Phong tục - Văn hóa VN

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong tục - Văn hóa VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong tục - Văn hóa VN. Hiển thị tất cả bài đăng

Chuyện dưới chân núi Pù Chậu

[tintuc]

(NB&CL) Với vỏn vẹn gần 100 nhân khẩu cùng 20 hộ gia đình sinh sống và chỉ chọn một nơi cư trú duy nhất dưới chân núi Pù Chậu (thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, người Thủy được coi là dân tộc “bé con” nhất trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tuy được coi là em út nhưng người Thủy lại sở hữu đời sống tinh thần hết sức phong phú cùng phong tục tập quán đặc biệt vào những dịp Tết đến Xuân về!

Đi tìm người em út

Tuy đã có lịch sử phát triển tới gần 100 năm nhưng cộng đồng người Thủy đến nay vẫn còn là cái gì đó hết sức bí hiểm và chưa được nhiều người biết đến. Ngay cả trong trang Wikipedia – một trong những trang thống kê chính xác, cập nhật tốt và có uy tín nhất hiện nay, về phần thống kê các dân tộc thiểu số của Việt Nam thì người Thủy vẫn chưa được hiện danh...

Cũng chẳng nên trách “ông” Wikipedia, ngay cả ở cái đất thành Tuyên với bát ngát chè và “hò ô tiếng hát” cùng “dào dạt bến nước Bình Ca” một thời, khi đưa cái danh người Thủy và ý định tìm hiểu về một dân tộc đặc biệt (đặc biệt kể cả nơi cư trú, trang phục, phong tục tập quán) này ra để tìm hiểu thôi, cũng ít người biết được.
Dulichgo
< Phụ nữ người Thủy và trang phục truyền thống trong dịp Xuân đến, Tết về.

Trong hanh hao của nắng gió hai cữ chuyển từ Đông sang Xuân, tôi soải gót đi tìm và hỏi han về người Thủy. Nhiều người được cho là hiểu biết, thậm chí trong đó có cả những cán bộ đã gặp mà cất lời hỏi han thì nhiều người vẫn lắc đầu hồ nghi về thông tin chúng tôi đưa ra. Hình như không có, hình như nhầm… đấy là những câu hỏi mà chúng tôi đã gặp. Trong hành trình truy khảo, may mắn, tôi gặp được Nguyễn Văn Hà – một trung úy quân đội, đã có thâm niên cắm quân và cắm bản trên mạn Lâm Bình, Chiêm Hóa cho biết, có người Thủy ở đất Tuyên Quang thật. Hà bảo, em cũng vô tình được biết và gặp họ trong một lần hành quân dã ngoại lên miền đất này.

Theo chỉ dẫn và phác thảo của Hà, từ trung tâm “Thủ phủ miền đẹp” được mệnh danh là Tuyên Quang, theo Quốc lộ số 2, chúng tôi ngược lên km 31, rẽ Bợ rồi qua Chiêm Hóa – miền đất đã sinh ra cố Nhà văn Lan Khai với những truyện “Ký đường rừng” nổi tiếng Tao đàn văn học những năm 1936 – 1945 cùng 50 đầu sách thuộc các thể loại để vào Lâm Bình. Trong huyện Lâm Bình (huyện mới tách từ Chiêm Hóa), cũng sau rất nhiều hỏi han chúng tôi mới tìm ra được nơi “náu thân” của người Thủy, ấy là chân núi Pù Chậu.

Thôn Thượng Minh được bao bọc xung quanh là những đỉnh núi chót vót, và đỉnh cao nhất trong các dẫy núi này ấy là non cao Pù Chậu. Đến với Thượng Minh, đặc biệt là được tận mắt ngắm nhìn đỉnh Pù Chậu trong những ngày này người ta mới thấy Xuân bản địa nơi vùng sơn cước còn nguyên thủy và hoang sơ đến mức nào.
Dulichgo
Xen lẫn dưới màu xanh tươi của cây cối lưu niên, những cây vông rừng sau một thời gian “ngủ Đông” đã khẽ khàng bung lộc, trổ những bông hoa đỏ tươi để đón nắng và gió Xuân. Dọc đường vào các hộ gia đình, những cây đào vâm gốc cũng đang bung nụ, hé hoa để góp thêm màu sắc cho tiết Xuân nơi hoang sơn.

Nhà ông Lý Văn Ngọc những ngày áp Tết này không khí đầm ấm đã bao trùm toàn bộ căn nhà lâu năm, lên màu của thời gian. Ông Ngọc cho biết, người Thủy trước đây di từ mạn phía Bắc xuống. Ban đầu họ chọn xã Ngọc Minh (Vị Xuyên, Hà Giang) làm chỗ định cư. Song, do là bộ phận dân tộc hết sức đặc biệt và hi hữu nên họ đã rơi vào tình trạng biệt lập cô quạnh, chủ yếu quanh quẩn với cuộc sống tự cung tự cấp và duy trì đời sống hôn nhân theo kiểu nội hôn. Cũng trong thời gian này, do ngôn ngữ tập quán khác lạ nên người Thủy còn bị gọi với tên khác: Người Mèo nước.

Sinh sống ở đây đến vài chục niên, do cô quạnh và không có giao lưu, lại do cuộc sống nội hôn (hôn nhân theo dòng tộc và dòng họ) nên người Thủy đã đứng trước nguy cơ thui chột, có lúc số lượng người tụt xuống còn 13 người. Thuở hoang sơ ấy, do không am hiểu khoa học đặc biệt là tình trạng hôn nhân cận huyết nên người Thủy cho rằng đất mình ở không hợp, không được trời phù hộ nên họ đã đi đến quyết định một cuộc thiên di lớn. Và trong những nơi họ tỏa người đi tìm kiếm ấy thì miền đất dưới chân núi Pù Chậu có tên Thượng Minh được coi là hợp nhất.

Dân tộc lạ và tục thưởng Xuân
Dulichgo

< Nam nữ người Thủy cùng những trò chơi dân dã những ngày đón Xuân.

Những ngày áp Tết này, theo tỉnh lộ 176, qua Đèo Gà, Chiêm Hóa để vào với Thượng Minh – nơi cư trú của người Thủy, Xuân đã vời vợi lắm rồi! Ngoài hoa rừng thì các loại cây đón Tết, vui Xuân truyền thống của người Việt như đào, mận, mơ cũng được dịp bung nụ xốn xang tất cả các cung đường. Đặc biệt hơn là khi người ta rảo chân, căng sức vượt qua dẫy núi Cốc Phay vào với thôn Thượng Minh, từ trên cao phóng tầm mắt xuống tiết Xuân đã vương vít, xà đến từng căn nhà cùng với đó là lửa củi hừng hực để luộc bánh, nấu rượu đãi khách trong mỗi hộ gia đình.

