Thành phố tôi

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố tôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố tôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Bên trong Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm

[tintuc]

(VNE) - Trải qua hơn 150 tuổi, cụm công trình tôn giáo còn nguyên nét kiến trúc thời Pháp, sẽ được giữ lại khi xây Khu đô thị Thủ Thiêm (TP HCM).

Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4 ha, nằm sát bên sông Sài Gòn. Năm 1840, các nữ tu Dòng mến Thánh giá trên đường chạy loạn đã dừng chân ở Thủ Thiêm, lập tu viện tại đây, ban đầu chỉ là nhà tranh vách lá.

Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong khu chức năng 2A thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Trước đây, thành phố từng có kế hoạch giải tỏa toàn bộ các công trình này để xây dựng khu đô thị.

Đầu tháng 2, UBND thông tin, hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm.

Nhà thờ Thủ Thiêm được thành lập vào năm 1859, ban đầu bằng gỗ, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Công trình xây dựng để thuận lợi cho giáo dân trong vùng lẫn nữ tu Dòng mến Thánh giá tham dự thánh lễ. Bên cạnh là tháp chuông nhà thờ.

Trong tháp còn giữ 5 quả chuông đồng đúc từ năm 1889 đến 1892, tại xưởng của Pháp. Chuông vẫn được gióng hàng ngày theo cách thức dùng cần đạp chân đã có từ xưa.

Bên cạnh nhà thờ là cụm các công trình của Hội Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm như nhà nguyện, nhà tập thể, bệnh xá, trường học, vườn cây... được xây dựng xuyên suốt trong thế kỷ 20.

Ở vị trí trung tâm của Hội Dòng Mến Thánh giá là nhà nguyện, nằm giữa khuôn viên rộng rãi. Năm 1956, nhà dòng khởi công xây nhà nguyện mới và có kiến trúc như hiện nay.

Hai tòa nhà bên nhà nguyện là nhà tập thể (bên trái ) được xây năm 1927 và nhà khấn xây dựng năm 1933. Ở giữa ba công trình là là khuôn viên với những thảm cỏ trưng bày tiểu cảnh Xưa – Gieo – Nay – Gặt.

Hình ảnh đồi phục sinh với tiểu cảnh đồi núi, tượng chúa cao khoảng 5 m ở trước nhà nguyện.

Các công trình trong Nhà dòng Mến Thánh giá được xây dựng theo kiến trúc Pháp đặc trưng với màu sơn vàng, hành lang dài rộng, nhiều cửa sổ gỗ... và pha lẫn nét văn hóa Á Đông.

Những cây sứ lâu năm bên mái vòm là hình ảnh quen thuộc của các nhà thờ, nhà dòng... ở Việt Nam. Sau cả trăm năm tồn tại, nhiều công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn.

Trong khuôn viên Nhà dòng Mến Thánh giá còn có cây me cổ hơn 160 năm tuổi, có từ trước khi cơ sở tôn giáo này được thành lập. Ban đầu căn chòi lá, cơ sở tôn giáo đầu tiên của nhà dòng dựng gần gốc me này.

Trong Nhà dòng Mến Thánh có khoảng 300 seour. Các nữ tu thường làm lễ trong nhà nguyện lúc 5h, thời gian còn lại mọi người chăm sóc vườn cây, chăn nuôi, đọc kinh...

Trải qua hơn 150 năm tồn tại, nhà thờ và các công trình của dòng Mến Thánh giá là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của bán đảo Thủ Thiêm.

Hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm hơn trăm năm tuổi trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Riêng một số khu vực lân cận sẽ xem xét chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Theo Quỳnh Trần (Vnexpress)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tham quan đường hoa Nguyễn Huệ, gửi xe ở đâu để khỏi bị "chặt chém"?

