di tích lịch sử

Hiển thị các bài đăng có nhãn di tích lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di tích lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Chùa Diêm Điền ở TT Ngô Đồng – Giao Thủy

[tintuc]

(TTNĐ) - Đền chùa Diêm Điền xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy tọa lạc tại khu 4B thị trấn Ngô Đồng là công trình tôn giáo có giá trị lịch sử và nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đền Diêm Điền thờ thành hoàng và các vị tổ thành lập làng.

Vào thời vua Lê Kính Tông (1600-1619) có 10 gia đình mang họ khác nhau, cùng kết nghĩa bạn bè, rời quê hương Thiên Bản- Vụ Bản- Nam Định về trang Hà Cát huyện Giao Thủy- Phủ Thiên Trường- Trấn Sơn Nam khai hoang lấn biển. Lúc đầu họ dựng lều trên cồn cát để ở, sinh sống bằng nghề làm muối nên làng có tên là “Diêm Điền” nghĩa là cánh đồng muối. Cùng với sự phát triển của làng xã, người dân Diêm Điền đã biết cải tạo, dẫn nước ngọt về thau chua, rửa mặn ruộng đồng và trồng được các loại lúa Sung, Lúa Gìơ, lúa hoa Dâu, là những loại lúa thân cao, có sức chịu đựng chua mặn, ngập úng.

Điều kiện làm ăn ngày càng thuận lợi, “đất lành chim đậu” nhân dân các nơi đổ về về đây nhập cư càng nhiều. Đến năm 1614 quan đại thần Lưu Đình Chất làm dinh điền chánh sứ tại vùng biển Giao Thủy xuất tiền đắp đê, lập ra 12 xã, trong đó có Diêm Điền.
Dulichgo
Khi ấy nhân dân trong xã xây dựng đền, rước chân nhang thành hoàng quê gốc của 10 ông tổ là cụ Lê Đình Hương- một tướng tiên phong có công dẹp giặc Thục dưới thời Hùng Duệ Vương về thờ làm thành hoàng làng mới Diêm Điền.

Ngoài ra để nhớ ơn 10 vị tổ các họ: Đoàn, Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Đặng, Hoàng, Hà, Bùi, Vũ, nhân dân địa phương đặt thần vị phối thờ ở trong đền.

Năm 1675, 10 ông tổ được phong tước bá và ban mỹ tự để thờ là: “Phụng thiên khai cơ chiêu dân lập ấp bảo thành trợ thuận hoằng nhân giáo nghĩa” có nghĩa là: “Vâng mệnh trời khởi xướng việc chiêu dân lập làng, giữ gìn công việc thuận lợi, khuếch trương việc nhân nghĩa dạy dỗ nhân dân”. Hiện nay còn đôi câu đối nhấn tại hiên tiền đường ca ngợi công lao của các vị tổ:

“Hoành hải hữu đê lưu sứ thủy
Diêm Điền lập ấp thạp công tiên”
(Đê ngang được đắp do quan Dinh Điền sứ
Lập ấp Diêm Điền nhờ công 10 vị tổ)

Ngôi đền ban đầu làm bằng tranh tre, sau dần được kiến thiết mở mang uy nghi hơn. Đến thế kỷ XIX đền được xây dựng bằng gỗ theo kiểu chữ “Đinh”.Dulichgo

Tòa tiền đường gồm có 5 gian, 2 gian ngoài cùng được xây vít có tạo cửa sổ để thông thoáng, 3 gian giữa tạo của ra vào, cánh cửa gỗ kiểu thượng song hạ bàn. Hai đầu hồi xây bít đốc, mái lợp ngói nam. Tiền đường gồm có 4 bộ vì, gánh đỡ mỗi bộ vì là 4 cây cột gỗ lim đường kính 0.3 m, đặt chân trên tảng đá xanh. Các vì nóc được làm theo kiểu ván mê, chạm khắc hổ phù, rồng bay trong mây.

Vì ách chạm tứ linh. Trên các câu đầu, các bẩy ngoài đường chỉ đơn, chỉ kép còn nhấn tỉa những cành lá lật mềm mại, khiến cho từng bộ phận tách riêng ra nhưng không đơn điệu và khi hòa nhập trong một tổng thể thì nó lại càng hỗ trợ nâng cao gia trị cho cả công trình.

Bốn gian cung cấm của đền được nối với tiền đường bằng hệ thống cửa bức bàn, bộ vì được làm theo kiểu ván mê, các mảng chạm khắc kỹ thuật tinh xảo với đề tài lưỡng long chầu nguyệt, mai hóa… đặc biệt là hình ảnh tứ linh sinh động ở ván mê: rồng bay lượn trong mây, phượng đang tung cánh, rùa ly vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn lại nhau.
Dulichgo
Chùa Diêm Điền được nhân dân xây dựng sau khi dựng đền. Chùa được làm theo kiểu chữ “đinh” bái đường 5 gian, thượng điện 3 gian. Hệ thống cột và tường bao quanh được xây bằng gạch, mái lợp ngói nam. Nhà tổ nằm lui về phía sau chùa, gồm 5 gian thiết kế theo kiểu chồng diêm với các bờ bảng, mái cong, các con kìm, kẻ góc đầu đao được gia công khá công phu, tinh xảo.

Di tích Đền chùa Diêm Điền có nhiều mối liên quan đến phong trào cách mạng của địa phương, đặc biệt trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền. Đây là địa điểm cho các đội tự vệ địa phương luyện tập quân sự. Tại đền có hầm bí mật cất giữu tài liệu, che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động lâu dài.

Ngày nay, người dân Diêm Điền xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, trù phú hơn. Để tưởng nhớ buổi ban đầu các ông tổ bắt tay khai khẩn vùng đất này, hàng năm vào ngày 16/3 (âm lịch) dân làng tổ chức lễ hội truyền thống giáo dục con cháu ghi nhớ công đức tổ tiên.Dulichgo

Đền chùa Diêm Điền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Theo Tin Tức Nam Định
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Cố Viên Lầu - Làng quê Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư

[tintuc]

(DTO) - Nằm ẩn mình bên dòng sông Ngô Đồng, làng Việt cổ Cố Viên Lầu đang lưu giữ nhiều nếp nhà xưa mang đậm nét văn hóa độc đáo và đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cố Viên Lầu được ví như một làng quê đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư.

Làng Việt cổ Cố Viên Lầu được phục dựng từ năm 1990, tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), nằm trong vùng đệm của Quần thể danh thắng Tràng An. Khu đất xây làng xưa kia là ngôi làng cổ Vụng Chùa cách đây hơn 1.000 năm thời Đinh - Lê, do chiến tranh bị mai một.