Theo ông Húng Văn Hìn, một thầy mo có tiếng, người đảm nhận phần tâm linh của các dòng họ như Húng, Lý, Mùng, Bàn trên đây thì Tết là lễ hội được người Thủy coi trọng nhất trong năm. Người Thủy không gọi ăn Tết mà gọi là thưởng Tết. Trong ngày Tết, có một niêm luật bất di bất dịch được người Thủy đề ra là con cháu dù đi xa đến mấy cũng phải về Pù Chậu để vui Xuân với gia đình. Nếu làm được như vậy thì sẽ được tổ tiên phù hộ cho tất cả các ngày trong năm.
Dulichgo
Tết của người Thủy cũng hết sức đặc biệt. Người Thủy bắt đầu ăn Tết từ ngày 23 tháng Chạp đến hết 30 Tết. Trong những ngày này, ngoài việc anh em gia đình tụ hợp, uống rượu, thưởng bánh, ôn lại những may rủi trong năm thì người Thủy luôn dành thời gian lớn để mời Thầy mo đến nhà cúng chúng sinh, cầu mong ông bà, tổ tiên về chứng giám lòng tốt và sự tưởng nhớ của con cháu.

< Thịt lợn – Món ăn không thể thiếu trong nhữngngày lễ trọng của người Thủy.

Các món ăn trong ngày lễ Tết của người Thủy ngoài bánh, xôi thì không thể thiếu món thịt lợn. Người Thủy quan niệm rằng lợn là vật nuôi gần gũi và hiền hậu với dân tộc mình nên Tết đến các gia đình dù có thiếu gì chứ không thể thiếu thịt lợn để cúng tế tổ tiên trong các ngày từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Mâm cơm thết đãi khách quý và anh em họ hàng của người Thủy cũng hết sức đặc biệt, các món ăn đều được bày ra mâm và hạn chế đến mức tối đa các vật dụng khác như bát, đĩa. Người Thủy quan niệm, ăn cùng mâm, gắp cùng món là cái để người Thủy kết nối, đoàn kết và nhớ về những ngày tháng gian khó của mình.

Tết đến, Xuân về cũng là dịp để các nam thanh nữ tú của người Thủy đi tìm vợ, tìm chồng để mở mang thêm giống nòi. Từ ngày về với vùng đất Thượng Minh, do được giao lưu và được tuyên truyền, vì người Thủy là một dân tộc nhỏ nhất nên hiện nay người Thủy đã cho phép cháu con được giao lưu và nên duyên với các dân tộc khác như Dao, Mông, Pà Thẻn và kể cả người Kinh. Tuyên Quang được mệnh danh là “Miền đẹp” nhưng lên với Thượng Minh, tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp của các thiếu nữ của một dân tộc thiên di có tên Thủy này hẳn những tiêu chí về cái đẹp của mỗi người sẽ có phần cải thiện. Thấp thoáng trong mỗi ngôi nhà, bìa rừng hay con suối, hình ảnh những thiếu nữ người Thủy với làn da trắng ngần thoắt ẩn, thoắt hiện nơi bìa rừng, dốc đá sẽ gieo vào cho con người ta những cảm mến nao lòng.

< Mâm cơm cúng tế và đãi khách của người Thủy trong Lễ Tết hết sức đặc biệt.
Dulichgo
Mùa Xuân là mùa cái cuốc, cái cày được nghỉ, những bàn tay lam lũ trong năm của các chàng trai, cô gái người Thủy được nhàn rỗi. Và đồng nghĩa với đó là mùa dựng vợ, gả chồng cũng ở trong giai đoạn cao trào nhất. Vào những ngày này, khi ông mặt trời sau một ngày lam lũ đem ánh sáng ấm áp đến với Thượng Minh khuất dần rồi lặn xuống dưới rặng núi Pù Chậu thì bên cạnh 2 con suối trong xanh có tên Khuổi Tao, Khuổi Muông đem nước về cho bản làng người Thủy, những lời ca, lời hẹn của nam nữ người Thủy đã sẽ sọt ngân lên.

Rồi cùng với đó, sau những buổi hẹn hò cùng trăng sao và gió núi vào ngày cuối năm này, sau khi Xuân mãn, đào trút nốt những cánh hoa cuối cùng để nụ non xanh vươn lên cũng là lúc Thượng Minh lại xốn xang cùng những đám cưới. Và sau mỗi mùa Xuân qua đi, cùng với những cặp uyên ương nên vợ, nên chồng này, Thượng Minh cùng người Thủy sẽ lại đón thêm những cặp gia đình trẻ. Để từ đó, một bộ phận dân tộc nhỏ bé trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của cả nước ta sẽ thêm phần lớn mạnh.

Theo Phương Nguyên (Công Luận online)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tết xem bí mật kỳ thú về đá gà

[tintuc]

(TPO) - Chọi gà là trò chơi dân gian có sức sống mãnh liệt tự nhiên nhất mà không cần nhà nước hỗ trợ bảo tồn. Xem đá gà được ví hấp dẫn, cảm xúc trồi sụt như trên sàn chứng khoán. Chọi gà gây nghiện không chỉ vì có yếu tố cá cược mà nó mang tới cho người xem nhiều cảm xúc kỳ thú, mãn nhãn, mãn nguyện.

Đá gà thường gắn với đánh bạc, cá cược nên người chơi gà không bao giờ muốn lộ diện. Qua hơn chục năm chơi gà, họa sĩ  Lê Hưng chia sẻ, anh từng chơi nghiệp dư  rồi lên chuyên nghiệp, sau nhiều lần thua cháy túi  tới vài chục triệu đồng, cộng với  điều kiện nhà mới chật chội anh đã từ bỏ thú chơi. Cũng có thể vì đã ra khỏi nghề nên Hưng mới đồng ý kể tỉ mỉ về trò chơi biến tấu đỏ đen này.

Điều dân gà không bao giờ kể

Sinh ra tại Quốc Oai (Hà Tây) ở nơi “gặp gà chọi dễ hơn gặp gà ta”, Lê Hưng kể từ năm 8-9 tuổi đã thích gà. Lớn lên ra Hà Nội đi học, đi làm, anh vẫn dành nhiều thời gian nuôi, luyện và đem gà đi đá mỗi khi có dịp. Giống như nhiều người Hà Nội mê gà, Hưng đổ đất lên sân thượng, nuôi hàng chục con. Vào ngày nghỉ các chú gà được chủ vác ra bãi cỏ, công viên để chạy bộ cho săn chắc.
Dulichgo
Thực tế cho thấy nuôi gà trên sân thượng không bao giờ khỏe. Nuôi theo kiểu các cụ cho uống sương và chân tiếp mặt đất mới thuận tự nhiên. Xưa thức ăn cho gà chủ yếu là cơm, châu chấu ngày nay để “chiến kê” săn chắc chủ cho ăn thóc khô, thóc ngâm qua đêm, thịt bò, tránh ngô gây béo. Mức sống cao lên, thực đơn bồi dưỡng giữa hai hồ (hiệp đấu 20-30 phút) là thịt bò, cà chua băm, người miền Trung cho “đấu sĩ” uống nước sâm Hàn Quốc, nước pha mật ong, thịt cóc, lươn, tắc kè băm... Có nhà mua cả máy cho gà tập chạy. Thuốc om bóp giúp da dày chống bị thương làm từ bã chè ngâm nước giải hoặc vỏ cậy gạo.