[tintuc]

(NLĐO) - Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Hợi chính thức khai mạc vào lúc 19 giờ tối nay 2-2, tức 28 Tết. Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP HCM sẽ tổ chức 9 điểm giữ xe xung quanh để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân và du khách vui xuân, đồng thời hạn chế tình trạng "chặt chém" của một số bãi giữ xe tự phát, UBND quận 1 vừa chấp thuận đề nghị của Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong về sử dụng tạm thời vỉa hè một số tuyến đường ở trung tâm quận 1 làm nơi tổ chức giữ xe máy.

Theo đó, các tuyến đường xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ được chấp thuận làm bãi giữ xe 2 bánh tạm thời gồm:

1. Vị trí vỉa hè đường Hải Triều trước số 30-32 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

2. Vị trí vỉa hè đường Hàm Nghi trước số 30-32 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

3. Vị trí vỉa hè đường Tôn Đức Thắng trước số 2 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

4. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Chùa Ấn Giáo số 66 Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé.

5. Vị trí vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng trước Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thằng số 65 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Nghé.

6. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng số 65 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Nghé.

7. Vị trí vỉa hè đường Lê Thánh Tôn, đường Pasteur, đường Lý Tự Trọng trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

8. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

9. Vị trí vỉa hè đường Lý Tự Trọng trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

Những vị trí này được bố trí cho lực lượng thanh niên xung phong rào chắn vỉa hè làm nơi giữ xe với giá quy định của UBND TP. Số tiền một lượt gửi xe không quá 6.000 đồng/xe.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Hợi được thi công trên tổng chiều dài 720 m, sẽ mở cửa đón khách từ 19 giờ tối 2-2 (28 Tết) đến 22 giờ tối 8-2 (mùng 4 Tết).

Phan Anh (Người Lao Động)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Xuống phố mà xem,Tết đã ngập tràn

[tintuc]

(Zing) - Tết đã rất gần không chỉ ở những trang trí bắt mắt mà còn ở chính ánh mắt nôn nao chờ Tết của những người đang ngược xuôi khắp phố phường.

Sự hối hả, bộn bề ngày thường đã dần nhường chỗ cho không khí Tết.

Những con đường vào phố Hàng Mã, Hà Nội đã ngập tràn sắc đỏ của những món đồ trang trí bắt mắt mang đến không khí mùa xuân rộn ràng. Ai ai cũng khẩn trương chuẩn bị một cái Tết đủ đầy, ấm áp bên gia đình.

Tiết trời Hà Nội dù có lạnh đến mấy cũng không ngăn được dòng người nô nức chở những cây quất, cây đào, để mang Tết về nhà. Đây cũng là lúc đường phố có rất nhiều người chở hoa ra thành phố bán nhân hội hoa xuân. Cả đường phố nhuộm vàng sắc quất khiến Tết thêm rộn ràng.
Dulichgo
Đâu đó còn những người ngược xuôi tranh thủ kiếm thêm để lo cho gia đình một cái Tết ấm no hơn. Dẫu vất vả, những người lao động, bán hàng rong vẫn chất chứa niềm vui ngày năm hết Tết đến, hy vọng một năm mới an lành hơn, sung túc hơn.

Dù khác nhau về vùng miền, không khí Tết thì ở đâu cũng có. Góc đường giao Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM mang đến không khí Tết rõ nét cho người dân thành phố. Con đường này ngập tràn sắc mai vàng đặc trưng của Tết miền nam.

Những tài xế Grab cũng mong vừa chạy vài chuyến xe để có thêm chút thu nhập, vừa tranh thủ lựa vài món đồ trang trí Tết để mùa xuân của gia đình thêm ấm cúng. Những cửa hàng bán đồ trang trí Tết là địa điểm được nhiều người yêu thích trong ngày cuối năm, nổi tiếng nhất là con đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP.HCM.
Dulichgo
Tết cũng đã len lỏi về trên từng ngõ ngách, đèn lồng đỏ thắm rực rỡ cả con đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM. Không khí Tết ở khu vực này cũng khá đặc trưng, luôn là nơi du xuân yêu thích của người dân thành phố.