Cố Viên Lầu có nghĩa là nhà vườn cổ. Chủ nhân của ngôi làng mong muốn phục dựng lại làng để xem như đây như là ngôi làng nhà vườn cổ của kinh đô Hoa Lư xưa. Toàn bộ làng nằm trên diện tích 22.000m2, phía Đông giáp đường vào đền Thái Vi, phía Tây giáp sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến thuyền Tam Cốc, phía Bắc giáp thung lũng núi Cửa Quen.

Làng Việt cổ Cố Viên Lầu quy tụ hơn 20 ngôi nhà cổ, được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình và một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam.

Các ngôi nhà đều mang đậm nét kiến trúc Việt cổ xưa từ thế kỷ 18 - 20. Cố Viên Lầu được phục dựng lại như một ngôi làng cổ, có đình làng, nhà dân, nghênh tân các, cổng làng, đường làng ngõ xóm...
Dulichgo
Các ngôi nhà cổ nằm san sát nhau, được phân thành hai kiểu nhà là khu nhà giàu và khu nhà nghèo nằm san sát nhau. Khu nhà giàu đại diện cho tầng lớp quý tộc như: Tránh tổng, Lý trưởng, Tránh phó... Khu nhà nghèo thuộc tầng lớp bần cố nông, là những người phục vụ hỗ trợ cho lớp nhà giàu.

Đình làng nằm ở vị trí giữa làng trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Theo chủ nhân của làng Việt cổ Cố Viên Lầu, đây là ngôi đình của một ngôi làng ở Thanh Liêm (Hà Nam) có tuổi đời hơn 150 năm, được đưa về Cố Viên Lầu hơn chục năm qua. Đình làng với mái cong vút, có 7 gian với hàng chục cây cột.

Ngôi đình được xây dựng có hiên tiền xung quanh. Đình Thanh Liên gồm các hạng mục chính như: Đình làng, Tả môn, Hữu môn, có sân đình rất rộng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân xưa kia.

Đây là ngôi đình hầu như được giữ nguyên bản trước khi đưa về trưng bày, lưu giữ tại Cố Viên Lầu.

Vật liệu xây dựng đình làng được làm chủ yếu bằng gỗ, trên lợp ngói vảy cá. Gỗ dựng đình làng nhiều nhất là gỗ lim cùng nhiều loại gỗ khác như xăng nẽ, xoan đào... Bên trong mái đình các cột, kèo, vì được trạm khắc nhều hoa văn tinh xảo. Đặc điểm nổi bật nhất của các hoa văn họa tiết trên gỗ này là hình họa hoa sen...

Khu nhà giàu gồm những nhà cổ kiên cố, khang trang được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng.
Dulichgo
Các ngôi nhà này có kiến trúc độc đáo, không ngôi nhà nào giống ngôi nhà nào. Nhà thì 5 gian, 2 dĩ và 2 trái; có ngôi nhà lại chỉ có 3 gian 2 trái với mái cong vút như mái đình.

Nhà cổ Ý Yên (Nam Định) là một trong những ngôi nhà cổ xưa có tuổi đời trên 100 năm. Ngôi nhà khu nhà giàu này có các thiết kế, họa tiết hoa văn tinh xảo, lát gạch Bát Tràng. Các vật dụng sinh hoạt bên trong cũng độc đáo và giá trị, xứng tầm với chủ nhân của ngôi nhà xưa kia.

Các nhà cổ thuộc khu nhà giàu ở Cố Viên Lầu đều có niên đại trên 100 năm. Chủ nhân Cố Viên Lầu đã cất công và bỏ nhiều công sức trong rất nhiều năm mới đưa được những ngôi nhà cổ về trưng bày ở đây.

Nhà có niên đại cao nhất là nhà cổ Ninh Sơn với tuổi đời trên 350 năm, nhà cổ Ninh Xuân trên 200 năm...

Những họa tiết trên mái nhà của một ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu, nhìn kỹ như một bức tranh tinh xảo, thiên biến vạn hóa với đủ các loại gam màu, nội dung khác nhau. Từ các linh vật như: Long, Phụng, đến các cây tứ quý: Tùng - Trúc - Cúc - Mai... đều được sắp xếp một cách rất hợp lý đầy tính nghệ thuật, thể hiện tay nghề cao của người dân Việt xưa kia.

Những ngôi nhà của tầng lớp bần cố nông nằm xen kẽ với các ngôi nhà của nhà giàu. Khu nhà nghèo được phục dựng như xưa, là nơi sinh sống của tầng lớp phục vụ cho lớp người giàu. Vì thế cuộc sống của họ cũng không mấy khá giả. Thậm chí còn rách nát, đơn sơ.
Dulichgo
Những ngôi nhà của lớp người nghèo nằm ở các vị trí không mấy đắc địa trong làng, được thể hiện nổi bật trong làng Việt cổ Cố Viên Lầu. Theo chủ nhân của làng Cố Viên Lầu, những ngôi nhà tranh vách đất này cũng được phục dựng giống như nguyên bản để khách đến tham quan như đang được sống lại ký ức của thời xa xưa.

Bên trong một ngôi nhà tranh vách đất ở Cố Viên Lầu, đồ đạc đơn sơ, không có gì giá trị. Căn nhà tuềnh toàng, dột nát nói lên sự khắc khổ của chủ nhân xưa kia, đúng với thân phận bần cố nông, là lớp người giúp việc cho những người cai trị trong xã hội phong kiến xưa.

Ngoài đình làng, nhà dân, Tân Nghinh Các ở làng Việt cổ Cố Viên lầu cũng được phục dựng như nguyên bản. Tân Nghinh Các này được đưa về đây cũng có niên đại khá lâu.

Vẻ đẹp bình yên tĩnh lặng ở Cố Viên Lầu - Ngôi làng quê đậm chất đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Chủ nhân của làng Việt cổ chia sẻ, muốn phục dựng lại Cố Viên Lầu là để khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Dulichgo
Trong làng, ngoài những ngôi nhà còn rất nhiều cổ vật có giá trị qua nhiều thời kỳ khác nhau đang được lưu giữ và trưng bày.

Mỗi năm, Cố Viên Lầu đón trên 2.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây để được hòa mình vào văn hóa làng quê Việt xưa kia. Làng Việt cổ Cố Viên Lầu ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) từ lâu được xem như một di sản văn hóa Việt Nam cần phải phát huy giá trị, quảng bá hơn nữa nét văn hóa độc đáo đến nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách quốc tế.

Gần 30 năm tồn tại, Cố Viên Lâu từ lâu là địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình được nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Nơi đây, cũng là phim trường từng quay rất nhiều bộ phim nổi tiếng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Long Thành cầm giả ca; Đường đến thành Thăng Long; hay những bộ phim khác như Vợ Ba...
Dulichgo
Hàng năm, các ngôi nhà cổ thường xuyên được tu sửa, chỉnh trang để phục vụ du khách tham quan. Không gian yên tĩnh, thanh bình của làng Việt cổ Cố Viên Lầu bên dòng sông Ngô Đồng đã làm say đắm lòng bao du khách mỗi khi đến đây để được hòa mình vào đời sống làng quê Bắc Bộ xa xưa.

Theo Thái Bá (Dân Trí)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Cột chỉ đường cổ nhất Đà Nẵng nằm ở đâu?

[tintuc]

(IFN) - Thực ra nó nằm ngay giữa trung tâm TP, tại góc ngã ba Bạch Đằng – Thành Điện Hải, cạnh khách sạn 5 sao Novotel, phía sau là Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, nhưng lại không mấy ai biết!

Cột chỉ đường từ thời thuộc Pháp, chỉ dẫn tới Bảo tàng Henri Parmentier

Ngày 24/11, Sở Du lịch Đà Nẵng cho hay, nhằm khảo sát các điểm đến mới hình thành các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước, vào ngày 30/11 Sở sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp lữ hành, báo chí khảo sát thực tế và trao đổi, thảo luận về một số điểm đến văn hóa, gồm: Cột tên chỉ đường cổ - Thành Điện Hải và Bảo tàng Đà Nẵng – Đình làng Hải Châu – Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Nếu tên tuổi các điểm đến Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Hải Châu, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã khá quen thuộc với người dân, du khách và được thông tin khá thường xuyên trên báo chí thì ngược lại, hầu như chưa mấy ai biết gì về “Cột chỉ đường cổ” tại Đà Nẵng, dù nó nằm tại góc ngã ba Bạch Đằng – Thành Điện Hải, cạnh khách sạn 5 sao Novotel, phía sau là Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng.
Dulichgo
Cột chỉ đường này được đúc bằng xi măng, cốt thép rất chắc chắn, phía trên có một tấm bảng cũng đúc bằng xi măng, hiện còn dấu tích của dòng chữ tiếng Pháp dù đã bị đục bỏ nhưng vẫn còn có thể cho thấy đây là bảng chỉ đường tới Musée Henri Parmentier, tức Bảo tàng Henri Parmentier. Vậy Bảo tàng Henri Parmentier nằm ở đâu?


< Dấu tích của dòng chữ cho thấy đây là bảng chỉ đường tới Musée Henri Parmentier, nay chính là Bảo tàng điêu khắc Chăm...

Theo các tài liệu, cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng để bảo quản, trưng bày các cổ vật Chăm.

Năm 1902, nhà khảo cổ Henri Parmentier – Chủ nhiệm khoa Khảo cổ của của Trường Viễn Đông Bác cổ - chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Công trình được Trường Viễn Đông Bác cổ khởi xây năm 1915, đến năm 1919 thì hoàn tất với tên gọi “Công viên Tourane”.
Dulichgo
Bộ sưu tập đầu tiên trưng bày ở đây là 160 cổ vật điêu khắc do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19, rồi được bổ sung thêm các hiện vật phát hiện về sau. Năm 1927, kiến trúc sư J. Y. Claeys (Trường Viễn Đông Bác cổ) đề xướng mở rộng bảo tàng nhưng đến năm 1936 mới hoàn tất. Ngày 11/3/1936, nhân tái khánh thành bảo tàng có sự hiện diện của Henri Parmentier, Trường Viễn Đông Bác cổ vinh danh ông bằng cách chính thức đặt tên cho bảo tàng này là Musée Henri Parmentier, nay chính là Bảo tàng điêu khắc Chăm.


< Trải qua bao biến thiên của lịch sử, cột chỉ đường này vẫn đang đứng nguyên gần góc ngã ba Bạch Đằng - Thành Điện Hải nhưng không mấy ai biết.

Như vậy, “Cột chỉ đường cổ” nêu trên chính là cột chỉ đường tới một bảo tàng độc nhất vô nhị trên thế giới tại Đà Nẵng. Cột chỉ đường này được xây dựng từ lúc nào? Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, người Pháp rất tôn trọng và có ý thức giữ gìn các di sản văn hóa. Vì vậy sau khi tái khánh thành và đặt tên “Musée Henri Parmentier” năm 1936 thì họ có ngay các biện pháp truyền thông, quảng bá và hướng dẫn về bảo tàng này.

“Tôi nghĩ có khả năng cột chỉ đường này xây dựng trong năm 1936 hoặc chậm nhất là 1937, tức cách đây hơn 80 năm. Đà Nẵng thời thuộc Pháp chỉ có một trục đường chính duy nhất là Quai Courbet (nay là đường Bạch Đằng) chạy dọc bờ Tây sông Hàn. Cột chỉ đường đến Musée Henri Parmentier nằm ngay trên trục đường này. Đây cũng là cột chỉ đường duy nhất do người Pháp xây dựng còn lại trên đất Đà Nẵng cho đến nay!” – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Khuếch trương tên tuổi và bảo vệ dấu tích lịch sử này bằng cách nào?
Dulichgo
Trước đó vài tháng, PV Infonet đã thông tin tới lãnh đạo Sở Du lịch, Sở GTVT Đà Nẵng về “cột chỉ đường cổ” này. Họ đã kiểm tra và rất ngạc nhiên, không hiểu sao nó vẫn tồn tại qua hai cuộc chiến tranh và bao nhiêu biến thiên của lịch sử? Đặc biệt, không hiểu sao nó vẫn còn có thể đứng nguyên tại chỗ sau nhiều lần sửa chữa, mở rộng đường Bạch Đằng; tháo dỡ tòa nhà kiến trúc Pháp vốn là trụ sở TAND tỉnh QN-ĐN cũ trên cùng khu đất để xây khách sạn Novotel?...

< Du khách tham quan cột chỉ đường được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cách đây hơn gần trăm năm...

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho hay, khi mở rộng đường Bạch Đằng và khi xây khách sạn Novotel, Bảo tàng Đà Nẵng đều cử cán bộ tới làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị thi công, đề nghị có biện pháp bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng của “cột chỉ đường cổ” vì đây biển báo giao thông duy nhất của Đà Nẵng thời thuộc Pháp còn lại đến bây giờ, một dấu tích lịch sử của TP.

“Khi khách sạn Novotel tháo dỡ trụ sở TAND tỉnh QN-ĐN cũ để làm sân vườn thì chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Bảo tàng Đà Nẵng, giữ nguyên hiện trạng của cột chỉ đường cổ, đồng thời gia cố thêm móng cột cho chắc chắn hơn nữa!” – Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Và nay thì Sở Du lịch Đà Nẵng sắp đưa “cột chỉ đường cổ” này thành một điểm đến, góp phàn cho người dân cùng du khách trong và ngoài nước hiểu biết thêm về lịch sử hình thành và phát triển của TP. Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cũng cho biết đã có dự định làm một bảng thuyết minh bằng meca đặt dưới chân “cột chỉ đường cổ” này cho mọi người đến đây được biết.
Dulichgo
Về lâu dài, Bảo tàng Đà Nẵng đề xuất Sở Du lịch và Sở Văn hóa – Thể thao cần phối hợp lập và thực hiện dự án số hóa toàn bộ các tên đường, trong đó có “cột chỉ đường cổ” này cũng như các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh… để người dân, du khách dễ dàng tiếp cận thông tin thuyết minh.


< Đã bắt đầu thấy xuất hiện những vệt sơn vẽ bậy trên thân cột.

Tuy nhiên lại có một nguy cơ khác đặt ra. Lâu nay không ai biết tới thì không “mệnh hệ” gì; nay với việc lai lịch được công bố, trở thành “điểm check-in” thì liệu “cột chỉ đường cổ” này, nhất là tấm bảng xi măng, có sẽ bị ai đó “lưu danh” lên hay không? Việc hai bức tranh phong cảnh kỷ lục do Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trưng bày tại hầm đi bộ bờ Tây cầu Rồng bị viết vẽ bậy tới mức vừa phải tháo dỡ chính là một bài học nhãn tiền.

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, đối với “cột chỉ đường cổ”, quan điểm của Bảo tàng Đà Nẵng là giữ nguyên hiện trạng chớ không đụng chạm đến, không dùng hóa chất hay vật liệu gì để tác động. gây ảnh hưởng đến yếu tố gốc của dấu tích lịch sử này. Đồng thời cũng không lập hàng rào bảo vệ chung quanh vì sẽ rất phản cảm trên tuyến đường du lịch ven sông Hàn.
Dulichgo
Tuy nhiên ông thừa nhận nguy cơ “cột chỉ đường cổ” bị viết vẽ bậy là có nhiều khả năng xảy ra. Chỉ cần kẻ nào đó xịt sơn lên tấm bảng chỉ đường đến Musée Henri Parmentier như vẫn thấy ở nhiều nơi trên đường phố thì sẽ rất khó tẩy xóa, thậm chí không thể khắc phục được. Vì vậy, ông đề nghị các cấp, ngành hữu quan cần giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân và du khách chung tay giữ gìn các di sản văn hóa, lịch sử.

“Đó là về lâu dài, còn trước mắt chúng tôi sẽ đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch làm việc với khách sạn Novotel để họ chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ “cột tên đường cổ” đúng hiện trạng, vì cột chỉ đường này nằm trên cùng khu đất với họ nên rất thuận tiện; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan có biện pháp quảng bá, khuếch trương về dấu tích lịch sử này đến người dân, du khách trong và ngoài nước!” – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Theo Hải Châu (Infonet)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Một thoáng Côn Sơn

[tintuc]

(DNSG) - xứ Đông (tỉnh Hải Dương) có núi Phượng Hoàng gắn liền với phần đời của nhà chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, sau khi ông rời chốn quan trường về quê vui vầy với cỏ cây mây nước. Đó là thắng tích Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh.

Những ngày cuối năm, cảnh sắc Côn Sơn thật thanh bình và yên ả. Cánh rừng bạt ngàn thông reo vi vu trong gió, hoa cỏ ngát hương, chim chóc nô đùa... Chúng tôi lạc vào một không gian xanh biếc với núi rừng, hồ nước mênh mang và kiến trúc cổ kính, trầm mặc.

Có lẽ ống kính máy ảnh cũng không thể nào tả hết những khoảnh khắc, đường nét tuyệt mỹ ấy. Ai đã một lần ghé thăm nơi này chắc hẳn sẽ tìm được những giây phút thật thư thái. Phải chăng cũng vì vậy mà mấy trăm năm trước Nguyễn Trãi đã chọn Côn Sơn để ẩn cư?

Với tôi, về Côn Sơn cũng như được trở về quá khứ thời thơ ấu, những kỷ niệm ngày còn nhỏ được bố mẹ dẫn đến chơi vào những ngày lễ hội tháng Giêng, cũng có khi một nhóm bạn rủ nhau đạp xe gần 20 cây số về đây chỉ để mua một chiếc vòng đeo tay, ăn que kem và được hòa vào dòng người, vãn cảnh rừng thông điệp trùng.
Dulichgo
Chỉ mất khoảng nửa ngày là du khách có thể khép kín một lịch trình cho chuyến khám phá Côn Sơn với những điểm đến văn hóa tâm linh kết hợp tham quan khu sinh thái chốn ngàn thông cổ thụ.

Mùa cuối năm Côn Sơn thưa vắng, những hàng quán lèo tèo ngóng đợi du khách. Như thường lệ, bao giờ các đoàn khách cũng vào dâng hương tại các khu đền, chùa, thắp nhang thành kính dâng lên đức Phật và người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Các nhà sư ở đây kể rằng, chùa Côn Sơn (Thiên Tư Phúc tự) được khởi dựng vào thời Trần. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương là một trong bốn trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm. Đặc biệt, chùa còn tấm bia đá cổ có tên "Thanh hư động".

Tương truyền đó là bút tích của nhà vua Trần Huệ Tông khi về thăm Côn Sơn năm 1373. Đây cũng là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp bằng đá cao ba tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng Huyền Quang.
Dulichgo
Lễ chùa xong là lúc đoàn chúng tôi thong thả dạo bước trong không gian nhuốm màu huyền thoại, cùng nhau đi qua gần một nghìn bậc đá giữa rừng thông già trên núi Phượng Hoàng, cảm nhận thiên nhiên với núi rừng thơ mộng, hùng vĩ. Thăm giếng Ngọc phía chân núi, nước giếng Ngọc trong xanh và mát lạ kỳ.

Nhiều du khách thường lấy nước giếng Ngọc để uống và rửa mặt với quan niệm nguồn "nước thánh" này sẽ giúp cho con người gột rửa hết bụi trần. Tôi cũng múc một gàu nước dưới giếng, vục tay hắt những giọt nước mát lạnh vã lên mặt, cầu mong cho tâm hồn được nhẹ nhõm, mọi ưu phiền sẽ mau chóng xua tan.

Men theo các bậc đá, chúng tôi đến dòng suối chảy quanh năm, nơi đó còn có Thạch Bàn (tảng đá lớn) được cho là địa điểm xưa kia người anh hùng Nguyễn Trãi vẫn lui tới ngắm cảnh, làm thơ và "tức cảnh" sáng tác Côn Sơn ca: "Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi. Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm"...
Dulichgo
Hành trình leo núi vãn cảnh, du khách gặp một khu đền thờ lớn, là nơi thờ Trần Nguyên Đán - ông ngoại của Nguyễn Trãi và một khu nền nhà cũ là nơi ở của Nguyễn Trãi trong những ngày ông về Côn Sơn ẩn cư.

Càng lên cao, cảnh vật, không gian Côn Sơn càng như mở ra để đón nhận lòng người. Mùi nhựa thông dìu dịu lan tỏa khắp không gian, những  thác nước quanh năm róc rách, tuôn ra những bọt trắng lòa. Đồng thời cũng được tham quan, thưởng thức các sản vật địa phương như cốm, bánh đa, hạt dẻ rừng,  bánh đậu xanh...

Về Côn Sơn, tôi được biết thêm truyền tích đẫm màu huyền bí. Chúng tôi dừng chân trên đỉnh núi Phượng Hoàng, nơi có Bàn cờ Tiên. Truyện kể rằng: Núi rừng Côn Sơn thường có mây mù bao phủ, một hôm những người dân trong vùng lần theo lối mòn trong mây mù lên núi dạo chơi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng người cười nói rất vui vẻ.
Dulichgo
Lạ thay, khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên vì trong lầu không có một bóng người, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở dang. Nhân dân cho rằng, trên đỉnh Côn Sơn là nơi trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, họ bay về trời. Bởi vậy mà có tên là Bàn cờ Tiên.

Nửa ngày cho chuyến hành hương về Côn Sơn là chưa đủ để tìm hiểu hết những điều kỳ thú của thắng tích, song cũng đã để lại cho chúng tôi bao kỷ niệm khó quên.

Hẹn một ngày sẽ trở lại chốn này...

Theo Phạm Thị Ngoan (DNSG)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

5 cử chỉ tay cần tránh để khỏi rắc rối khi ra nước ngoài

[tintuc]

(NSO) - Có những cử chỉ tay là 'vô thưởng vô phạt' ở đất nước bạn nhưng lại có thể gây khó chịu cho nhiều người ở nước ngoài.

Một số dấu hiệu bằng tay dưới đây bạn nên lưu ý để tránh rắc rối, cũng như thuận tiện hơn trong giao tiếp.

- Cử chỉ tay hình chữ V chiến thắng

Cử chỉ "V" được tạo ra bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa, ban đầu được sử dụng để báo hiệu chiến thắng của các quốc gia đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Các nhà hoạt động chống chiến tranh sau đó đã coi nó như một biểu tượng của hòa bình và ngày nay cử chỉ này được gọi là "dấu hiệu hòa bình".

Thế nhưng ở một số nước như Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand và Nam Phi, cử chỉ chữ V hướng ra ngoài lại được coi là tục tĩu, tương tự việc sử dụng cử chỉ ngón tay giữa (ám chỉ chửi ai đó). Tốt nhất là bạn nên cẩn thận với dấu hiệu này, đặc biệt là với thói quen giơ chữ V khi chụp hình.

Dulichgo



- Cử chỉ tay 'Rock on'


Nếu bạn là fan nhạc rock, bạn hẳn sẽ biết cử chỉ này (chụm hai ngón giữa vào ngón cái) bởi nó rất phổ biến trong các buổi biểu diễn. Nhiều nơi còn sử dụng biểu tượng này (với ngón cái chĩa ra ngoài) như một lời nhắn nhủ "I love you".


Nhưng ở một số quốc gia như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Brazil, Argentina và Colombia, nó lại ám chỉ đến đôi sừng quỷ dữ, hay nhiều người gọi là bị "cắm sừng", thể hiện sự không chung thủy trong tình yêu và hôn nhân.



- Cử chỉ tay OK

Việc cuộn ngón tay cái và ngón trỏ để làm dấu hiệu OK sẽ là một cách khen ngợi ai đó hoặc là cách biểu thị bản thân đang ổn.


Tuy nhiên, nếu làm cử chỉ tay này ở Brazil thì có ý nghĩa xúc phạm người khác, còn ở Pháp thì điều này ám chỉ đối phương thật vô dụng (như số 0 tròn trĩnh).




- Cử chỉ tay Thumps up

Dulichgo

Cử chỉ ngón tay cái là một dấu hiệu được sử dụng ở hầu hết các quốc gia.




Tuy nhiên, tại một số nước vùng Tây Phi và Trung Đông, bao gồm Iran, Iraq và Afghanistan, cử chỉ này có ý nghĩa tiêu cực gần như cử chỉ ngón tay giữa ở Mỹ, hay gọi là "Up yours!" (tạm dịch: Đồ dở hơi).






- Cử chỉ tay "Come here"


Nếu bạn đến Philippines đừng dùng cử chỉ "Come here" (chụm ngửa bàn tay lại và vẫy ngón trỏ) để gọi ai đó nếu không muốn trở thành người khiếm nhã.


Ở quốc gia Đông Nam Á này, cử chỉ tay như vậy để gọi những chú cún mà thôi.

Theo Thùy Dương (Ngôi Sao)

[/tintuc]

Về thăm Khu di tích lịch sử Đăk Seang

[tintuc]

(BKT) - Mảnh đất Kon Tum vốn có lịch sử vô cùng hào hùng, không ít sự kiện. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã có những trận đánh lớn diễn ra nơi đây. Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Seang là một trong những nơi ghi dấu chiến công hào hùng của Quân đội và của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Kon Tum.

Một ngày vào hè, hoa bằng lăng nở rộ, hoa phượng đỏ thắm, khoe sắc màu rực rỡ ở vùng ngã ba biên giới Ngọc Hồi, chúng tôi đi dọc theo đường Hồ Chí Minh về thăm Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Seang ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục. Nơi đây ghi dấu chiến công hiển hách của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nắng hè chói chang, chúng tôi băng qua đường lô cao su khoảng hơn 650 mét, qua rặng cây xanh ngắt, cụm di tích lịch sử Đăk Seang hiện ra là một trảng rừng xanh ngắt. Khu di tích lịch sử Đăk Seang có tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ là 41.437m2 (gồm diện tích nhà bia tưởng niệm, một phần sân bay Đăk Seang, đường vào cứ điểm và Trại Đăk Seang).

Trại Đăk Seang được Mỹ xây dựng vào tháng 8/1966 do lực lượng đặc biệt của Mỹ chỉ huy, nhằm án ngự phía Bắc tỉnh Kon Tum và biên giới Việt – Lào. Toàn bộ Trại Đăk Seang được xây dựng thành một pháo đài lớn, nằm trên một quả đồi thấp có địa hình tương đối bằng phẳng. Cứ điểm này có nhiệm vụ tổ chức thám thính biên giới và ngăn chặn đường xâm nhập, giao liên, tiếp vận của cách mạng, nhận diện, phá hủy hạ tầng cơ sở của cách mạng và trên cơ sở đó mở các trận tấn công tiêu diệt, phá hoại hậu phương của ta.
Dulichgo
Trong tập hồi ký “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có ghi: Trại Đăk Seang là một trong những cứ điểm quan trọng của Mỹ ở vùng Tây Nguyên. Do nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, lại bị đánh hai lần (năm 1968) nên địch xây dựng Đăk Seang thành căn cứ kiên cố với hệ thống lô cốt, hầm ngầm, tháp canh; vây quanh có 7 lớp kẽm gai được cài mìn dày đặc, giữa có hào rộng cắm chông.

Ở các khu chỉ huy, trận địa pháo đều có hàng rào phân khu; ở phía bắc có sân bay, máy bay C130 có thể lên xuống được. Đầu năm 1970, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chủ trương mở chiến dịch Đăk Seang, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, bao vây, tiến lên dứt điểm giải phóng một khu vực.

Trung đoàn 28 của ta nhận lệnh bao vây tiến công Đăk Seang cùng với sự phối hợp của bộ đội địa phương, ta cho một đơn vị thuộc Trung đoàn này chiếm lĩnh một vài cao điểm trên dãy núi Et. Địch từ Tân Cảnh tiến lên phía nam Đăk Seang, bị quân ta đánh chặn lại. Địch lại cho đổ bộ trực thăng xuống phía tây Đăk Seang và đánh lên núi Et. Ý định của địch là đánh quân ta ở núi Et trước, sau đó mới giải toả cho Đăk Seang.

Bị đơn vị của Trung đoàn 28 đánh bật khỏi núi Et, địch co cụm lại dưới chân núi Et. Ta liền cho Trung đoàn 66 ở nam Đăk Seang cơ động lên bao vây quân địch ở phía tây Đăk Seang, dưới chân núi Et.

Trận quyết chiến diễn ra. Sau hai ngày đêm chiến đấu liên tục, một Trung đoàn của ta đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 42 của địch; bắt sống tù binh, trong đó có cả chỉ huy và thu toàn bộ vũ khí. Đây là chiến thuật đánh điểm diệt cứu viện, dù cứu viện bằng đường bộ hay bằng đường không.

Từ trận này mà hình thành chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục. Đây là một hình thức chiến thuật mới được hoàn thiện trong chiến dịch này là bao vây chặt quân địch, sau đó liên tục công kích cho đến khi dứt điểm làm chủ trận địa…”
Dulichgo
Nhắc đến di tích Đăk Seang, ngoài bộ đội chủ lực, còn phải nhắc đến những chiến công oanh liệt của quân và dân huyện H40 những năm 1970 – 1975, gắn liền với tên tuổi của các anh hùng cách mạng A Sang (nguyên Tỉnh đội trưởng – Tỉnh đội Kon Tum), Quân Xuân (nguyên Trinh sát Tỉnh đội Kon Tum), B’loong Keo (nguyên dân quân du kích xã Đăk Nông), A Phê (nguyên Huyện đội phó H40) và nhiều anh hùng cách mạng khác...

Chiến thắng Đăk Seang có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, khai thông biên giới, mở rộng và hoàn chỉnh vùng giải phóng với hàng chục ngàn dân, tạo điều kiện cho bộ đội địa phương, quân và dân huyện H40 (huyện Đăk Glei ngày nay) vây ép chi khu Đăk Pét, tiến tới giải phóng Đăk Pét năm 1974 và giải phóng tỉnh Kon Tum ngày 16/3/1975. Và Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Seang được UBND tỉnh ký Quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 01/12/2011. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh đầu tiên của huyện Ngọc Hồi và cũng là di tích cấp tỉnh thứ 12 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Già A Pư làng Đăk Răng, xã Đăk Dục cho biết, trong những năm chiến tranh, đồng bào trong làng di tản nhiều nơi trong rừng, dù bị Trại lính ở Đăk Seang khống chế, nhưng người làng ở các xã Đăk Dục, Đăk Nông dẫu còn đói cơm nhạt muối vẫn một lòng theo cách mạng, cõng đạn, chuyển lương tiếp tế cho bộ đội chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Dulichgo
Ông Lê Xuân Trự ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An- người tham gia trận đánh Trại Đăk Seang ngày ấy, khi về thăm lại chiến trường xưa vùng Ngọc Hồi, đã ghi lại trong cuốn nhật ký: “Mỗi người cựu chiến binh từng kinh qua thời khói lửa đều có những kỷ niệm không thể nào quên. Những năm tháng đó, so với cuộc sống trong một đời có thể không dài lắm. Nhưng trên thực tế, đó là những năm tháng đã theo họ trọn đời, sống nghĩa tình với đồng đội, với dân Kon Tum-Tây Nguyên và bản lĩnh kiên trung của người lính”.

Giữa trưa hè, bầu trời Ngọc Hồi trong xanh đầy mây trắng, tôi đứng nơi đền thờ các anh hùng liệt sĩ, giữa lòng chiến khu xưa, xung quanh muôn trùng cỏ cây, đá núi và trong phút giây hoài niệm, tôi chợt hình dung giữa chốn này, gần nửa thế kỷ trước đã có những chàng trai, cô gái tuổi thanh xuân đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc, cho sự nghiệp kháng chiến vẻ vang của dân tộc.
Dulichgo
Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Seang mãi mãi là niềm kiêu hãnh, dấu ấn của một thời đầy thử thách, gian lao, nhưng hào hùng của Sư đoàn 10 và quân dân Kon Tum.

Box: Từ chiến thắng Đăk Seang đến chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh, những thất bại của địch trên mặt trận Tây Nguyên đã mở đầu cho hiệu ứng đô mi nô thất bại liên tiếp trên các chiến trường khác. Từ đây đã dọn đường cho những chiến sĩ giải phóng quân tiến thẳng đến Đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.

Theo Dương Lê (Báo KonTum)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Khám phá địa đạo Xuân Lộc

[tintuc]

(TTH) - Buổi sáng cuối năm, từ Huế chúng tôi đến Xuân Lộc theo con đường từ ngã ba La Sơn lên. Ở đó có 4 chiếc xe máy của mấy anh bạn ở địa phương đợi sẵn. Sau cái bắt tay thật chặt, một anh trong đoàn xởi lởi, mời lên xe, lại nhắc giữ thật kỹ nhé, chỗ nào khó thì phiền ta “nhảy xuống” đi bộ. Hành trình tìm lên địa đạo Xuân Lộc của chúng tôi bắt đầu như thế, theo đúng phong cách… phượt.

Thời điểm này là mùa mưa. Ngay cả đêm trước tại đây có một trận mưa lớn. Mưa làm trơn trợt và nhiều chỗ ngập nước nên đi lại rất nguy hiểm… Từ Tỉnh lộ 14B, chúng tôi rẽ vào con đường đi ngang qua bản Phúc Lộc, nay đã thảm nhựa. Dừng lại ở vị trí cách Tỉnh lộ 14B chừng 4 cây số, chúng tôi đi theo hướng tây và bắt đầu hành trình leo đồi và vượt dốc. Tôi ngồi sau xe máy mà cứ có cảm giác bị hất tung bất kỳ khi mô. Núi đồi hoang vu ngày nào đã nhường chỗ cho những rừng keo bạt ngàn nhưng đường đi thì vẫn cứ như xưa, còn lắm những ghập ghềnh.

Cuối cùng, không quá khó để tìm kiếm, cửa số 1 ở hướng đông của địa đạo nằm ở gần một đỉnh đồi, cũng đã xuất hiện trước mắt chúng tôi. Có điều, không như chúng tôi tưởng tượng về một di tích lịch sử cách mạng đã được công nhận, khó có thể nhận ra địa đạo Xuân Lộc khiêm nhường và hoang sơ, nằm lẩn khuất giữa một rừng keo bạt ngàn. Cửa phía đông là một trong 2 cửa của địa đạo nằm ở địa phận bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Địa đạo còn một cửa nữa ở phía tây, thông ra nguồn Tả Trạch.
Dulichgo
Ngược dòng lịch sử, cuối năm 1974, chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu được mở ra. Được giao nhiệm vụ là Sư đoàn 324 và để phục vụ cho chiến dịch, đơn vị đã nhanh chóng tiến hành đào một địa đạo ở trên một quả đồi có độ cao 186,7 m so với mặt nước biển, thuộc bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc. Với tinh thần khẩn trương và thần tốc, địa đạo đã nhanh chóng được hoàn thành, góp phần vào thành công của chiến dịch, không chỉ làm phá sản kế hoạch bình định, lấn chiếm vùng căn cứ cách mạng ở phía nam của chính quyền Sài Gòn mà còn cắt đứt tuyến đường bộ Huế đi Đà Nẵng trong tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

Cửa số 1 có miệng cửa hình vòm, không quá cao (khoảng 1,5 m) và khá hẹp (rộng 1,1 m). Nối liền với cửa này là hệ thống giao thông hào. Với ánh sáng phát ra từ những chiếc điện thoại di động, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá địa đạo. Đã là mùa mưa nhưng bên trong vẫn không quá ẩm ướt. Chúng tôi phát hiện rất nhiều ếch nhái nhảy bò lổm ngổm. Ai cũng sợ bất ngờ xuất hiện những chú rắn thì đúng là nguy hiểm khi mà ở đoạn giao thông hào này rộng không quá 1m và chỉ cao chừng 0,9m.
Dulichgo
Vào sâu bên trong cửa số 1, chúng tôi phát hiện có nhiều hầm ếch được bố trí hai bên. Đây có thể là nơi nghỉ ngơi và có thể cũng là nơi để các quân trang, quân dụng của các chiến sĩ mỗi khi ra vào địa đạo. Mò mẫm chừng 50m, chúng tôi không thể đi được nữa vì sụt lở đất và cũng không còn dám mạo hiểm. Thế nhưng, chúng tôi được các anh dẫn đường cho biết, tiếp tục đi sâu vào địa đạo chừng 60m, ta sẽ bắt gặp một ngã ba chia làm 2 ngã rẽ. Một nhánh phụ rẽ về hướng tây - nam dài 20m và không có cửa thông ra ngoài. Đây là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, chỉ đạo tác chiến; đồng thời, cũng là kho quân lương phục vụ cho chiến dịch. Từ ngã ba này, chúng ta đi theo hướng tây chừng 20m thì thông ra cửa số 2.

Cửa số 1 địa đạo còn nối liền với đường đi lên đỉnh đồi, nơi bộ đội ta xây dựng trận địa pháo chuẩn bị cho chiến dịch K18. Còn cửa số 2 nằm ở hướng tây, miệng cửa cũng có hình vòm. Điểm đặc biệt là cửa số 2 nằm giữa một khe nước chảy từ đỉnh núi xuống. Hiện nay, qua thời gian và mưa nắng dập vùi, kiến tạo địa chất, đất sụt lở đã làm lòng địa đạo ở cửa số 2 vùi lấp một đoạn dài, miệng cửa cũng đang bị sụt lở nghiêm trọng. Nhìn chung, do kiến tạo địa chất chủ yếu là đá non nên việc đào địa đạo không quá khó khăn. Đáng nói là vấn đề bảo đảm bí mật. Chúng tôi được nghe kể, quá trình đào địa đạo từ tây sang đông, đất, đá đào đến đâu đều được các chiến sĩ ta đưa ra phía sau đổ xuống khe nước. Chúng ta đã lợi dụng dòng nước chảy để xóa dấu vết…
Dulichgo
45 năm trước, còn ấu thơ ở Thủy Phương (Hương Thủy), tôi vẫn thường nghe tiếng súng nổ dữ dội từ hướng La Sơn - Mỏ Tàu và tận mắt chứng kiến nỗi sợ hãi của những người lính Việt Nam cộng hòa khi nhắc đến những địa danh này. Đặt chân đến La Sơn và lên tận địa đạo Xuân Lộc mới thấy sự can trường và anh dũng của bộ đội ta năm nào. Bên ni có địa đạo Xuân Lộc nằm ở đồi cao, bên tê là căn cứ Nguyễn Trãi của địch, nhìn sang có thể thấy rõ bóng hình từng người một và không xa là dòng Tả Trạch. Khó có thể tránh khỏi sự phát hiện của địch từ máy bay(!). Thế nhưng, bộ đội ta đã tồn tại, đứng vững và chiến thắng.

Vừa tròn 36 năm sau ngày giải phóng, theo Quyết định số 656/QĐ - QĐ của UBND tỉnh ngày 21/3/2011, địa đạo Xuân Lộc được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Người ta đã nói nhiều đến ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cùng những kế hoạch biến địa đạo Xuân Lộc thành điểm đến du lịch khám phá lịch sử. Thế nhưng có dịp đặt chân lên địa đạo, với tôi vẫn có một cảm giác chờ đợi và dang dở…

Theo Đan Duy (Báo Thừa Thiên Huế)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Săn sá sùng ở Quan Lạn

[tintuc]

(QNO) - Trong cả trăm nghề mưu sinh ở xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn), câu chuyện về con sá sùng vẫn làm cho người ta nhớ nhiều nhất. Dân Quan Lạn truyền rằng, cái thời “chết đói” năm 1945, con sá sùng nấu với rau rừng là thực phẩm chính cứu đói biết bao người dân trụ lại trên đảo... Bây giờ ở Quan Lạn, đào sá sùng là nghề chính của chị em phụ nữ, góp phần nuôi sống nhiều gia đình.

Sáng đầu xuân trên đảo khá lạnh, cộng với vì bữa rượu đêm trước với ngư dân khiến tôi phải quyết tâm lắm mới dậy được lúc 5 giờ để cùng ra bãi sá sùng với mọi người. Đồ nghề chúng tôi mang theo chỉ có 1 cái thuổng và 1 cái rá nhựa buộc quai thép. Cả xã có nhiều bãi đào sá sùng nhưng tập trung đông người đào nhất là 3 bãi: Bãi Trước, bãi Sau và bãi Động. Bãi Sau, sá sùng tuy hiếm hơn, nhưng đã bắt được là con nào cũng to, thân dầy, bán được giá cao hơn. Bãi Trước và bãi Động sá sùng mỏng hơn, nhưng lại nhiều, dễ đào.

Chúng tôi chọn bãi Trước, rồi mau chóng hoà vào tốp người làng cùng hướng về phía biển. Khi chúng tôi tới nơi, bãi biển Quan Lạn đã có nhiều người đến từ trước. Họ là những bà, những cô, những chị vác thuổng đi đào mồi (dân Quan Lạn gọi con sá sùng là mồi) từ tờ mờ sáng.

Nhìn khắp bãi triều cạn không một bóng đàn ông. Không phải đàn ông Quan Lạn không biết đào sá sùng, nhưng gần như là giao ước, công việc đó “được trao” cho phụ nữ. Âu cũng là điều dễ hiểu, bởi từ nhiều đời nay, hầu hết đàn ông Quan Lạn vẫn lênh đênh trên biển.
Dulichgo
Sau mỗi chuyến đi là cả những khoang thuyền đầy ắp cá. Phụ nữ, ngoài đảm việc nhà, thì đào sá sùng cũng là công việc chính của họ. Chị Nguyễn Thị Thương (thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn) cho biết, nhà chị có 5 chị em gái đều được mẹ dạy cho nghề đào mồi từ khi 12-13 tuổi. Đến nay, từ chị cả đã ngoài 60 tuổi đến cô em út vẫn chỉ có nghề chính là đào mồi. “Từ đời ông bà, chẳng ai bảo ai, nhưng cứ biết cầm được cái thuổng là theo mẹ, theo chị ra bãi. Lúc bé thì coi đào mồi như là trò chơi, lớn lên chút thì ý thức được rằng đó là công việc phụ giúp gia đình, rồi đến khi lấy chồng thì nó đã trở thành công việc chính” - chị Thương kể.

Người đào sá sùng ở Quan Lạn bây giờ lại nhiều hơn bao giờ hết. Cứ mỗi khi triều xuống, lại thấy khắp các bãi quanh đảo những bóng người trong cái dáng liêu xiêu, chốc chốc lại nghiêng người, khuỵu gối, xiên thuổng xuống cát. Nghề đào sá sùng tính theo con nước. Nước lên thì ở nhà, nước rút là lục tục kéo nhau ra bãi, bất kể ngày hay đêm. Vào những tuần nước rút ban đêm, cả bãi biển loang loáng những ánh đèn.

Đồ nghề của người đào sá sùng lúc đó có thêm dụng cụ là cái đèn pin buộc trên đầu. Đã định ít hỏi mà chỉ quan sát thật kỹ, nhưng cho tới lúc cái rá của chị Thương đã có hơn chục con sá sùng, tôi vẫn chưa thể biết cách nhận biết tổ của nó. Chỉ đến khi chị dừng thuổng, chỉ tận nơi, tôi mới lờ mờ hiểu.
Dulichgo
Tổ sá sùng là một mô cát nhỏ bằng nắm tay, dưới cái mô đó là hình hoa cát như hình dấu chân chó. Người đào lấy thuổng xiên từ cái hoa đó đến chỗ mô cát rồi hất lên. Hì hụi từ 5 giờ cho tới 11 giờ, chị Thương đào được 4 lạng sá sùng, bán được 80.000 đồng (giá bán tại bãi cho người thu mua là 200.000 đồng/kg). Tôi ái ngại: “Hay tại hôm nay em đi với chị nên xui xẻo?”. “Không phải đâu chú ơi. Mùa này ít lắm. Sá sùng được mùa nhất phải từ tháng 3 đến tháng 6” - Chị Thương giải thích.

Trong số chị em đi đào sá sùng ở bãi Trước hôm nay, người đào được nhiều nhất là chị Nguyễn Thị Hằng, với gần 1kg. Tôi hỏi: “Nghề này cũng dễ kiếm hả chị? Làm mấy tiếng là có 200 ngàn”. Chị Hằng cười: “Dễ kiếm vậy anh ở lại Quan Lạn đào mồi cho nhanh giàu nhỉ!”.

Rồi chị bộc bạch: “Nếu chỉ đào chơi về cải thiện bữa ăn thì không mấy khó, nhưng đã xác định đó là nghề kiếm cơm rồi thì thấy cực lắm anh ơi. Nước rút ban đêm thì lọ mọ ngoài bãi từ 23 giờ cho tới sáng. Làm ngày thì nắng gió rát người, có hôm 11-12 giờ trưa mới có bãi để làm, tối về nhà bải hoải tay chân, cơm chẳng muốn ăn nữa”.
Dulichgo
Quan Lạn có nghề làm sá sùng khô, với khoảng 20 hộ. Không phải chịu cái nắng gió ngoài bãi, nhưng để có được món mồi nhậu thượng hạng chỉ dành cho người giàu (giá từ 3 đến 4 triệu đồng/kg), người làm sá sùng khô cũng vất vả không kém. Sá sùng tươi mua về phải làm ngay khi còn sống. Đầu tiên phải rửa sạch, rồi lộn ngược lớp ruột ra ngoài, rửa kỹ lần nữa rồi cho lên giàn sấy.

Sấy sá sùng phải ở nơi kín gió, đứng cạnh giàn sấy, bên dưới là bếp than, đứng sấy liên tục 3 tiếng đồng hồ để lật đi lật lại con sá sùng cho chín đều. Sá sùng khi sấy khô ngót đi rất nhiều. Phải khoảng 12kg sá sùng tươi mới được 1kg khô thành phẩm. Với giá bán như hiện nay thì mỗi kg sá sùng khô, người làm lãi khoảng 800.000 đến 1 triệu đồng.

Bữa rượu chia tay với những con người hiền lành, chất phác trên đảo đêm nay không có sá sùng khô. Anh bạn chủ nhà phân trần: “Sá sùng khô dành để bán. Người Quan Lạn cũng không mấy khi được thưởng thức đâu. Đắt như vàng mà…”.

Nhâm nhi chén rượu tôi chợt nghe thấy tiếng ru trẻ vọng ra trong đêm: “Ầu ơ… Con ơi con ngủ cho ngoan/Mẹ ra bờ biển bắt con sá sùng/Quanh năm cá biển rau rừng/Sa chân lỡ bước đường cùng thì thôi/Con đừng khóc nữa con ơi/Biết đâu sông nước đầy vơi bao giờ”.

Theo Nguyễn Chiến (Báo Quảng Ninh)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Xem bắt sá sùng đêm ở Trương Cả[/tintuc]

Phản hồi của bạn