Một chú gà tơ từ trại đúc (nơi nhân giống gà), được chăm nuôi đến hạng từ 2,7kg-3,2kg. Gà tơ được chọn theo dòng. Có nhiều cách chọn, nhưng cơ bản con gà ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn óng, mặt nhỏ, mắt tinh.  Ngoài ra tướng đứng, tướng đi, tướng gáy cũng quan trọng.

Gà tơ cần cho đánh mở mỏ với một chú gà phu (gà chuyên đánh thử) để biết có đáng được chơi hay không. Sau trận đầu, người ta sẽ cắt tai gà tơ cho gọn gàng. Tập một hồ gà phải được nghỉ một tuần. Nếu bắt đánh sớm nó sẽ nhát đòn, phí mất “chiến kê”. Vào trận đá, gà được ghép theo cân nặng, chiều cao (ghép trạng). Con nào nặng hơn phải chấp đối thủ bằng cách chịu bịt mỏ hoặc bịt cựa (tùy theo thỏa thuận. Giữa trận gà được móc đờm, xoa bóp, nghỉ ngơi.
Dulichgo
Xưa kia, mỗi hồ (hiệp đấu) kéo dài 20 phút, nay thành 30 phút, giữa 2 hồ nghỉ 10 phút. Kể cả thời có đồng hồ rồi, người ta tính giờ bằng cách buộc đồng xu vào sợi chỉ, treo lên que hương có cách vạch khấc. Que hương cháy đến vạch, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống mặt đĩa kêu keng một cái là hết một hồ.

Chuyện gian lận khá phổ biến, nhiều chủ gà không từ thủ đoạn hiểm ác để hạ đối thủ. Họ nhét diêm sinh vào bụng một con châu chấu và nhờ một đứa trẻ con ngồi gần gà đối thủ, búng cho nó ăn. Con gà ăn diêm dinh trở thành “gà mìn”, “gà hẹn giờ”. Hiểm hơn, chủ gà cho gà nhà mình (đang được nhiều người đặt cược) ăn diêm sinh. Sắp đến lúc gà mìn chạy hoảng, chủ gà bỗng phản kèo đặt tiền sang gà đối thủ. Anh ta thí một con gà và thu bộn tiền.

Thị trường thuốc tăng lực, kích thích (doping) của Thái Lan ngày càng nở rộ khiến trò đá gà không còn giá trị thưởng thức như truyền thống. Ngày trước, con gà nào bị phát hiện dùng doping sẽ bị khử ngay tại xới. Ngày nay tất cả đều dùng thuốc tăng lực (một dạng thuốc kích thích), thành ra tăng lực đấu với tăng lực.

Dân chuyên nghiệp nhận xét, đá gà miền Bắc và Nam là hai phái khác hẳn nhau. Dân Bắc chơi gà đòn, thưởng thức đòn thế, sức khỏe, độ lì của từng chiến kê. Các thế đánh mà người người xem chờ đợi gồm hầu, kiềng, mé, đầu, mặt, dọc chạy xe, đấm. Gà cựa Nam chơi kiểu bạo lực thần tốc, có khi trận đấu diễn ra trong 1-2 phút đã kết thúc nếu buộc dao vào cựa.

“Đúc gà” phát tài, mừng hay lo?

Trước Tết nguyên đán 1-2 tháng là mùa bán hàng bận rộn nhất trong  năm của các trại gà chọi miền Trung. Khách hàng hầu hết từ các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Khoảng năm bảy năm  gần đây, gà Thừa Thiên Huế, Phú Yên,  Bình Định được chuộng bởi khí hậu các tỉnh này nóng, gà hừng hừng quanh năm. Gà miền Bắc thường thay lông vào thời tiết mùa đông mưa lâm thâm, nên cơ thể không được khỏe.
Dulichgo
Dân chơi gà thường giữ gà mái để giữ “dòng” vì gà thường giống mẹ. Họ thà để ăn (trong trường hợp không dùng nhân giống) chứ ít khi bán gà mái nhất là gà mái “tổ”.

Anh Nguyễn Tấn Hậu chủ trại gà chọi tại Phù Cát, Bình Định cho biết, mỗi ngày trại xuất hàng chục con ra Bắc. Khách xem gà qua trang facebook của trại, thỏa thuận giá và “hàng” được đóng gói gửi xe đến tận tay. Cách đây bốn năm, anh Hậu từng sở hữu trại gà ở Đắk Lắk, sau nhận thấy khí hậu nắng quá khiến máy ấp trứng làm việc không hiệu quả, anh chuyển về Bình Định. Bình Định có giống gà đất võ Tây Sơn nổi tiếng, khí hậu ôn hòa, nhiều hộ dân đã bỏ nuôi heo, bò chuyển sang nuôi gà chọi, đời sống khá giả lên nhiều. Các trại gà vùng lân cận đến tuyển trứng và gà tơ từ vườn nhà dân, đưa về nhân giống, đào tạo thành “chiến kê”. Trại gà của anh Hậu luôn có vài trăm con các lứa lớn nhỏ và 100 con đang  tập luyện để xuất quân.

Anh Hậu cho biết một số trại ở Phú Yên có nguồn khách Trung Quốc đặt số lượng lớn 200-300 con /tuần. “Vì nhu cầu lớn, họ sẵn sàng phá giá. Mình ở đây bán 250-500 nghìn / 1 con họ sẵn sàng trả 1 triệu / 1con nếu lứa gà đẹp, ưng ý”. Vì nhu cầu lớn, các chủ trại cho gà ăn cám để lớn nhanh. Gà Phú Yên thường bị khách miền Bắc chê béo, chậm thành ra gà Bình Định vẫn giữ giá.

Một số Việt kiều về nước cũng tìm đến tận Bình Định mua trứng giống số lượng lớn mang đi Mỹ. Bên đó, cũng có trại ấp, cung cấp hàng cho dân đá gà. Nghe nói khách mua không chỉ là Việt kiều mà cả người Thái, Campuchia, Trung Quốc...
Dulichgo
Người chơi gà khá mê tín, ngoài các ưu điểm về tướng mạo, họ còn chọn màu lông (đỏ, xám hoặc ô) theo phong thủy hợp tuổi với mình. Có người tậu gà ô (đen) thua suốt, sau chỉ tìm gà đỏ, xám và ngược lại.