Ông đồ, mực Tàu, giấy đỏ, mai vàng và những câu đối lời chúc may mắn là một “đặc sản” góc đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM.
Dulichgo
Mỗi dịp xuân về, người dân Sài Gòn lại thích đến đây để “xin chữ” và tận hưởng không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Theo Giang Phan Ninh (Zing News)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Trăm hoa khoe sắc tại chợ hoa tết Quảng Ngãi

[tintuc]

(SGGP) - Những ngày giáp Tết, trên các tuyến phố ở Quảng Ngãi, các loài hoa theo chân nhà vườn, người buôn khắp nơi về tụ hội. Theo nhiều người buôn hoa, năm nay một số hoa tăng giá nhẹ và thêm nhiều hoa mới.

< Nhiều chậu hoa mai khoe sắc sớm.

Ngoài mai, quất, hoa cúc, hoa lan… là những loại thường được các nhà vườn bán mỗi dịp tết, năm nay có thêm một số loại hoa mới như hoa thược dược, hướng dương, hoa Trạng nguyên lá đỏ, hoa, cẩm chướng, đỗ quyên… Bên cạnh đó, các loại đu đủ cảnh, dừa cảnh cũng thêm vào chợ hoa tết phục vụ người mua.

< Một cây mai đã nở hoa được trưng bán tại chợ hoa xuân.

< "Rừng hoa" đa dạng màu sắc, chủng loại.

Ông Nguyễn Hiệu, phường Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi, cho biết: “Hoa mai năm nay tăng nhẹ so với năm ngoái, do ảnh hưởng thời tiết, hoa mai nở sớm. Giá hoa mai bonsai từ 500.000 đồng/ chậu, các chậu mai tầm trung giá 1,5-3 triệu/chậu”.

< Hoa hướng dương vàng rực giữa phố.

Ông Võ Tạo, phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi, đem ra chợ hoa hơn 200 chậu gồm nhiều loại hoa. Giá hoa thược dược khoảng 150.000-200.000 đồng/chậu, hoa trạng nguyên giá 300.000 đồng/cây, mãn đình hồng giá 200.000 đồng/cây, hướng dương giá 150.000-200.000 đồng/cây.

< Hoa cúc được ưa chuộng trong dịp tết.

Các loại quất cảnh cũng được dành riêng một phần đất rộng, đa số là quất từ Cẩm Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vận chuyển đến.

Ông Trần Thanh Hường đang bán hơn 100 chậu quất, giá chậu quất cảnh nhỏ giá 70.000-100.000 đồng/chậu, các chậu tầm trung đến lớn với chiều cao 1.5m-2m giá khoảng 1,5-3 triệu đồng/chậu.

< Những chậu quất Cẩm Hà (Quảng Nam) về chợ.

Chợ hoa xuân Kỷ Hợi đã thu hút hàng trăm hộ tham gia, những sắc màu của hoa, cây kiểng và không khí nhộn nhịp của người mua - bán sẽ góp phần tô thêm nét đẹp trong tết cổ truyền dân tộc.

Theo Nguyễn Trang (Sàigòn Giải Phóng)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Đường hoa Nguyễn Huệ 2019 đang hoàn thiện

(TH) - Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Hợi 2019 sẽ mở cửa phục vụ người dân từ ngày 2-2 (28 tháng Chạp) đến ngày 8-2 (mùng 4 Tết).

Với chủ đề “TP.HCM - Khát vọng vươn xa”, đường hoa Nguyễn Huệ năm nay sẽ có chiều dài 720m gồm ba phân đoạn chính của Đường hoa: Thành phố nghĩa tình giàu bản sắc, Thành phố thông minh (Thành phố của tương lai) và Đô thị sáng tạo.

Cụ thể, đường hoa năm nay tiếp được UBND TP.HCM giao cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn phối hợp các sở - ngành thực hiện. Theo đó, đường hoa bắt đầu được xây dựng từ ngày 25.1 tức ngày 20. 12 âm lịch và hoàn thành đưa vào hoạt động từ 18h ngày 2.2 tức ngày 28 tết và duy trì hoạt động phục vụ người dân trong 7 ngày. Đường hoa sẽ đóng cửa vào 18h ngày 8.2 tức ngày 4 tết.

Mở đầu cho Đường hoa 2019, phân đoạn "TP nghĩa tình giàu bản sắc" là cổng chào với 3 cụm riêng biệt gồm 15 linh vật trong đủ sắc thái cảm xúc thể hiện sự đủ đầy, phồn vinh, vui vẻ, yêu đời và hóm hỉnh.

Cổng đường hoa ở vị trí trung tâm là đại gia đình Hợi, linh vật Kỷ Hợi 2019.

Chiều cao cổng chính hơn 6,8 m. Trong đó, heo cha cao 2,9 m và heo mẹ cao 2,6 m trong trang phục áo dài nón lá, áo dài khăn rằn đặc trưng Nam Bộ với hai gam màu ngày Tết là đỏ may mắn và màu vàng của sự thịnh vượng, mang lại cảm giác hưng phấn, vui vẻ, tràn đầy năng lượng cho một năm vạn sự tốt đẹp.

Ở vị trí trung tâm là đại gia đình Hợi với 9 thành viên cùng nhau đi chơi Tết, sắm Tết ở chợ Bến Thành, một trong những chợ truyền thống nổi tiếng của TP - nơi du xuân không thể thiếu của mọi người vào dịp Tết cổ truyền.
Dulichgo
Các chú heo trong trang phục áo dài nón lá, áo dài khăn rằn đặc trưng Nam Bộ với hai gam màu ngày Tết là màu đỏ của sự may mắn và màu vàng của sự thịnh vượng, mang lại cảm giác hưng phấn, vui vẻ, tràn đầy năng lượng cho một năm vạn sự tốt đẹp cho bất cứ ai nhìn thấy linh vật năm nay.

Sự xuất hiện của 6 chú heo đất nghĩa tình tại 6 vị trí đặc biệt dọc đường hoa. Những chú heo đỏ trên lưng mang họa tiết mai vàng và biểu tượng đồng tiền với tên gọi thân thương - Nuôi heo đất “Tết làm điều hay, chung tay đóng góp cho học sinh nghèo TP.HCM”.

Các tiểu cảnh hoa trải dọc đường hoa Nguyễn Huệ. Đây cũng là năm thứ 14 từ khi đường hoa Nguyễn Huệ xuất hiện và trở thành điểm đặc trưng thu hút khách du lịch và người dân TP.HCM du xuân.

Ngay phân đoạn đầu tiên của đường hoa 2019, một phần kênh đào nổi tiếng - kênh Charner - được tái hiện ngay chính nơi nó từng hiện diện. Những chiếc thuyền chở đầy hoa trái nương theo những con sóng cách điệu bằng tre - nứa, xuôi dòng cập bến.
Dulichgo
Đại cảnh “Nhịp cầu hoa” với cầu gỗ không tay vịn bắc qua thảm hoa lớn nhiều họa tiết mô tả sự chuyển động cùng những quả cầu mang biểu tượng "big data", thể hiện sự gắn kết, hiện hữu của công nghệ trong mọi mặt của cuộc sống.

Hạng mục “Giai điệu mùa xuân” là thế giới của hoa, cây lá cao và tre đan xen đang được thi công. Nét mộc mạc từ mái che bằng mây tre lá cùng các khóm tre nhỏ bên dưới tôn lên nét đẹp yêu kiều của phong lan, loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của tình yêu, sự chân thành và tính hoàn mỹ.

Còn 3 ngày nữa đường hoa sẽ khai mạc nên các công nhân đang gấp rút thi công để đảm bảo tiến độ.
Dulichgo
Đây là chốn để người dân thành phố có thể vui chơi trong những ngày xuân, mong mọi người cố gắng giữ gìn để mọi người cùng tham quan.

Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com tổng hợp, ảnh PLO

TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao ở tòa nhà Landmark 81

[tintuc]

(TTO) - Tòa nhà Landmark 81 biểu tượng cao nhất Việt Nam sẽ là 1 trong 2 điểm bắn bắn pháo hoa tầm cao dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

Chiều nay, trao đổi với PV VietNamNet, Phó chủ tich UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, TP đã chấp thuận kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 với 8 điểm bắn pháo hoa phục vụ người dân.

2 điểm bắn tầm cao là đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và tòa nhà Landmark (quận Bình Thạnh).

6 điểm bắn tầm thấp gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11); Khu công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (quận 9); Khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi); Đường Đào Cử - Trung tâm hành chính Cần Giờ (huyện Cần Giờ); Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và Ban chỉ huy quân sự Bình Chánh (huyện Bình Chánh).

Thời gian bắn là 15 phút, từ 0h - 0h15 ngày 5/2 (tức mùng 1 Tết).

Trong các điểm bắn pháo hoa năm nay, người dân TP sẽ lần đầu chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao ở tòa nhà Landmark 81 - biểu tượng cao nhất Việt Nam.
Dulichgo
“Doanh nghiệp đề xuất xin thực hiện chương trình theo nguồn kinh phí xã hội hóa và TP đã chấp thuận. Việc bắn pháo hoa ở tòa nhà Landmark 81 sẽ góp phần giảm tải cho khu vực trung tâm TP. Có thêm địa điểm bắn pháo hoa mới sẽ giúp người dân có thêm lựa chọn điểm vui, đón giao thừa ”- Phó chủ tich UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu thông tin thêm.

Cũng trong kế hoạch tổ chức lễ hội đầu xuân Kỷ Hợi, từ ngày 30/1 - 10/2 (tức từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), chương trình triển lãm “Mừng xuân Kỷ Hợi - Mừng Đảng quang vinh" được tổ chức trên đường Đồng Khởi (quận 1).
Dulichgo
Tại công viện Tao Đàn cũng diễn ra Hội hoa Xuân; Lễ hội bánh tét diễn ra trong hai ngày 30 - 31/1 (tức 25 - 26 tháng Chạp) tại công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc và 24 quận, huyện. Lễ dâng bánh Tét cúng Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh diễn ra vào ngày 1/2 (tức 27 tháng Chạp).

Đường hoa Nguyễn Huệ trưng bày trong 7 ngày, từ 2 - 8/2 (từ 28 Tết đến mồng 4 Tết).
Song song đó, tại khu vực đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế (quận 1) cũng diễn ra Lễ hội Đường Sách.

Theo Như Sỹ (Tuổi Trẻ)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Chợ cây cảnh lâu đời nhất Hà Nội nhộn nhịp trước Tết

[tintuc]

(DVO) - Càng về cuối năm, người dân đi chợ Bưởi để mua sắm cây cảnh và vật nuôi chơi Tết càng nhộn nhịp. Đây là một trong những chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, có từ thời Pháp thuộc.

Chợ Bưởi xa xưa có tên gọi là chợ Hồng Tân, vốn được định vị trên đất làng Yên Thái ở bờ Tây Nam của Hồ Tây, nằm ở nơi hợp lưu giữa hai con sông Tô Lịch và Thiên Phù. Một số tài liệu cho rằng, chợ Bưởi được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở trung tâm vùng kẻ Bưởi cũ, giữa một vùng của các làng nghề thủ công nổi tiếng về làm giấy, dệt lụa, nấu nha, nuôi lợn, trồng dâu... Chợ Bưởi có một vị trí địa lý rất tốt, thuận lợi cho việc giao thương. Theo người xưa kể lại, trước đây, bưởi ở vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về đây nhiều, người dân thấy vậy liền vớt lên bán. Dần dần, theo thói quen, vùng này gọi là kẻ Bưởi và chợ nằm ở khu vực này gọi là chợ Bưởi.

Là một chợ sinh vật cảnh rất độc đáo, chợ Bưởi mang nhiều nét văn hóa truyền thống của mảnh đất Kinh kỳ xưa. Chợ được họp một tháng 6 phiên vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 Âm lịch hàng tháng.
Trước dịp Tết nguyên đán, chợ Bưởi nhộn nhịp người dân tới mua sắm hoa và cây cảnh.
Dulichgo
Chợ Bưởi dài khoảng 1km, chạy dọc từ đầu đường Hoàng Hoa Thám tới bệnh viện phổi TW. Đây là một trong những chợ cây cảnh lâu đời nhất nhì Hà Nội, có từ thời Pháp thuộc.

Càng về cuối năm, người dân đổ về đây mua sắm cây, hoa để chơi Tết càng nhiều, khiến con phố Hoàng Hoa Thám luôn đông vui, nhộn nhịp.

Nhiều tiểu thương bày bán ngay trên vỉa hè, hoặc đơn giản hơn là biến phương tiện của mình thành một sạp hàng. Khách mua chỉ cần tấp vào lề đường, chọn lựa rồi trả giá; rất tiện lợi và nhanh chóng.

Ông Ngô Xuân Trường tươi cười khi chọn được một vài cây Lan Hồ Điệp đẹp và giá cả phải chăng, rất bõ công đi hơn chục km, từ nhà ở quận Hai Bà Trưng lên đây.

Hàng hoá ở chợ Bưởi rất đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Có cả những giống cây, hoa độc đáo được nhập từ nước ngoài.
Dulichgo
Tại một cửa hàng hoa, người chủ khẳng định 100% số hồng chị bán đều là hàng nhập ngoại, giá cả dao động từ 150.000 đồng đến hơn cả triệu đồng, tuỳ vào từng giống và độ to nhỏ của cây hoa.

Không chỉ bán hoa và cây cảnh, chợ Bưởi còn có các cửa hàng mua bán vật nuôi, như chim cảnh, cá cảnh và các loại phụ kiện, như: chậu cây, giàn treo, thức ăn cho thú cưng...
Dulichgo
Ông Lê Thanh Đại, chủ nhân nhà số 464 Hoàng Hoa Thám, đã gắn bó với chợ Bưởi hơn 50 năm nay.

Dù gia đình bán đồ gỗ phong thuỷ, nhưng mỗi năm, khi gần tới dịp Tết, ông Đại đều bày thêm nhiều cây cảnh trước nhà để họp chợ cho vui.

Với những cây to, đắt tiền, những tiểu thương sẵn sàng cung cấp dịch vụ vận chuyển tận nhà miễn phí.
Dulichgo
Với những cây nhỏ, người mua có thể tự chở về, hoặc thuê xe ôm với giá từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng tuỳ khoảng cách.

Theo Phan Anh (Dân Việt)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Khám phá phố ẩm thực Lý Quốc Sư

[tintuc]

(DTO) - Được biết đến là 1 con phố ngắn nhưng nổi tiếng với các món ăn có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, phố Lý Quốc Sư đã và đang trở thành thiên đường ăn uống quen thuộc của giới trẻ cũng như du khách nước ngoài.

Phở bò

Một trong những thương hiệu phở nổi tiếng nhất nhì đất Hà Thành, được nhiều người biết đến nhất nằm trên phố Lý Quốc Sư. Phở ở đây nức tiếng từ lâu bởi thứ nước dùng đặc trưng, thơm mùi gia vị mà không bị béo. Đặc biệt, phở Lý Quốc Sư chỉ chuyên về các món bò nhưng có đủ các loại tái, chín, nạm, gầu,.. tạo cho khách hàng mới đến lần đầu có nhiều sự lựa chọn và khách hàng trung thành sẽ không bị nhàm chán mà có thể thay đổi thực đơn liên tục.

Tô phở không chỉ cuốn hút thực khách bởi hình ảnh, màu sắc bắt mắt mà hơn thế nữa là bởi hương vị hòa quyện trong đó. Thịt bò vừa mềm vừa ngọt, bánh phở dai mềm nhưng không bị bở, đặc biệt là nước dùng đậm đà và rất thơm do cách chế biến và lựa chọn gia vị của quán. Xì xụp bát phở nóng hổi, ăn kèm cùng với rau thơm và cả vị của tương ớt cay cay, đặc biệt là vào buổi sáng thì dường như tất cả tinh túy của Thủ đô đã thấm đượm vào lòng người.

Quán phục vụ bữa sáng 6h - 14h và bữa tối 17h30 - đến 22h. Giá một tô phở ở đây đắt hơn so với những chỗ khác, dao động 45.000 - 75.000 đồng.

Bánh rán và bánh gối

Nhắc đến bánh gối và bánh rán, nhiều thực khách sành ăn nhớ ngay đến quán hàng nức tiếng ở gần gốc đa phố Lý Quốc Sư. Quán tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách. Thực khách đi qua, chỉ cần nhìn những chồng bánh gối, bánh rán, nem rán vàng ươm, xếp ngay ngắn chờ cho ráo mỡ là lại không cầm lòng được mà ghé vào.

Bánh gối có lớp vỏ giòn tan, được cắt miếng vừa ăn. Nhân bánh chín tới, không bị nát quá và vẫn giữ được hương vị của nấm hương, mộc nhĩ. Bánh gối ở đây to nên giữ được nhiệt, nhân lại nhiều, chỉ cần vài cái là no và ấm bụng. Đi kèm với đĩa bánh nóng hổi là bát nước chấm đu đủ xanh thanh nhẹ và rau sống.
Dulichgo
Còn nói về bánh rán Lý Quốc Sư phải nói đến phần bột mềm dẻo đặc trưng. Nhân bánh gồm thịt, miến, mộc nhĩ được tẩm ướp khá vừa vị. Bánh rán ở đây có 2 loại mặn và ngọt nhưng được ưa thích hơn cả vẫn là bánh mặn. Một chiếc bánh mặn giá 7 ngàn đồng có thể cắt thành 3 đến 4 miếng và chỉ cần một đĩa khoảng 5 chiếc là đủ để bạn có một bữa chiều no bụng.

Ngoài cặp đôi bất hủ bánh rán - bánh gối, ở đây còn bán thêm nem chua, xúc xích, bánh bao chiên. Tuy nhiên, những món này chỉ là phụ, thêm thắt để chiều lòng thực khách.

Chè sắn nóng

Mùa đông, khi những con gió se se lạnh thổi về cũng là lúc sắn vào mùa. Lúc này, các hàng quán ở phố Lý Quốc Sư bắt đầu bán thêm cả món chè sắn.
Dulichgo
Chè sắn không bắt mắt nhưng hương vị thì rất đặc trưng, khó để so sánh với các loại chè khác. Chè có màu nâu giản dị, hơi quánh lại với những miếng sắn cắt vuông vức hình bao diêm. Nhiều hàng khi phục vụ chỉ chân chất nguyên một bát chè có sắn, có nước dùng mà chẳng có thêm thành phần nào khác. Một số hàng sang hơn chút thì cho thêm cốt dừa và dừa nạo vào cho thơm và đẹp hơn.

Điểm khác biệt của chè sắn là chỉ ăn nóng chứ không bao giờ dùng kèm thêm đá. Nếu một ngày mùa đông bỗng dưng thèm ăn món chân quê này, hãy ghé qua phố Lý Quốc Sư để thưởng thức hương vị ngọt ngào, giản dị nhưng đầy hấp dẫn. Giá một bát là 10.000 đồng.

Cháo gà bà Mỹ

Những ai hay lê la hè phố Hà Thành chắc chắn biết đến loạt quán vỉa hè bán cháo ở phố Lý Quốc Sư.

Quán cháo gà bà Mỹ ở con phố này còn rất nổi tiếng với cái tên "cháo chửi" trong danh sách các quán cháo ngon của Hà Nội. Chưa bàn đến văn hóa bán hàng hay những chuyện bên lề, chỉ riêng hương vị của món cháo gà ở đây cũng đủ để mê hoặc thực khách từ lần ăn đầu tiên.

Cháo gà Bà Mỹ không xay gạo như các quán khác mà để nguyên hạt nấu thật nhừ. Gạo nấu cháo là gạo ngon pha thêm chút nếp hương để cháo được sánh. Cháo ninh bằng rất nhiều xương gà nên vừa ngọt vừa thơm.
Dulichgo
Mỗi bát cháo được rắc chút hành, tía tô ở đáy bát, thịt gà vừa ăn rồi múc cháo nóng hổi lên trên. Thực khách chỉ việc thêm tiêu ớt vừa vị rồi trộn đều thưởng thức. Từng nguyên liệu tuy đơn sơ và được chế biến đơn giản nhưng khi hòa quyện lại tạo thành món cháo ngon hoàn hảo. Ngoài cháo ở đây còn bán thêm chân gà luộc, miến gà... cũng rất ngon.

Nem nướng

Cách mặt đường Lý Quốc Sư vài mét là con ngõ nhõ Ấu Triệu nổi tiếng với món nem nướng. Quán mở cửa từ 14h cho tới nửa đêm. Tuy được gọi là quán nhưng bàn ăn ở đây thực chất chỉ là những chiếc khay đặt trên ghế nhựa xếp liền nhau.

Bên cạnh những dãy bàn như thế là hình ảnh quen thuộc của chủ quán đang thoăn thoắt xoay những xiên nem chua hồng tươi đầy quyến rũ trên ngọn lửa than đỏ rực. Trong lúc chờ nem chín, bạn có thể nhấm nháp một đĩa củ đậu cùng với cốc trà chanh mát lạnh.

Những xiên nem chua sau khi được nướng xong được đem ra ngay cho khách. Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng vẫn giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài. Chấm một chút ớt trong chiếc bát đựng nhỏ, mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện và tan ra khi đưa lên miệng. Ngoài nem nướng, bạn còn có thể chọn những món nhắm khác như cá chỉ vàng, cá bò hay mực nướng...

Trà chanh

Ở Hà Nội, nhắc tới trà chanh, mọi người nghĩ ngay tới khu vực quanh nhà thờ và không thể thiếu phố Lý Quốc Sư. Bạn dễ thấy hình ảnh du khách tấp nập đi lại và các bạn trẻ tụ tập bên hiên những quán trà chanh, nhất là những ngày cuối tuần.
Dulichgo
Trà chanh, me muối, mơ muối là lựa chọn phổ biến. Mùa nào thức đấy, những ly sấu đá hè có thể thay bằng ly ca cao, cà phê ấm nóng khi tiết trời Hà Nội chuyển lạnh. Giá từ 10.000 đồng đến 20.0000 đồng một cốc.

Hoa quả dầm và mứt

Không nhộn nhịp như phố Hàng Đường nhưng Lý Quốc Sư cũng có nhiều cửa hàng hoa quả dầm, mứt trái cây với đầy đủ hương vị và màu sắc. Chưa cần nếm thử, du khách đã cảm thấy thích mắt với sự đa dạng, ngập tràn màu sắc của hoa quả ở đây: màu vàng xanh của xoài dầm, vàng bóng của mứt quất hay nâu đỏ của mận. Giá dao động 100.000 - 200.000 đồng một kg tùy loại.

Theo Hoàng Ngọc (Dân Trí)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn