Thắng Cảnh Tâm Linh

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thắng Cảnh Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thắng Cảnh Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Bên trong Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm

[tintuc]

(VNE) - Trải qua hơn 150 tuổi, cụm công trình tôn giáo còn nguyên nét kiến trúc thời Pháp, sẽ được giữ lại khi xây Khu đô thị Thủ Thiêm (TP HCM).

Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4 ha, nằm sát bên sông Sài Gòn. Năm 1840, các nữ tu Dòng mến Thánh giá trên đường chạy loạn đã dừng chân ở Thủ Thiêm, lập tu viện tại đây, ban đầu chỉ là nhà tranh vách lá.

Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong khu chức năng 2A thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Trước đây, thành phố từng có kế hoạch giải tỏa toàn bộ các công trình này để xây dựng khu đô thị.

Đầu tháng 2, UBND thông tin, hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm.

Nhà thờ Thủ Thiêm được thành lập vào năm 1859, ban đầu bằng gỗ, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Công trình xây dựng để thuận lợi cho giáo dân trong vùng lẫn nữ tu Dòng mến Thánh giá tham dự thánh lễ. Bên cạnh là tháp chuông nhà thờ.

Trong tháp còn giữ 5 quả chuông đồng đúc từ năm 1889 đến 1892, tại xưởng của Pháp. Chuông vẫn được gióng hàng ngày theo cách thức dùng cần đạp chân đã có từ xưa.

Bên cạnh nhà thờ là cụm các công trình của Hội Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm như nhà nguyện, nhà tập thể, bệnh xá, trường học, vườn cây... được xây dựng xuyên suốt trong thế kỷ 20.

Ở vị trí trung tâm của Hội Dòng Mến Thánh giá là nhà nguyện, nằm giữa khuôn viên rộng rãi. Năm 1956, nhà dòng khởi công xây nhà nguyện mới và có kiến trúc như hiện nay.

Hai tòa nhà bên nhà nguyện là nhà tập thể (bên trái ) được xây năm 1927 và nhà khấn xây dựng năm 1933. Ở giữa ba công trình là là khuôn viên với những thảm cỏ trưng bày tiểu cảnh Xưa – Gieo – Nay – Gặt.

Hình ảnh đồi phục sinh với tiểu cảnh đồi núi, tượng chúa cao khoảng 5 m ở trước nhà nguyện.

Các công trình trong Nhà dòng Mến Thánh giá được xây dựng theo kiến trúc Pháp đặc trưng với màu sơn vàng, hành lang dài rộng, nhiều cửa sổ gỗ... và pha lẫn nét văn hóa Á Đông.

Những cây sứ lâu năm bên mái vòm là hình ảnh quen thuộc của các nhà thờ, nhà dòng... ở Việt Nam. Sau cả trăm năm tồn tại, nhiều công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn.

Trong khuôn viên Nhà dòng Mến Thánh giá còn có cây me cổ hơn 160 năm tuổi, có từ trước khi cơ sở tôn giáo này được thành lập. Ban đầu căn chòi lá, cơ sở tôn giáo đầu tiên của nhà dòng dựng gần gốc me này.

Trong Nhà dòng Mến Thánh có khoảng 300 seour. Các nữ tu thường làm lễ trong nhà nguyện lúc 5h, thời gian còn lại mọi người chăm sóc vườn cây, chăn nuôi, đọc kinh...

Trải qua hơn 150 năm tồn tại, nhà thờ và các công trình của dòng Mến Thánh giá là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của bán đảo Thủ Thiêm.

Hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm hơn trăm năm tuổi trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Riêng một số khu vực lân cận sẽ xem xét chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Theo Quỳnh Trần (Vnexpress)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Thăm ngôi đình làng duy nhất Việt Nam thờ Bà Triệu

[tintuc]

(Kiến Thức) - Đình làng Phú Điền là một ngôi đình cổ mang nhiều nét độc đáo, hiếm có của Việt Nam. Thành Hoàng được thờ trong đình chính là bà Triệu Thị Trinh hay Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong sử Việt.

Nằm trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), đình làng Phú Điền là một ngôi đình cổ mang nhiều nét độc đáo, hiếm có của Việt Nam.

Ngôi đình này được dân làng Phú Điền xây dựng vào thế kỷ 18 để thờ Thành Hoàng làng. Điều đặc biệt, Thành Hoàng của làng chính là bà Triệu Thị Trinh hay Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc của đình làng Phú Điền vẫn được bảo tồn khá tốt, và đây là một trong những ngôi đình điển hình của người Việt xưa.
Dulichgo
Về tổng quan, tòa đình là công trình kiến trúc gỗ có được xây dựng bề thế, cầu kỳ, với ba gian hai chái.

Theo chiều sâu, từ trước ra sau đình gồm tiền đường, trung đường và hậu cung.

Hậu cung là nơi đặt ngai thờ Bà Triệu.

Trước tiền đường đặt cặp voi đá được chạm khắc sinh động.
Dulichgo
Màu thời gian phủ lên mái ngói ngôi đình cổ kính.

Nghệ thuật điêu khắc gỗ ở đình làng Phú Điền được đánh giá cao với nhiều mảng chạm khắc lớn, tinh xảo.
Dulichgo
Vẻ đẹp kiến trúc của ngôi đình còn được tôn lên bởi không gian đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa với cây đa, giếng nước và khoảng sân rộng làm nơi tụ họp của dân làng.

Hiện tại, đình làng Phú Điền còn bảo tồn được nhiều sắc phong cổ có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử địa phương.

Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu được khắc ghi tại đình: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".
Dulichgo
Hằng năm, từ ngày 19 đến 24/2 Âm lịch, nhân dân và du khách thập phương lại đổ về dự hội với dân làng Phú Điền để tưởng nhớ Bà Triệu.

Vào dịp này đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội với trò diễn "Ngô, Triệu giao quân" khá hấp dẫn.

Vào năm 1996, đình đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia của Việt Nam.

Theo Quốc Lê (Kiến Thức)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Đầu năm đi lễ chùa Trường Sa

[tintuc]

(TTVH) - Từ ngàn xưa, ở đâu có người Việt an cư, lạc nghiệp là ở đó có đình, chùa. Đình, chùa đã trở thành điểm tựa tâm linh, là nơi người Việt gửi gắm khát vọng bình an. Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt, nhưng đi lễ chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,  trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu Tổ quốc.

Tết đến, xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa tâm linh, một việc làm không thể thiếu trong đời sống mỗi người dân Việt. Ở Trường Sa, đồ lễ chùa ngày Tết đơn giản như đĩa trái cây, gói bánh quy… mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây, nhưng gửi gắm vào đó biết bao mong ước cho mưa thuận, gió hòa, cho cuộc sống an bình, phát triển của quân và dân trên đảo.

Xúng xính trong những bộ đồ mới, gia đình anh Nguyễn Huy Cường và hai con- cùng với 6 hộ dân khác sinh sống trên đảo Song Tử Tây gác lại những việc trong gia đình để cùng nhau lễ chùa đầu năm. Giữa đảo xa, lễ chùa với gia đình anh không chỉ là dịp cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của quân và dân trên đảo được bình yên mà còn là dịp để gia đình hướng về tổ tiên, dân tộc.
Dulichgo
“Các hộ dân thường lên chùa thắp hương vào ngày mùng Một, ngày rằm và những dịp đầu xuân năm mới. Ở ngoài đảo xa xôi, cách xa đất liền, chùa là nơi chúng tôi lui tới thắp hương, chúng tôi rất an lòng khi ngày nào cũng được nghe tiếng chuông chùa vọng vang giống như trong đất liền vậy”- anh Cường tâm sự.

Thướt tha trong trang phục áo dài truyền thống, các cô gái trên đảo Song Tử Tây cười nói rộn ràng cùng lễ chùa đầu năm. Với các chị, lễ chùa đầu năm là dịp để gửi gắm những ước vọng về một cuộc sống thanh bình trên đảo, cầu cho biển lặng để những chuyến đánh bắt của người chồng được bình yên. Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm cũng giúp các chị- những gia đình trẻ vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Chị Vi Thu Trang chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ ngày mồng 1 tết là các gia đình trên đảo rủ nhau lễ chùa đầu năm.

Cùng cầu chúc cho xuân sang tươi mới, bình yên và gặp nhiều may mắn. Ở giữa đảo xa, được đi lễ chùa đầu năm, tham gia các hoạt động vui xuân cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo giúp chúng tôi có thêm nghị lực bám đảo, bám biển, góp phần nhỏ bảo vệ vùng biển, đảo của chúng ta.

Không chỉ có các hộ dân đi lễ chùa đầu năm, chùa cũng là nơi thường xuyên lui tới của các chiến sĩ hải quân, cán bộ trạm hải đăng, thầy giáo… Các anh đến với chùa như muốn gửi gắm những lời yêu thương, lời chúc năm mới vào tiếng chuông chùa vang mãi về đất liền, về với gia đình.
Dulichgo
Các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của quân, dân trên đảo, ngư dân đánh bắt thủy hải sản ở ngư trường Trường Sa cũng thường xuyên lên chùa thắp hương cầu cho trời yên biển lặng và những chuyến đánh bắt bội thu. Và bao đời, những ngôi chùa sừng sững giữa quần đảo Trường Sa là địa chỉ không thể thiếu của ngư dân trong những chuyến đánh bắt xa bờ, đồng thời là những cột mốc tâm linh khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


< Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển. Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn.
Dulichgo
Tiếng kinh cầu của thầy trụ trì vang vọng cả một vùng đảo thanh bình, biển trời Trường Sa chộn rộn sang xuân. Trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện đã có nhiều ngôi chùa trên các đảo như Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn, Phan Vinh... có một điều đặc biệt tất cả các ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa, chính điện đều hướng về Thăng Long - Hà Nội như tấm lòng của mọi người Việt hướng về trái tim của cả nước, thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, hữu nghị như tấm lòng nhân hậu bao đời nay của người dân Việt Nam.

Theo Quang Thái/TTXVN
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Dấu ấn Phật hoàng bên sườn Tây Yên Tử

[tintuc]

(BGO) - “Tây Yên Tử” là địa danh chỉ báo không gian văn hóa nằm ở sườn phía Tây cánh cung Đông Triều, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Địa danh/thuật ngữ này mới xuất hiện từ khi các cán bộ của Bảo tàng Bắc Giang công bố sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra, khảo sát các ngôi chùa cổ trên núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang” năm 1998.

Sử sách ghi nhận, núi Yên Tử là một trong những phúc địa của Giao Châu xưa. Dải núi này được các nhà khoa học địa chất hiện đại định danh là cánh cung Đông Triều. Nhìn toàn cục, núi chia làm hai phần: Phía Đông thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương; phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.

Có lẽ miền sơn lâm Yên Tử nhiều cảnh sắc lâm tuyền kỳ thú, lại không xa kinh đô, tiện dụng đường sông nước nên từ những năm đầu kỷ nguyên độc lập, nhà Lý đã quan tâm đến miền đất ở sườn Tây Yên Tử mà áp dụng chính cách cơ mi, dựng chùa xây tháp thờ Phật dọc đôi bờ sông Lục.

Sử chép, các vua Lý từng nhiều lần ngự thuyền rồng ngược dòng sông Lục đi săn bắn hay úy lạo, khích lệ tâm trung với các phò mã, công chúa nhà Lý ở miền đất này.

Miền Tây Yên Tử trở thành miền đất Phật thiêng rồi thành nơi đô hội được dấy lên từ cuối thế kỷ XIII do các vua đầu triều Trần hâm mộ đạo Phật đã lần lượt tìm đến Yên Tử tham thiền học đạo.
Dulichgo
Đặc biệt, với Phật hoàng Trần Nhân Tông, sau hai lần Ngài lãnh đạo quân dân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi Đại Việt đã tích cực khôi phục đất nước và làm cho quốc gia Đại Việt trở nên hưng thịnh, đồng thời làm tốt quan hệ bang giao, giữ hòa hiếu với triều đình phương Bắc rồi nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử tu hành.

Sau nhiều lần tu theo pháp Đại đầu đà, Ngài đã lấy Đạo hiệu Giác hoàng điều ngự. Ngài thu nạp nhiều đệ tử và chọn ra hai đệ tử để giúp Ngài trong quá trình truyền đạo, sau đó sáng lập ra Phật tông Trúc Lâm Yên Tử và chọn chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), Ngài và hai đệ tử là Thiền Sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái mở các khóa kiết hạ cho tăng ni và sai Thiền sư Pháp Loa lập sổ tăng ni cho cả nước, định lệ ba năm lại độ một lần, từ đó thống nhất đạo Phật trong cả nước vào một giáo hội. Giáo hội Phật giáo theo Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, cũng là giáo hội Phật giáo đầu tiên của Việt Nam.

Ngoài chùa Vĩnh Nghiêm- nơi ghi đậm dấu ấn của đức Phật hoàng, trên sườn núi phía Tây dải Yên Tử còn nhiều nơi ghi dấu con đường hoằng dương của đức Phật hoàng. Sử ghi: Năm 1293, Ngài rũ bỏ ngai vàng nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (Trần Anh Tông) và kế vị Thái Thượng hoàng, năm sau (1294) xuất gia lên núi ẩn cư tu thiền học Phật.
Dulichgo
Con đường du lịch văn hoá tâm linh phía Tây Yên Tử gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng nằm trọn vẹn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên con đường ấy, chùa Vĩnh Nghiêm được coi là điểm khởi phát cho chuyến du ngoạn đáng quan tâm nhất.

Nhà nghiên cứu Trần Văn Lạng đã dẫn từ sách Đạo giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền một thông tin rất thú vị: “… Khi Ngài vào núi Yên Tử, đi về phía Đông đến chùa Sơn Tháp (Hòn Tháp), nhà sư ở đó thấy diện mạo lạ thường, lấy làm kính trọng. Lúc đó cũng là ngày Thánh Tông sắc cho quần thần bốn phương tìm ngài về. Ngài bất đắc dĩ phải quay về lên ngôi…”. Chùa Sơn Tháp tọa trong khe núi Lòng Thuyền, thuộc địa phận thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý (Lục Nam). Vậy, chùa Sơn Tháp chính là nơi ghi dấu ấn đầu tiên khi Ngài bí mật rời kinh đô vào núi tu hành.

Sự kiện này có lẽ là nguồn cội của con đường xiển dương Phật đạo của Ngài ở miền Tây Yên Tử sau này. Năm 1299, Ngài rời hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) hành đạo, lấy pháp danh là Hương Vân Đại đầu đà. Khi đã sáng lập Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, là một lãnh đạo Phật giáo Đại Việt với tinh thần nhập thế, Người không chỉ an cư ở Yên Tử mà năng đi thuyết pháp, giảng thập thiện ở khắp nhân gian.
Dulichgo
Nếu chùa Sơn Tháp là nơi ghi dấu ban đầu người lên Yên Tử tu hành thì chùa Vĩnh Nghiêm là nơi Ngài nhiều lần đến thuyết giảng Phật pháp và độ điệp chúng sinh. Người có công truyền đăng cho hai đệ tử xuất sắc là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Pháp Loa là vị Thiền sư truyền đăng tiếp tục thắp sáng, xiển dương Phật pháp, mở mang nhiều ngôi chùa tháp ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang ngày nay.

Việc mở mang nhiều chùa, am ở Tây Yên Tử như: Chùa Hồ Bấc (xã Nghĩa Phương), chùa Bát Nhã (xã Huyền Sơn), chùa Mã Yên (xã Bắc Lũng), chùa Cao, chùa Khám Lạng (xã Khám Lạng), chùa Nhạn Tháp (xã Tiên Nha), chùa Đám Trì (xã Lục Sơn) thuộc huyện Lục Nam; chùa Am Vãi, chùa Hàm Long (xã Nam Dương) thuộc huyện Lục Ngạn... của Tổ Pháp Loa là sự kế thừa con đường hoằng dương Phật pháp của đức Phật hoàng.

Con đường hoằng dương Phật pháp của đức Phật hoàng, những nơi Ngài thuyết pháp, giảng đạo, phổ độ chúng sinh bằng Thập thiện nay dần được tái hiện và được đầu tư trở thành những trọng điểm du lịch văn hóa về nguồn. Các địa phương vùng Đông, Tây Yên Tử (Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang) đã liên kết đánh thức tiềm năng giá trị di sản Phật hoàng Trần Nhân Tông để cùng phát triển.

Còn con đường du lịch văn hoá tâm linh phía Tây Yên Tử gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng nằm trọn vẹn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là con đường hình thành và tồn tại từ nhiều thế kỷ qua. Nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật tông Trúc Lâm Yên Tử.
Dulichgo
Trên con đường ấy, điểm chùa Vĩnh Nghiêm được coi là điểm khởi phát cho chuyến du ngoạn đáng quan tâm nhất bởi nơi đây phụng thờ Phật và Tam tổ Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là nơi tàng lưu các di sản tư liệu đặc sắc của Phật tông Trúc Lâm Yên Tử mà nay đã trở thành di sản tư liệu của nhân loại.

Từ đây, khách hành hương theo con đường tâm linh về với Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử ở Đồng Thông (Sơn Động). Khu du lịch ra đời là kết quả của sự sáng tạo trong khai thác tiềm năng văn hóa tâm linh kết hợp với vẻ huyền diệu của môi trường sinh thái nơi đây sẽ làm hài lòng du khách muôn phương trong mùa xuân này.

Theo TS Nguyễn Văn Phong (Báo Bắc Giang)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Bảo tượng Phật Hoàng lớn nhất VN trên núi Yên Tử
Điều ít biết về nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Về Yên Tử ngắm tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông[/tintuc]

Ngôi chùa rồng trên mặt nước tại An Giang

[tintuc]

(Zing) - Châu Đốc, An Giang, là địa phương thu hút nhiều Phật tử ghé thăm. Đến đây dịp Tết, bạn không thể bỏ lỡ chùa Huỳnh Đạo, ngôi chùa rồng linh thiêng đẹp như tiên cảnh dưới đây.

Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc.

Với kiến trúc độc đáo và không giang rộng, chùa Huỳnh Đạo là nơi được nhiều Phật tử lựa chọn để hành hương dịp đầu năm mới.

Chùa được xây dựng vào năm 1996, lúc đầu chùa chỉ có ngôi Tam Bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng thật trang nghiêm, mỹ lệ.

Vào những dịp lễ, Tết, ngôi chùa tiếp đón rất đông Phật tử từ các địa phương ghé thăm.
Dulichgo
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, với hai gian thờ chính và một khuôn viên lớn, bên ngoài thờ các vị thần bốn phương. Chùa Huỳnh Đạo còn có nhà thờ nằm giữa hồ với hình ảnh con rồng lớn đầy uy lực.

Tham quan khuôn viên chùa Huỳnh Đạo, bạn sẽ thấy được sự tỉ mỉ, chăm chút của người thợ đặt trên từng bức tượng công phu, tinh xảo. Màu sắc và cảnh trí ở nơi đây được sắp xếp một cách tinh tế, đẹp mắt.

Du khách yêu mến nơi này bợi sự thanh tịnh, bình yên và dễ chịu. Nếu muốn khám phá trọn vẹn hết ngôi chùa, bạn nên đi vào buổi sáng sớm.
Dulichgo
Thời điểm này nắng đẹp bạn có thể chụp được nhiều tấm hình ấn tượng, hơn hết buổi sáng vắng người, bạn có thể thoải mái đi dạo, khám phá và tìm hiểu sâu hơn về ngôi chùa.

Theo Thanh Thùy (News Zing)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Chuyện về đình Thi Phổ

[tintuc]

(QNO) - Đình Thi Phổ ở thôn 4, xã Đức Tân (Mộ Đức) là một trong những ngôi đình nổi tiếng ở Quảng Ngãi thời xa xưa. Không chỉ gắn với lịch sử khai phá, lập làng tại vùng đất mới của người Việt, đình Thi Phổ còn là điểm đến tâm linh của người dân từ bao đời nay.

Theo lời kể của người dân ở địa phương, đình Thi Phổ rất linh thiêng, bởi vậy nhiều người vẫn thường đến đây để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thường thì đình làng tọa lạc ở những nơi vắng vẻ, yên tịnh, nhưng đình Thi Phổ lại được bao bọc bởi nhà dân. Dẫu vậy, sự linh thiêng vẫn bao trùm khắp cả ngôi đình.

Anh Võ Minh Tuấn, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết: Dựa vào những tư liệu sắc phong còn lưu giữ tại đình Thi Phổ và thông qua hệ thống kiến trúc của ngôi đình thì đình Thi Phổ được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, đầu thế kỷ XIX, nơi đây gắn liền với lịch sử khai phá, lập làng của một số họ tộc tiền hiền như họ Trần, Phạm, Nguyễn, Lê, Võ.


< Nhà thờ thuỷ tổ Trần Cẩm ở xã Đức Thạnh.
Dulichgo
Qua nghiên cứu tài liệu gia phả, thị tỉ, sắc phong của tộc Trần ở Đức Thạnh vào thời vua Lê Thế Tông niên hiệu Quang Hưng thứ 20 năm 1597 đã phong sắc cho Trần Cẩm của tộc họ Trần là Phụ Quốc Thượng Tướng Quân được toàn quyền coi quản công việc theo các sắc chỉ như việc chuyển vận quan thuế, lấy các hạng dân binh thuộc bản xứ trấn giữ dinh quận công.

Năm 1598, Trần Cẩm đã đưa những lưu dân xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh đến khai hoang một vùng đất huyện Mộ Hoa, phủ Tư Nghĩa kéo dài từ bờ nam sông Vệ, xã Đức Chánh đến Thạch Trụ, xã Đức Lân hiện nay. Vì vùng đất này còn rất hoang sơ bởi sơn lam chướng khí, ông đã cùng những lưu dân đến đây để khai hoang lập nên làng Địa Thi, bây giờ gọi là làng Thi Phổ.

Trong quá trình khai hoang lập làng, các dòng họ tiền hiền và một số dòng họ khác đến làng Địa Thi sau này đã đóng góp xây dựng đình làng Thi Phổ để thờ những vị tiền hiền đã có công mở đất, khai phá lập làng và thờ những vị thần linh được quan niệm là đã có công giúp nước, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân trên vùng đất mới.

< Đình Thi Phổ.

Anh Võ Minh Tuấn cho biết thêm, về sau các vua chúa triều Nguyễn đã truy phong rất nhiều sắc phong cho các vị tiền hiền đã có công giúp nước, bảo vệ nhân dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, như sắc phong cho Trần Cẩm vào năm Khải Định thứ 10 (1925) là tiền hiền đã có công khai hoang lập làng Địa Thi, công đức sáng rõ với tước phong là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, chánh khám lý, quảng nham hầu, dực bảo trung hưng linh phò tôn thần và sắc phong cho ông Phạm Công Hiều với tước phong là Dực bảo trung hưng nhị tướng chi thần. Các sắc phong này trước kia được thờ tại đình Thi Phổ, nhưng đến nay đã được con cháu tộc Trần và tộc Phạm rước về nhà thờ tiền hiền thờ tự.
Dulichgo
Đình Thi Phổ có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh, gồm có nhà tiền tế và hậu cung. Nội thất bên trong đình được chạm khắc rất tinh xảo, ghi dấu kiến trúc nghệ thuật độc đáo của người xưa. Hằng năm, vào ngày 20 tháng 3 âm lịch, nay đổi lại vào ngày 14 tháng 8 âm lịch, người dân trong làng tập trung về đình Thi Phổ tổ chức lễ cầu an, bày tỏ lòng tri ân đối với các vị tiền hiền và cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống được ấm no, an bình.

“Đình Thi Phổ là công trình tín ngưỡng mang tính cố kết cộng đồng, gắn liền với lịch sử khai phá lập làng của các bậc tiền hiền, hậu hiền ở vùng đất huyện Mộ Đức. Di tích còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, sắc phong của triều Nguyễn và nhiều hoành phi, liễn đối chữ Hán có giá trị. Chính vì vậy, đình Thi Phổ cần được bảo tồn và phát huy những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật để phục vụ nhân dân địa phương cũng như khách tham quan du lịch”, anh Võ Minh Tuấn nhấn mạnh.
Dulichgo
Hiện nay, nhiều hạng mục ở đình Thi Phổ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương trùng tu, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật đình Thi Phổ, với tổng kinh phí không quá 990 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện Mộ Đức, xã Đức Tân và các nguồn huy động khác.

Theo Minh Anh (Báo Quảng Ngãi)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Đình Thi Phổ (Mộ Đức, Quảng Ngãi)[/tintuc]

CHO THUÊ XE DCAR LIMOUSINE TP.HCM

[tintuc]

Với mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm cao hơn về dịch vụ vận chuyển, Travel BnB, Xe Hai Van đã nâng cấp dịch vụ vận chuyển khách hàng của mình lên một tầm cao mới. BNB đã bổ sung vào đội xe vận chuyển của mình xe DCAR LIMOUSINE cao cấp, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng trong thời gian tới.

Với không gian của xe Ford Transit 16 chỗ, nội thất được trang trí lại cao cấp hơn, số ghế được giảm xuống còn 9 chỗ ngồi, tạo ra một không gian cực kỳ rộng rãi, ghế da cao cấp, rộng rãi, khách hàng có thể vừa di chuyển vừa bàn công việc hoặc vui chơi thoải mái trong suốt chuyến đi.

Không gian nội thất được bố trí hài hoà với các vật liệu cao cấp như
 Nội thất da cao cấp
    Hệ thống âm thanh hi-end,
    Màn hình LCD, TV
    Nhiều cổng sạc cho các thiết bị di động: điện thoại, laptop, tablet..
    Wi-Fi tốc độ cao,Mini bar
    Đèn đọc sáchĐiều hòaKhoang hành lý.... tất cả đều được làm tỉ mỉ và tinh tế nhằm mang đến chất lượng tốt nhất cho dòng xe DCAR LIMOUSINE, 



Dòng xe sang trọng Dcar Ford Transit thích hợp thuê đi công tác, làm việc, đưa đón sân bay, chạy hội nghị, sự kiện hay những tour du lịch cao cấp, vận chuyển đường xa.
Để khách hàng được trải nghiệm dịch vụ cao cấp, chúng tôi luôn luôn phục vụ với giá cả phải chăng, giá cho thuê xe Dcar Limousine luôn phải chăng và cạnh tranh nhất thị trường, xe hải vân mong được đồng hành cùng Quý khách hàng.
[/tintuc]

Chùa Diêm Điền ở TT Ngô Đồng – Giao Thủy

[tintuc]

(TTNĐ) - Đền chùa Diêm Điền xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy tọa lạc tại khu 4B thị trấn Ngô Đồng là công trình tôn giáo có giá trị lịch sử và nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đền Diêm Điền thờ thành hoàng và các vị tổ thành lập làng.

Vào thời vua Lê Kính Tông (1600-1619) có 10 gia đình mang họ khác nhau, cùng kết nghĩa bạn bè, rời quê hương Thiên Bản- Vụ Bản- Nam Định về trang Hà Cát huyện Giao Thủy- Phủ Thiên Trường- Trấn Sơn Nam khai hoang lấn biển. Lúc đầu họ dựng lều trên cồn cát để ở, sinh sống bằng nghề làm muối nên làng có tên là “Diêm Điền” nghĩa là cánh đồng muối. Cùng với sự phát triển của làng xã, người dân Diêm Điền đã biết cải tạo, dẫn nước ngọt về thau chua, rửa mặn ruộng đồng và trồng được các loại lúa Sung, Lúa Gìơ, lúa hoa Dâu, là những loại lúa thân cao, có sức chịu đựng chua mặn, ngập úng.

Điều kiện làm ăn ngày càng thuận lợi, “đất lành chim đậu” nhân dân các nơi đổ về về đây nhập cư càng nhiều. Đến năm 1614 quan đại thần Lưu Đình Chất làm dinh điền chánh sứ tại vùng biển Giao Thủy xuất tiền đắp đê, lập ra 12 xã, trong đó có Diêm Điền.
Dulichgo
Khi ấy nhân dân trong xã xây dựng đền, rước chân nhang thành hoàng quê gốc của 10 ông tổ là cụ Lê Đình Hương- một tướng tiên phong có công dẹp giặc Thục dưới thời Hùng Duệ Vương về thờ làm thành hoàng làng mới Diêm Điền.

Ngoài ra để nhớ ơn 10 vị tổ các họ: Đoàn, Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Đặng, Hoàng, Hà, Bùi, Vũ, nhân dân địa phương đặt thần vị phối thờ ở trong đền.

Năm 1675, 10 ông tổ được phong tước bá và ban mỹ tự để thờ là: “Phụng thiên khai cơ chiêu dân lập ấp bảo thành trợ thuận hoằng nhân giáo nghĩa” có nghĩa là: “Vâng mệnh trời khởi xướng việc chiêu dân lập làng, giữ gìn công việc thuận lợi, khuếch trương việc nhân nghĩa dạy dỗ nhân dân”. Hiện nay còn đôi câu đối nhấn tại hiên tiền đường ca ngợi công lao của các vị tổ:

“Hoành hải hữu đê lưu sứ thủy
Diêm Điền lập ấp thạp công tiên”
(Đê ngang được đắp do quan Dinh Điền sứ
Lập ấp Diêm Điền nhờ công 10 vị tổ)

Ngôi đền ban đầu làm bằng tranh tre, sau dần được kiến thiết mở mang uy nghi hơn. Đến thế kỷ XIX đền được xây dựng bằng gỗ theo kiểu chữ “Đinh”.Dulichgo

Tòa tiền đường gồm có 5 gian, 2 gian ngoài cùng được xây vít có tạo cửa sổ để thông thoáng, 3 gian giữa tạo của ra vào, cánh cửa gỗ kiểu thượng song hạ bàn. Hai đầu hồi xây bít đốc, mái lợp ngói nam. Tiền đường gồm có 4 bộ vì, gánh đỡ mỗi bộ vì là 4 cây cột gỗ lim đường kính 0.3 m, đặt chân trên tảng đá xanh. Các vì nóc được làm theo kiểu ván mê, chạm khắc hổ phù, rồng bay trong mây.

Vì ách chạm tứ linh. Trên các câu đầu, các bẩy ngoài đường chỉ đơn, chỉ kép còn nhấn tỉa những cành lá lật mềm mại, khiến cho từng bộ phận tách riêng ra nhưng không đơn điệu và khi hòa nhập trong một tổng thể thì nó lại càng hỗ trợ nâng cao gia trị cho cả công trình.

Bốn gian cung cấm của đền được nối với tiền đường bằng hệ thống cửa bức bàn, bộ vì được làm theo kiểu ván mê, các mảng chạm khắc kỹ thuật tinh xảo với đề tài lưỡng long chầu nguyệt, mai hóa… đặc biệt là hình ảnh tứ linh sinh động ở ván mê: rồng bay lượn trong mây, phượng đang tung cánh, rùa ly vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn lại nhau.
Dulichgo
Chùa Diêm Điền được nhân dân xây dựng sau khi dựng đền. Chùa được làm theo kiểu chữ “đinh” bái đường 5 gian, thượng điện 3 gian. Hệ thống cột và tường bao quanh được xây bằng gạch, mái lợp ngói nam. Nhà tổ nằm lui về phía sau chùa, gồm 5 gian thiết kế theo kiểu chồng diêm với các bờ bảng, mái cong, các con kìm, kẻ góc đầu đao được gia công khá công phu, tinh xảo.

Di tích Đền chùa Diêm Điền có nhiều mối liên quan đến phong trào cách mạng của địa phương, đặc biệt trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền. Đây là địa điểm cho các đội tự vệ địa phương luyện tập quân sự. Tại đền có hầm bí mật cất giữu tài liệu, che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động lâu dài.

Ngày nay, người dân Diêm Điền xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, trù phú hơn. Để tưởng nhớ buổi ban đầu các ông tổ bắt tay khai khẩn vùng đất này, hàng năm vào ngày 16/3 (âm lịch) dân làng tổ chức lễ hội truyền thống giáo dục con cháu ghi nhớ công đức tổ tiên.Dulichgo

Đền chùa Diêm Điền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Theo Tin Tức Nam Định
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn