đứng ra tổ chức liên hoan tiệc tùng, mời mọc họ hàng trai gái hai bên.

Kỳ lạ hơn nữa, ngay cả việc chọn lựa ngày để thành hôn, để vu quy cũng không ai được phép mà tất cả, hàng ngàn cặp vợ chồng từ xưa đến nay ở Long Sơn chỉ toàn gặp nhau và động phòng hoa trúc vào một đêm tân hôn cố định, đó là ngày 1 và ngày 16 hàng tháng theo lịch âm mà thôi. Thế nên, nhiều cặp vợ chồng về sinh sống với nhau  mà cứ lặng lẽ, âm thầm như chưa từng cưới hỏi vậy.

Dù lễ cưới có vẻ giản đơn nhưng ở Long Sơn rất ít khi xảy ra chuyện li hôn, li dị hay những bất hòa trong cuộc sống vì họ đều cho đó là điều cấm kỵ, làm tổn hại đến tinh thần nên trừ những trường hợp hi hữu, các cặp vợ chồng ở đây đều sống khá hòa thuận, bình yên. Và, cũng vì những giới luật của mình mà con cháu đời sau của ông Trần, những người sinh sống ở trên đảo Long Sơn luôn hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau.
Dulichgo
Với họ, tất cả những nghi lễ, những quan niệm “rườm rà” của cuộc sống, của chuyện ma chay, cưới hỏi đều không là một cái gì đó quá lớn lao. Có lẽ, chính vì những quan niệm, những tập tục sinh hoạt vô cùng độc đáo của cộng đồng mình như thế mà bao năm qua, Long Sơn vẫn luôn là một “ốc đảo” biệt lập với thế giới rộng lớn bên ngoài theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó.

Chia tay làng đảo Long Sơn, chúng tôi men theo con đường nhựa phẳng lỳ từ khu Bến Đá để trở lại quốc lộ 51, đi về thành phố. Xa xa, làng đảo yên bình nằm nép dưới ngọn núi Nứa xanh ngát như từ ngàn năm qua cùng bao điều kỳ bí vẫn khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, dù mình vừa mới tận mắt, tận tai nghe được. Nó đúng là một ngôi làng vô cùng độc đáo trong hàng  vạn những ngôi làng ở khắp đất nước Việt Nam này.

Theo Ứng Hòa (Cảnh Sát Toàn Cầu)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Xuống biển, ngắm... núi!

[tintuc]

(TNO) - Chỉ cần xuống vài chục mét, cảnh 'núi non' dưới lòng đại dương quanh đảo Cồn Cỏ đã hiện ra hùng vĩ, trùng điệp tựa dãy Trường Sơn.

Chỉ khác, ở đó, ngoài núi... còn có cả cá tôm, san hô, rong tảo. Những cán bộ bảo tồn gọi mỗi lần đi lặn biển quanh hòn đảo ngọc này là đi... ngắm núi!

Cồn Cỏ được ví như một viên ngọc xanh của biển miền Trung, nhưng vì có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng nên mãi đến năm 2016, Chính phủ mới đồng ý mở tour ra hòn đảo thuộc địa giới hành chính của tỉnh Quảng Trị này.

Nói vậy để biết du lịch ở Cồn Cỏ hiện còn... non trẻ lắm. Nhưng đổi lại, sự non trẻ ấy sẽ cho Cồn Cỏ một vẻ đẹp hoang sơ không gì cưỡng nổi. Hiện nay, do chưa có đơn vị nào được cấp phép hoạt động lặn biển ở Cồn Cỏ nên những người biết đến vẻ đẹp dưới đáy đại dương, quanh đảo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ là những nhà nghiên cứu sinh vật biển, cán bộ Ban Quản lý khu bảo tồn biển đảo (BQL KBTBĐ) Cồn Cỏ, những thợ lặn hoặc một số nhỏ du khách may mắn được tham gia vào các chuyến lặn khảo sát ngắn...

Bước chân xuống biển là gặp... san hô

Đó là cách diễn đạt ngắn gọn nhất về sự “giàu có” của vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ. Từ dạo BQL KBTBĐ Cồn Cỏ được thành lập vào năm 2009, ngành chức năng đã chia vùng bảo tồn quanh đảo ra làm 3 phân khu.
Dulichgo
Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm diện tích tới 534 ha, từ mép nước chân đảo ra 400 - 700 m, độ sâu từ 10 - 15 m, ôm trọn các vị trí từ bến Tranh đến bến Nghè, bến Hà Đông và bến Đen. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc BQL KBTBĐ Cồn Cỏ thì phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chính là bãi đẻ của cá tôm. “Con chim cần có cây làm tổ, con người cần có nhà để về thì sinh vật biển cũng cần nơi sinh sản là những rạn san hô và hệ rong tảo”, anh Hòa ví von.

Theo thống kê, hiện san hô ở Cồn Cỏ có hơn 100 loài, trong đó, có nhiều loài san hô quý, hiếm như san hô đen, san hô đỏ, san hô sừng, san hô cành, san hô tấm... Riêng loài san hô đen ở Cồn Cỏ là loài cực quý hiếm, từng bị khai thác tận diệt để bán sang Trung Quốc nhưng nay đang phát triển và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Với những tài sản đặc biệt, hoang sơ như trên, Cồn Cỏ dĩ nhiên trở thành một điểm đến lặn biển đầy hấp dẫn.

“Xuống rồi là… không muốn lên !”
Dulichgo
Đó là cách nói của anh Trần Khương Cảnh (33 tuổi), một trong 4 cán bộ được đào tạo kỹ năng lặn chuyên nghiệp của BQL KBTBĐ Cồn Cỏ. Nghe qua có vẻ... rùng rợn nhưng anh cười rằng: “Thực sự nó là như thế!”.

Để có những trải nghiệm đặc biệt dưới đáy biển, anh Cảnh, kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của Trường ĐH Nha Trang, đã phải theo học 2 khóa lặn cơ bản và nâng cao kéo dài nhiều tháng. Giờ đây khi đã thuần thục, anh Cảnh có thể lặn không bình khí nén hoặc bằng bình khí nén (có thể xuống sâu chừng 20 - 30 m). “Cùng với 1 bình dưỡng khí nhưng tùy vào kỹ năng của người lặn nên có người ở dưới nước chỉ 45 phút nhưng có người có thể kéo dài tận 2 tiếng”, anh Cảnh cho hay.

Mỗi lần thực hiện việc lặn sâu, người lặn phải “cõng” trên mình chừng 30 kg (bình dưỡng khí, 5 kg chì, áo quần, giày dép chuyên dụng cùng các dụng cụ tự vệ) và đối mặt với không ít mối nguy. Nó có thể đến từ việc trang thiết bị trục trặc, kỹ năng của người lặn kém hoặc thậm chí do cuộc “gặp gỡ” không mong muốn với các sinh vật nguy hiểm dưới đáy biển như cá mao tiên, bạch tuộc, sứa độc… “Ở dưới nước, các loại sinh vật biển đều mạnh hơn mình, kể cả khi nó nhỏ hơn. Đặc biệt, khi gặp các sự cố mà hoảng quá, vội vàng trồi lên quá nhanh, không cân bằng kịp áp suất thì cũng có thể vỡ ngực mà chết”, anh Cảnh khuyến cáo.

Đổi lại với tất cả sự nặng nhọc, hiểm nguy ấy… khi xuống đáy biển quanh Cồn Cỏ, người thợ lặn như được thấy chốn bồng lai tiên cảnh mở ra trước mắt mình. Anh Cảnh bảo, lặn ở trên mặt nước chỉ như... cưỡi ngựa xem hoa, còn khi lặn sâu xuống (với Cồn Cỏ chỉ cần 12 m) vẻ đẹp phải gấp cả trăm, ngàn lần.
Dulichgo
Anh Cảnh ví mình như một đứa trẻ say mê sắc màu, ở chốn không điện thoại, không internet, cứ muốn dấn bước để biết những màu sắc do ánh mặt trời phản chiếu xuống dưới “núi đồi” tận đáy biển thực chất là gì. “Sự tò mò đã cho tôi cảm giác khoan khoái. Và thật tuyệt hơn khi tôi biết rằng, mình là một trong số ít người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển Cồn Cỏ. Vẻ đẹp thực sự của muôn loài san hô, ốc, cá tôm... Chỉ khi nào máy báo bình dưỡng khí gần cạn thì lúc ấy tôi mới tính chuyện trở lại mặt nước”, anh Cảnh xuýt xoa.

Cuối cùng, người đàn ông này đã kết luận một cách đầy “thiên vị” cho vùng biển ven đảo Cồn Cỏ rằng nơi đây các sinh vật phong phú và hoang sơ hơn rất nhiều nơi vốn nổi tiếng về lặn biển mà anh từng đặt chân đến.

Theo Nguyễn Phúc (Thanh Niên)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Những bãi tắm đẹp nao lòng ở Cát Bà

[tintuc]

(DLCB) - Ngoài việc ngắm các hang động, vườn quốc gia, những bãi tắm với nước biển mát lạnh luôn là điều lý tưởng thu hút mọi người khi du lịch Cát Bà. Nếu đã đặt chân tới đây mà bỏ qua bốn thiên đường bãi tắm này ắt hẳn bạn sẽ phải hối tiếc khi trở về.

Bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3

Các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 chỉ cách trung tâm khoảng vài trăm mét và thường có rất nhiều khách du lịch lui tới. Bãi tắm Cát Cò 1 rộng và đẹp nhất. Trong khi đó Cát Cò 2, 3 có phần hoang sơ và thưa người hơn. Ba bãi tắm anh em này được nối với nhau bằng cây cầu gỗ nhỏ men theo sườn núi. Nước biển ở đây trong vắt,  là địa điểm lý tưởng để thả mình trong làn nước và chụp ảnh cùng bạn bè, gia đình.

Vì chỗ này đã được đẩy mạnh du lịch nên trên bờ có rất nhiều nhà nghỉ. Bạn có thể thưởng thức các đặc sản của Hải Phòng ngay tại đây kết hợp với ngắm biển và nghe tiếng sóng vỗ đầy lãng mạn.
Dulichgo
Bãi Cát Dứa - Đảo Khỉ

Nếu là người yêu thích thiên nhiên, muốn hòa quyện cùng hương vị mặn của biển hãy đến với Đảo Khỉ. Đây là hòn đảo nhỏ nằm cách thị trấn Cát Bà 2Km. Tại đây có hai bãi tắm nổi tiếng là Cát Dứa 1 và Cát Dứa 2.
Dulichgo
Nước biển tại bãi Cát Dứa 1 trong và xanh vô cùng. Ở đây cũng có dịch vụ cho thuê thuyền, phao... để bạn có thể thoải mái khám phá biển khơi. Bãi tắm Cát Dứa 2 nhỏ hơn nhưng không kém phần thu hút. Ngoài ra, tại bãi Cát Dứa 2 còn có một khu vườn với nhiều loại cây như dứa dại, cây si, cây táo trắng… và các loài chim chóc khác nhau.

Bãi tắm Vạn Bội

Một địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Cát Bà chính là Vịnh Lan Hạ. Bãi biển Vạn Bội với phong cách thiên nhiên kì vĩ cùng núi đá bao quanh, pha chút hoang sơ níu chân người ở lại.

Bãi Vạn Bội gây ấn tượng cho du khách tới đây cũng bởi làn nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy. Nước ở đây khá nông, rất thích hợp cho những ai thích bơi lội mà vẫn đem lại cảm giác an toàn. Ngoài ra, rạn san hô lấp ló trong những đợt sóng cũng là điểm khiến nhiều người yêu thích bãi biển này.

Bãi Tùng Thu
Dulichgo
Bãi tắm này nằm cách trung tâm thị trấn 2 km, trên con đường hướng đi rừng Quốc gia Cát Bà. Ở đây, các dịch vụ du lịch đều cao cấp và hiện đại nhưng không làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của nó.

Nước biển bãi tắm Tùng Thu rất trong xanh với bãi cát vàng trải dài vô tận được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, Tùng Thu còn có sân khấu ngoài trời trên bãi biển vô cùng độc đáo và thú vị.

Theo Dulichdaocatba
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tuyệt đẹp đảo Trường Sa lớn ngày nay...

[tintuc]

(BGT) - Nhìn từ trên cao xuống, đảo Trường Sa lớn hiện lên như một "viên ngọc" lấp lánh, đầy sắc màu giữa biển khơi.

Trong chuyến đi thăm đảo Trường Sa lớn (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) vừa qua cùng Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể dẫn đầu, PV Báo Giao thông đã có may mắn được ngồi trên chiếc trực thăng EC-225 của Công ty trực thăng miền Nam để tới thăm hòn đảo được mệnh danh là "linh hồn" của quần đảo Trường Sa.

Nhìn từ trên cao xuống, đảo Trường Sa lớn hiện lên như một "viên ngọc" lấp lánh, đầy sắc màu giữa biển khơi bao la.

(ĐGD: Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn nhìn từ máy bay trực thăng, bạn nhìn sân bay nhé: hiện nay nó đã dài 1300m và diện tích đảo bây giờ cũng lớn hơn xưa nhiều. Đây cũng là cách đáp trả khi TQ liên tục bồi đắp mở rộng trái phép nhiều đảo của ta).

Đảo Trường Sa lớn là đảo lớn nhất và là một trong những đảo đẹp nhất của quần đảo Trường Sa. Nhìn từ trên cao, Trường Sa lớn càng hiện ra lung linh, vững chãi hơn khi được nhìn toàn cảnh và rõ nhiều công trình của đảo được xây dựng và mở rộng trong các năm qua.

Đảo Trường Sa là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển.

Đảo Trường Sa lớn có giếng nước lợ có thể dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt.
Dulichgo
Trên đảo Trường Sa lớn có bảy hộ gia đình từ huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa ra sinh sống từ năm 2008. Mỗi gia đình sống tại một căn hộ gồm hai phòng; bếp và nhà tắm tách riêng; phía sau có mảnh vườn trồng rau. Hiện thời, sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình trung học cơ sở.

(Phong điện), các cánh quạt quay nhờ sức gió sẽ xạc điện vào ắc quy nhằm cung cấp điện cho cả hòn đảo.

Hộ dân sinh sống tại đây nuôi trồng, tăng gia sản xuất và nhận đồ tiếp tế từ đất liền vào 3 tháng 1 lần.

Một quân nhân trên đảo đang làm hiệu lệnh cho máy bay trực thăng hạ cánh xuống Cảng hàng không Trường Sa.
Dulichgo
Cột mốc đánh dấu chủ quyền đảo Trường Sa.

Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đảo.

Bia ghi lại những dấu tích lịch sử.
Dulichgo
Chùa Trường Sa lớn được làm từ gạch và xi măng, khác với những ngôi chùa ở các đảo xung quanh.

Giống như tại chùa Song Tử Tây, tại đây cũng có bức tượng Phật được làm bằng ngọc do nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cung tiến.
Dulichgo
Những bức tượng Phật này là món quà Thủ tướng được tặng bởi Giáo hội Phật giáo thế giới và Chùa vàng Myanmar trong chuyến thăm của ông tới quốc gia này.

Hải đăng trên đảo Trường Sa lớn.

Theo Báo Giao Thông
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Trường Sa ngày đầu giải phóng[/tintuc]

Phản hồi của bạn