Mặc dù bị cấm, đá gà (ăn tiền) vẫn tồn tại, các trại đúc gà vẫn nhân giống không kịp nhu cầu. Bị cấm tại các vườn hoa công cộng, dân đá gà rủ nhau ra bãi sông quây xới. Họ đánh bạc bằng mồm, tín chỉ, về nhà trả tiền sau nên không dễ để bắt. Khó kiểm soát ở chỗ chủ gà ngày càng đông, nhất là giới công chức đô thị.

Theo Hoàng Hoa (Tiền Phong)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Xem mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

[tintuc]

(VTV) - Theo quan niệm của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, đại diện cho “ngũ thường”: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”. Theo đó, người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt.

Với mâm ngũ quả ở miền Bắc, chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông -tròn, âm - dương. Tuy là 5 thứ quả, những cũng không nên tùy tiện, các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí, hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…

Ngoài mâm ngũ quả, trên bàn thờ có thể đặt thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.

Tùy theo phong tục tập quán từng vùng miền cũng như sự đa dạng về các loại hoa quả mà bày biện mâm quả ngày Tết cũng có sự khác nhau.
Dulichgo
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây sau: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt.

Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
Dulichgo
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung hầu như không kiêng kỵ loại quả nào, kể cả về hương vị, màu sắc lẫn tên gọi miễn sao đảm bảo tươi ngon và quan trọng là tấm lòng thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Tại các tỉnh miền Trung, mâm ngũ quả thường bao gồm thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, dứa, chuối xanh,... khéo léo điểm thêm những bông cúc vàng xung quanh và đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên, tạo dáng cho mâm ngũ quả.
Dulichgo
Cách bài trí đơn giản, không quá cầu kỳ, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Người miền Nam thường lựa chọn 5 loại quả tiêu biểu: mãng cầu, dừa, đu đủ, quả sung và xoài theo câu "cầu sung vừa đủ xài" với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, bình an. Ngoài ra, người miền Nam còn bày thêm 3 trái thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy đàn và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu mong may mắn.
Dulichgo
Một điểm khác biệt nữa phải kể đến là người miền Nam thường kiêng một số loại quả không bày trên mâm cúng do tên gọi của chúng, như chuối đọc gần giống "chúi" làm ăn không phát lên được; táo đọc là bom khiến công việc đổ bể, làm ăn thất bại; hoặc lê thì được quan niệm là lê lết, cam hiểu theo nghĩa cam chịu...

Tuy mâm ngũ quả mỗi miền có khác nhau nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới hạnh phúc, đủ đầy.

Theo Dulich.vn
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Đặc sắc Tết của người M’Nông

[tintuc]

(BBP) - Người M’Nông xuất hiện sớm nhất ở Tây Nguyên đến nay còn bảo lưu được nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Kết thúc mùa trồng trỉa, người M’Nông bắt đầu tổ chức đón Tết.

Người M'Nông thay đổi cách nghĩ, cách làm Niềm tự hào của người M'nông ở Quảng Trực.

Rất sớm, người M’Nông chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng 9, tháng 10 âm lịch. Tết là dịp hội họp chung vui của cả buôn làng, những người đi xa cũng hối hả trở về sum họp với gia đình. Đường sá trong buôn làng được thanh niên dọn dẹp, sửa sang. Mọi nhà đều trang hoàng rực rỡ, chuẩn bị mổ heo, gà, một số gia đình giàu có còn mổ cả bò. Sau khi cất nông cụ được đưa vào kho, ngày 24 - 25 tháng Chạp, buôn làng bắt đầu vui chơi. Họ ăn Tết cho đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, rồi mới bắt đầu lên nương rẫy sản xuất.

Trong nhà, người M’Nông coi trọng cái bếp nhất. Vì thế, những ngày Tết phải giữ bếp lửa luôn nồng ấm, tuyệt đối không để lửa tắt, cũng không cho người khác xin lửa. Các món ăn cổ truyền M’Nông hầu hết đều nấu nướng trực tiếp trên lửa than hồng. Theo kinh nghiệm, để có các món nướng ngon, phải dùng bếp củi đun bằng rễ cây, lửa than đỏ đều.
Dulichgo
Giữ cho ngọn lửa cháy đều là một kinh nghiệm của người đầu bếp giỏi, không nhen lửa quá mạnh hay quá yếu, vì sẽ làm món ăn chín không đều, nhiễm mùi khói. Đối với người M’Nông, những nồi đồng, mâm đồng, chiêng đồng không chỉ là vật dụng sinh hoạt mà còn là tài sản gia đình; nên ngày thường, họ nấu nướng trong nồi niêu bằng nhôm hay đất; ngày Tết, họ mới đem đồ đồng ra sử dụng.

Ngày Tết của người M’Nông không thể thiếu rượu đãi khách đến nhà. Rượu tết được nấu bằng thứ nếp ngon nhất, không nấu gạo tẻ hay ngô, sắn như ngày thường. Để nhắm rượu ngày Tết, người M’Nông làm nhiều món thịt gà nướng, luộc; món cà đắng nấu lòng bò, gỏi đọt măng rừng, hay đánh tiết canh (dùng phèo lấy từ ruột heo đem băm sống và trộn với huyết). Ngoài ra, còn các món nướng khác như thịt heo băm nhỏ trộn với muối đựng trong ống tre rồi nướng; món thịt heo trộn với ruột non, gan, ruột già hỗn hợp đựng trong ống tre hoặc món gan và lá sách heo thái từng miếng nhỏ xiên vào que tre đem nướng.

Ngày Tết, người M’Nông đặt các thức nhắm rượu trên lá chuối hột rừng (người Kinh gọi là chuối chát), hoặc trên mâm đồng hay trong một chiếc rá (rổ) để chủ và khách vừa nhắm rượu, vừa chuyện trò. Ngày Tết, các món ăn của người M'Nông không những đẹp mắt, ngon miệng, mà tất cả còn phải thể hiện đúng phong vị ẩm thực cổ truyền của họ, từ cách chế biến đến cách trưng bày, thết đãi theo truyền thống dân tộc.

Các món ăn ngày Tết của người M'Nông tiêu biểu nhất là "canh thụt". Đây là món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng, với các nguyên liệu khó kiếm như lá bép, đọt mây, ớt và cà đắng. Phụ gia gồm có cá khô, sườn heo, mì chính, muối.
Dulichgo
Trước khi nấu, đàn ông vào rừng chọn một cây lồ ô có lóng dài, không già cũng không quá non, đem về cưa ra từng khúc 0,5 mét. Sau đó, phụ nữ M’Nông cho tất cả nguyên liệu vào ống lồ ô, gác lên bếp lửa, nấu. Khi nấu, thỉnh thoảng phải cầm một chiếc que dài thụt vào ống, để cho các thành phần của món canh chín đều, vì thế mới có tên là "canh thụt".

Món độc đáo thứ hai là canh "biăp pu". Nguyên liệu chính để nấu canh gồm có lá bép, bột gạo, vỏ chuối khô, thịt lợn, cá suối... Hái lá bép còn tươi, càng già càng tốt, về bỏ vào cối giã. Gạo đem ngâm nước lã một đêm trước, bỏ vào cối giã chung với lá nhao (lá bép khô, người M’Nông cất trên gác bếp).
Dulichgo
Tất cả mọi thứ được giã nát thành bột, sau đó khuấy với nước ấm, đủ độ chín mới nêm gia vị, thịt, cá vào nồi. Đặc biệt là món canh này người M’Nông không dùng muối. Họ phải lấy vỏ chuối khô hay rễ tranh, đốt cháy thành tro, giã nhỏ và lọc nước từ trước Tết, để cho vào canh tạo độ mặn. Người M’Nông quan niệm, các cô gái phải biết nấu canh biăp pu ngon mới là người trưởng thành, khi lấy chồng đủ sức đảm đang công việc nội trợ gia đình.

Trong các ngày Tết, người M’Nông thường nấu cơm nếp thay vì nấu cơm gạo tẻ và đặc sắc nhất là nấu theo cách thức truyền thống (nướng trên than hồng), còn gọi là nấu cơm lam. Họ dùng những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống, cho gạo nếp và nước vào, nút lại. Sau đó đốt bằng lửa than. Nếp chín tỏa hương thơm, quyện với mùi của lồ ô tươi, khiến cho cơm lam có một hương vị đặc sắc, ngon hơn cơm nếp nấu bằng chõ hay nồi đồng.

Theo Vũ Hào (Báo Biên Phòng)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tết ông Công ông Táo 3 miền Bắc - Trung - Nam có gì khác biệt?

[tintuc]

(SSR) - Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam lại làm lễ cúng ông Công ông Táo, song ngoài những điểm tương đồng thì tùy theo vùng miền mà lễ cúng này có nhiều điểm khác biệt.

Ngày 23 tháng Chạp hay còn gọi là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt từ xa xưa. Người ta quan niệm rằng, mỗi căn bếp của các gia đình đều được ba vị Táo quân cai quản. Ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình.

Từ sau rằm tháng Chạp, người dân 3 miền Bắc - Trung - Nam bắt đầu chuẩn bị dọn dẹp bếp núc chuẩn bị tiễn ông Táo về trời. Việc cúng ông Công, ông Táo có một số nét chung nhưng theo tập tính văn hóa, mỗi miền vẫn có sự khác biệt nhất định.
Dulichgo
+ Miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo và cá chép

Ở miền Bắc, người dân thường cúng ông Công ông Táo khá sớm, bắt đầu từ 20 và muộn nhất là trưa 23 tháng Chạp. Bởi người dân quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.
Dulichgo
Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Trong mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo và cá chép. Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà số lượng cá có sự khác nhau.
Dulichgo
Có nhà chỉ dùng 1 con, trong khi có nhà lại cúng tới 3 con cá chép vàng. Cá chép còn sống được đặt bên cạnh mâm lễ vật, sau khi làm lễ xong sẽ được gia chủ đem thả phóng sinh ở nơi sông suối, ao hồ với ngụ ý để cá chép hóa rồng, làm phương tiện đưa các Táo về trời.

Ngoài ra, việc phóng sinh cá còn thể hiện tấm lòng nhân đức, muốn tích đức hành thiện của gia chủ.

+ Miền Trung cúng ngựa giấy cho các Táo về trời

Người dân miền Trung cúng ông Táo rất cầu kỳ. Họ thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ chứ không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như người miền Bắc.

Ông Táo trong văn hóa Huế và một số tỉnh lân cận cũng có vị trí cực kỳ quan trọng khi người dân vừa thờ ông Táo trên Trang Ông, vừa lập bàn thờ nhỏ ở bếp.
Dulichgo
Cứ vào ngày 30, mùng 1, ngày 14 và ngày rằm hàng tháng, gia chủ sẽ dâng lễ cúng ông Táo với hoa quả, nhang đèn. Đặc biệt, người phụ nữ miền Trung nết na hiền thảo luôn được căn dặn phải giữ cho bếp núc sạch sẽ, gọn gàng và yên tĩnh.
Dulichgo
Vì vậy, lễ tiễn ông Táo về trời ở vùng này cũng rất trọng thể. Dân Huế thường đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật cho các Táo.

Ông Táo cũ được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt bên cạnh các am miếu hoặc gốc cổ thụ cạnh ngã ba đường, sau đó gia chủ làm lễ rước ông Táo mới về nhà. Tượng ba ông Táo mới cũng được rước lên bàn thờ để gia chủ dễ bề hương khói.

+ Miền Nam tiễn ông Táo về trời vào ban đêm

Người miền Nam thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng từ 20h đến 23h.
Dulichgo
Người miền Nam quan niệm, lễ cúng ông Công ông Táo chỉ được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không cần phải dùng đến bếp núc để nấu nướng, phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về chầu trời.
Dulichgo
Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên tục cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có nhiều nét tương đồng với người miền Bắc. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 của người miền Nam khá đơn giản, gồm có bình hoa tươi, đĩa kẹo “”thèo lèo cứt chuột” làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ “cò bay, ngựa chạy” - hình giấy con cò và con ngựa dùng để hóa sau khi cúng lễ với mong muốn tiễn Táo về chầu trời nhanh hơn.

Theo Vũ Hà (SaoStar)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Nói lái xứ Quảng

[tintuc]

(BĐN) - Nói lái là lối chơi chữ độc đáo trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Bằng cách hoán đổi âm đầu, vần hoặc trật tự các từ… sẽ cho ra một từ mới mang cách hiểu khác. Ở nước ta có nhiều vùng nói lái, nhưng cách nói buộc người nghe phải “nghĩ ngược, nghĩ xuôi, nghĩ lui, nghĩ tới” để tránh bị “ăn quả lừa” thì không đâu bằng xứ Quảng.

Chọc cười thiên hạ

Dân gian lưu lại rất nhiều giai thoại vui liên quan đến cách nói lái hài hước, sâu cay của người xứ Quảng. Chuyên mục Chuyện xưa xứ Quảng trên Báo Đà Nẵng Cuối tuần số ra ngày 29-6-2008 có bài “Nói lái kiểu Quảng lên... thơ” kể một câu chuyện thú vị.

Khoảng năm 1940, làng Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, xảy ra một vụ kiện hy hữu. Chức sắc làng, vì muốn “ăn” bớt đất của dân, nên đo thiếu mỗi hộ 4 thước. Dân làng phẫn nộ, đồng lòng ký đơn kiện lên tổng, rồi lên huyện. Trước sức mạnh lòng dân, quan tri huyện đã cử ông Thất Hoanh xuống đo lại ruộng đất. Ông này chặt một cây tre thật thẳng, lấy thước Điền xích (một loại thước dùng để đo đạc ruộng đất dưới thời Nguyễn) làm chuẩn rồi cứ thế mà đo. Lần đo lại này, dân lấy lại đúng 4 thước mình đã mất. Dân làng thắng kiện ăn mừng.
Dulichgo
Nhân chuyện này, ông Phạm Khôi, một người hay chữ trong làng viết bài vè rằng: “Chuyên tùng, dám kiện, quấy ơi anh?/ Thức cóc giá cao ruộng bỏ đành/ Ưng cắt năm sào liền một bọc/ Giựt quằn bốn thước xé đồng canh/ Đề mô sổ cấp làm cao lý/ Mực đặc đồng dân ký thuận tình”. Chức sắc trong làng khi nghe bài vè giận tím ruột bầm gan nhưng không có lý do gì để phạt tội Phạm Khôi. Bởi, nếu diễn xuôi, bài vè này không có gì đáng nói. Nhưng diễn ngược, sẽ thấy ngay rằng, Phạm Khôi đã vận dụng cách nói lái truyền thống của người Quảng như “chuyên tùng”, “thức cóc”, “ưng cắt”,  “giựt quằn”, “đề mô”, “mực đặc” để chửi khéo bọn cường hào ác bá tham lam chuyên làm điều hại dân, hại nước buộc người dân khởi kiện.

Đó là chuyện xưa. Còn nay, trong đời sống thường nhật, người dân Quảng Nam, Đà Nẵng thường “xuất khẩu” thành… nói lái. Từ bình dân học vụ đến tầng lớp quan chức đều xem đó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Về Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, hỏi ông Mười Nhựt sẽ ra nhiều câu chuyện nói lái hóm hỉnh. Ví như chuyện một anh chàng để ý cô gái hàng xóm đã lâu nhưng chưa có dịp thổ lộ. Nhân buổi gặp gỡ bạn bè, cô gái mang bia qua mời anh uống. Anh vui vẻ cụng ly kèm lời ướm thử: “Mời thì tôi uống, nhưng tôi muốn là phải ời đó nghe”. Chuyện anh muốn gì và cô gái có chịu “ời” hay không chưa biết nhưng người nghe thì đỏ mặt thẹn thùng còn bạn bè lại được trận cười hả hê. Cái tài tình trong lối chơi chữ của người Quảng Nam nằm ở chỗ đó.
Dulichgo
Ở đâu có Mười Nhựt, ở đó có tiếng cười. Không chỉ kể, mà ông còn tạo ra những giai thoại. Tuần trước, nhóm thợ xây của Mười Nhựt sau khi hoàn thành công trình đình Đa Phước, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, làng có bữa liên hoan đãi thợ. Vị đại diện làng gửi chút quà cho 3 người phụ nữ trong nhóm mang về cho con. Ngay lập tức, Mười Nhựt “xuất khẩu” mà rằng: Làng bo nhưng phải lo trên bàn đó nghe. Không cần luận bàn, người nghe cũng hiểu được ông muốn nói gì và hàm ý ra sao nên cùng cười ồ lên sảng khoái.

Hòa nhập vào ngôn ngữ đời thường

Tác giả Huỳnh Ngọc Chiến trong một diễn đàn luận bàn về nói lái xứ Quảng có viết rằng, giọng Quảng Nam phát âm sai các phụ âm v, d ở đầu chữ; phụ âm c, t ở cuối chữ; các nguyên âm a, ă cùng các điệp nguyên âm đi chung với nó như ao, ắt. Đặc biệt là các âm “g” ở cuối chữ và các dấu “hỏi”, dấu ”ngã” như khoai lang và hoa lan, ao với ô được đọc thành một âm. Chính sự nhập nhằng không rõ ràng trong phát âm lại là mảnh đất màu mỡ cho nói lái phát triển. Nói lái xứ Quảng thường mang đặc điểm “chém to kho mặn” như đặc tính người dân vùng đất này, nghĩa là người ta khoái lái “mặn” hơn lái “chay”.
Dulichgo
Ông Ngô Ngọc, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Cẩm Lệ, được đồng nghiệp gọi vui là “cây nói lái”, cũng khẳng định rằng, trong nói lái xứ Quảng có đến 80% nội dung mang nghĩa “tục”. Cái “tục” trong nói lái xứ Quảng xuất phát từ đời sống lao động của người nông dân, muốn biến những câu chuyện đơn giản thành chuyện tiếu lâm để “thọc lét” thiên hạ; văn nghệ dân gian lại là nơi che chở cho “cái tục” ấy hình thành, phát triển và hòa nhập vào ngôn ngữ đời thường.

Mặt khác, trong bức tranh nông thôn xưa, người nông dân thường ít khi bước ra khỏi lũy tre làng, họ chỉ quen với những vật dụng quanh mình kèm theo triết lý đạo Nho “nam nữ thụ thụ bất thân”… khiến người nông dân cảm thấy bị trói buộc và một trong những phản ứng của họ là “văng tục”.

Văn hóa nói lái tồn tại và bén rễ sâu vào đời sống dân gian xứ Quảng một phần do nơi đây dường như ai cũng có dòng máu tiếu lâm chảy trong huyết quản, họ thường tiếp thu nghệ thuật nói lái rất nhanh và nhạy bén.

Ông Tán Kim ở xã Hòa Phong nổi tiếng khắp vùng vì khả năng tiếu táo và cách tích lũy những câu nói lái, phù hợp với mọi tình huống, ngữ cảnh. Đôi khi, những món ăn trên bàn cũng trở thành phương tiện để người dân nói lái.  Như cách ông Tán Kim kể, lươn thì phải nấu với rau dền, gọi tắt là lươn dền, mực thì phải xào với ngò, gọi tắt mực ngò, thịt rừng thì phải thịt rừng nướng… ăn mới đúng… khẩu vị người Quảng. Với ông, “nói lái gần gũi đến mức đôi khi mình không chủ ý nói lái nhưng trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày vẫn thốt ra vài từ lái nghịch ngợm. Còn người nghe được thì cứ thế mà cười vì tưởng tôi đang chọc họ. Điều đó khiến cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn”.
Dulichgo
Thời gian gần đây, trong chuyên mục cười của các báo thường sử dụng kiểu nói lái để phê phán, đả kích những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, đưa nói lái đến gần hơn với tất cả mọi người. Như hiện đại thành hại điện, chơi đề - chê đời, ít ly - y lít, chà đồ nhôm - chôm đồ nhà, tiết kiệm - kiếm tiệc, đầu tiên - tiền đâu. Tuy nhiên, nói lái chỉ là lối nói để mọi người cảm nhận ngay khi nó vừa được nói ra chứ ít ai dùng viết lái để châm chọc người khác.Dulichgo
Suy cho cùng, đó cũng là phản ứng thường tình của con người trước hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, nhằm giải tỏa tâm lý, mang đến tiếng cười cho chính mình và cho người khác.

Theo Tiểu Yến (Báo Đà Nẵng), ảnh sưu tầm
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Ai bàn chi chuyện đã an bài
Trai khiển đồng tình gái triển khai
Cứ sợ cho nên thành cớ sự
Mai than mốt thở lỡ mang thai

Tính từ ngày tháng vương tình tứ
Khai ồ bây giờ báo khổ ai
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng
Thôi đành để chúng được thành đôi.


[/tintuc]

Người miền Tây dễ thương vô cùng

[tintuc]

(PLO) - Miền Tây đẹp không chỉ bởi mênh mang sông nước mà còn bởi những trái tim nồng ấm, mộc mạc, đủ làm bao người nhớ thương.

Chúng tôi về miền Tây không chỉ vì cảnh đẹp nơi đây mà còn vì những con người rất hồn hậu, thật thà, dễ thương.

Tôi không dám chắc là tất cả, nhưng phần lớn những người đã từng về miền Tây đều có chung cảm nhận như thế. Nơi đây có tình người nồng hậu khiến cho mọi người dù lạ vẫn cảm thấy thân thương như chính người nhà, chính quê hương mình.

1. Chuyện về chiếc ba lô

Chị bạn tôi tên Dung kể, có lần chị về miền Tây dự sinh nhật con của một người bạn. Đường chiều muộn nhập nhoạng không ánh đèn, vừa nhỏ vừa cua vuông góc nên những người Sài Gòn như chị không quen chạy xe xém té mấy lần.
Dulichgo
Dù cẩn thận cách mấy nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn té cả xe cả người xuống đường, may mà không rớt xuống kênh. Tới nơi tìm quần áo để thay chị mới biết cái ba lô đựng đồ treo trên xe đã rớt đâu mất. Trong đó không có nhiều tiền, nhưng có cái máy chụp hình và vài bộ đồ.

Đang buồn rầu vì tiếc cái máy có cả đống hình chưa kịp lưu lại thì anh bạn chủ nhà kêu chị ra có người gặp. Lạ quá, chị có quen ai ở đây đâu. Còn chưa hết ngạc nhiên thì nhận ra cái ba lo của mình đang ở trên tay một người đàn ông trung niên với nụ cười hiền hậu đặc trưng của người miền Tây.

Người đàn ông ấy kể trên đường đi thì nhìn thấy cái giỏ rớt bên gốc dừa, mở ra thấy bên trong lại có quần áo thì ông chắc người chủ chiếc ba lô đi xa nên mới mang theo mấy bộ đồ. Ở xóm này chỉ nhà ông Tú có đám thôi nôi cháu nên chắc khách xa về chơi. Nghĩ vậy nên ông ghé nhà hỏi thử, ai ngờ trúng phóc.

“Sau khi đưa ba lô cho tôi, chú ấy còn nói mở xem thử xem có mất gì không. Cái thật thà của người miền Tây ấy tôi thấy thương ngay dù chỉ lần đầu gặp mặt” - chị Dung xúc động.
Dulichgo
2. Anh bán hàng ở chợ nổi dễ thương

Trong một chuyến du lịch miền Tây, chị Xuân cùng gia đình muốn đi thăm chợ nổi, đi thuyền trên sông để biết sinh hoạt của người dân miền sông nước.

Đi chợ nổi lúc trời còn chưa sáng, ngồi trên thuyền gió khá lạnh, mặt trời chưa lên, những vệt sáng phía chân trời chỉ mới le lói. Trên quãng đường cả 10 km đường sông, vô tới gần chợ nổi, những người dân trên những chiếc thuyền nhỏ chở đầy trái cây, tấp bên cạnh tàu khách mời gọi.

“Trái cây rất rẻ, chúng tôi mỗi người mua 5kg, 10kg, trái nào cũng to, cũng tươi. Nhưng dễ thương nhất là lúc đặt lên cân, dù số cân đủ nhưng anh bán hàng vẫn nhanh tay nhặt bỏ thêm vào túi một trái xoài to, hoặc vài trái vú sữa, ước chừng cũng cả nửa kg nữa, rồi cười hì hì: Em lấy ở trong vườn ra nên tặng thêm cho các chị cho vui” – chị Xuân kể lại.
Dulichgo
Ngồi trên tàu, đoàn của chị lần lượt ghé thăm các làng nghề bánh tráng, cốm nổ,… Anh lái tàu dặn dò rất cẩn thận, bảo khách cứ để trái cây, đồ nặng trên tàu, anh sẽ trông giúp cho. Ở đây người dân thật thà lắm, chẳng ai lấy đâu. Và anh cứ ngồi trên tàu dù lúc này trời đã nắng, chỉ để trông đồ cho khách.

3. Và đây là câu chuyện của chị Hoài

Chị kể lần xuống miền Tây chị ấn tượng lắm với khung cảnh nơi này khi tận mắt thấy những con sông rộng, thuyền bè đi lại tấp nập.

Chiều đó, ngồi nghỉ chân tại một bến sông, phía trên có cây bàng che mát, gió từ sông thổi vào mát rượi. Đứa nhỏ con chị đi nhiều mặt nóng bừng, thấy bên gốc cây có xe nước dừa mở nhạc lớn, nó tò mò lại gần, vừa đứng vừa nhảy. Anh bán nước dừa thấy khách du lịch ngồi đông, sợ ồn, bèn tắt nhạc.
Dulichgo
“Nhạc vừa tắt thì bé con tôi la lên. Anh thấy vậy hỏi ngay: “Ủa con đang nghe hả?”, rồi nhanh chóng tìm trong list nhạc một bài hát cho trẻ con rồi nhảy theo nhạc với bé như đã quen từ lâu. Có mảnh đất nào mà con người lại thân thương đến thế, gần gũi đến thế…” – chị chia sẻ.

Theo Thùy Dương (Phụ Nữ Online)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Ghi ở một ngôi làng lạ nhất đất Việt

[tintuc]

(CSTC) - Được hình thành cách đây khoảng 130 năm Long Sơn bình thường như bao làng quê yên bình khác trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng lạ thay, qua bao đời ở đây không ai thấy xuất hiện một đám cưới cũng như… đám ma nào. Chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại hoàn toàn có thật!
Và ngôi làng kỳ lạ đó chính là một hòn đảo cách ly với đất liền mang tên làng đảo Long Sơn (thuộc địa phận phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Chuyện lạ của người lập làng

Cách đây khoảng 5 năm, do đời sống kinh tế địa phương đã phát triển, một cây cầu xi măng kiên cố đã được xây dựng để nối làng đảo Long Sơn với thế giới bên ngoài. Nhưng những tập tục cùng quan niệm tín ngưỡng kỳ lạ của người dân ở Long Sơn thì vẫn thế, vẫn như một “thế giới bí ẩn” tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

Theo sử sách, làng đảo Long Sơn được thành lập cách đây hơn một thế kỷ bởi Ông Trần, người có tên thật là Lê Văn Mưu, một vị tướng nông dân quê gốc vùng Bảy Núi (An Giang) đã từng đứng lên khởi nghĩa chống giặc Pháp nhưng thất bại. Do sợ bị kẻ thù truy đuổi, ông cùng gia quyến, người thân xuôi thuyền ngược biển từ vùng Hòn Đất (Kiên Giang) lên khu vực núi Nứa (tức Long Sơn ngày nay) lánh nạn, tìm cuộc sống mới.

Thấy nơi đây phong thủy hữu tình, có thế núi sông, biển cả giao hòa nên ông quyết định dừng thuyền, lập làng.  Sau đó, ông tiếp tục sáng lập ra đạo Ông Trần với tôn chỉ là tiêu giản mọi lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật mà chỉ chú tâm vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đạo Ông Trần thực chất là việc tổng hợp tinh hoa những đạo Phật, Thiên Chúa, Thánh Cao Đài Hòa Hảo… để giáo huấn con cháu đời sau sống cho tốt hơn.
Dulichgo
Đạo Ông Trần là thứ đạo mà những tín đồ vẫn sinh sống cùng với gia đình bình thường và chỉ liên lạc với nhau bằng cách giúp đỡ, đùm  bọc mọi người như trong một quần thể khép kín mà thôi. Có thể nói, đây là một loại đạo rất đặc biệt mà không có bất cứ nơi nào khác, ngoài xã đảo Long Sơn mà  người dân còn tôn thờ bởi những giáo luật lạ thường của nó.

Ngày nay, theo ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Sơn thì trong tổng số hơn 4.000 người dân trong xã, có 2/3 là theo đạo Ông Trần, những người còn lại đa phần là dân mới ngụ cư, mới chuyển đến sinh sống trong vài năm trở lại đây.

Theo đó, mọi người có tục lệ để tóc dài, mặc áo bà ba, khăn đóng và… đi chân trần giống y như những con người dân vùng Bảy Núi, quê hương gốc của Ông Trần. Có thể nói, nếu không chuẩn bị tinh thần thì mỗi khi về Long Sơn, gặp các tín đồ của đạo Ông Trần, nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng và bất ngờ vì cách ăn mặc, sinh hoạt của họ.

Ngoài việc khai sinh ra đạo Ông Trần, ông Lê Văn Mưu còn có công xây dựng khu quần thể Nhà lớn Long Sơn gồm những dãy nhà rất lớn, đồ sộ gần như… Đại nội Huế với số tiền cũng rất lớn, kéo dài trong suốt 8 năm với chủ yếu là các nhóm thợ của miền Trung được thuê vào đây. Ngày nay, sau bao biến đổi của thời gian và chiến tranh, khu Nhà lớn Long Sơn này hầu như vẫn còn được giữ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với diện tích nhà cổ đan xen lên đến hàng chục ha.
Dulichgo
Do quy mô về kiến trúc nên nhiều người còn gọi đây là phố cổ Long Sơn và được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, đồng thời là địa điểm du lịch của hàng chục ngàn người mỗi năm. Có lẽ, ngoài phố cổ Hội An ra thì nơi đây chính là quần thể kiến trúc đồ sộ nhất mà cổ nhân đã để lại cho chúng ta.

Chuyện kể rằng, lúc sinh thời, Ông Trần  là một người giàu có nổi tiếng không kém gì gia đình công tử Bạc Liêu ở dưới miền Tây. Khi ấy, ông có trong tay cả ngàn mẫu ruộng muối, hàng trăm thửa ruộng kéo dài xung quanh dãy núi Nứa hùng vĩ và vô cùng rộng lớn này. Tuy nhiên, ông Trần lại vô cùng khiêm tốn, hàng ngày đều chăm chỉ lao động, dậy con cháu làm những việc thiện, hiếu đạo với mọi người xung quanh và rất có lòng ngưỡng mộ vua Thành Thái.

Đồn rằng, sau cuộc khởi binh chống giặc Pháp bị thất bại, vua Thành Thái bị quân Pháp giam lỏng ở thành phố Vũng Tàu cũng là lúc ông Trần (người trước kia đã từng khởi binh chống Pháp) tìm đến thăm nhà vua.

Chẳng ai biết rõ những lần gặp gỡ ấy ra sao, chỉ biết, một trong những vật tùy thân quý báu mà vua Thành Thái mang từ kinh thành Huế vào Vũng Tàu khi bị phế ngôi là bộ bàn ghế Bát Tiên lộng lẫy chạm trổ bằng ngọc trai trên gỗ trầm hương quý giá đã được tặng cho ông Trần. Nói vậy để thấy, tình cảm của hai con người cùng chí hướng chống giặc ngoại xâm ấy là thân thiết đến thế nào.
Dulichgo
Ngày nay, sau hơn một thế kỷ qua đi, bộ ghế Bát Tiên kỷ niệm của nhà vua tặng vẫn được con cháu đời  sau của ông Trần gìn giữ như bảo vật của gia đình mình.

Theo cô Ba Kiềm, cháu nội đời thứ 4 của ông Trần và cũng là người quản lý khu nhà này thì hàng ngày, vào đúng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, con cháu vẫn phải mang cơm, đồ ăn, thức uống… và những vật dụng cần thiết đặt lên bàn thờ để cúng ông Trần. Tuy nhiên, đây không phải di huấn của ông Trần bắt buộc mà đó được coi là một nét mới trong đạo ông Trần mà con cháu đời sau dựa vào lời giáo huấn của ông rút ra, như một cách để tỏ lòng tôn kính, quý trọng ông mà thôi.

Cả làng khi chết “táng” chung quan tài!

Tuy nhiên, điều khác lạ ở Long Sơn mà chúng tôi phát hiện ra chính là chuyện về những người chết ở đây, khi đem chôn đều được dùng chung... một chiếc quan tài. Nghĩa là, từ trăm năm qua, làng này chỉ có duy nhất một chiếc quan tài, ai  ra đi về cõi vĩnh hằng thì đều được khâm niệm bằng chiếc quan tài đó trước khi nằm lại vĩnh viễn nơi đất mẹ thân yêu, họ được quấn bằng một chiếc chiếu.

Và, kỳ lạ hơn nữa là tất cả những người chết ở Long Sơn, dù giàu hay nghèo, dân thường hay chức vị thì đều lặng lẽ đưa ma chứ không kèn, không trống, không điếu văn hay bất cứ một hình thức nghi lễ rườm rà hay thông thường nào. Người thân, họ hàng đều lặng lẽ đưa người đã khuất về nơi an nghỉ vào những buổi chiều, buổi tối khuất bóng hoàng hôn sau đó âm thầm đi về, rất lặng lẽ.
Dulichgo
Có lẽ, khi bỏ qua tất cả các nghi lễ, bỏ qua những quan niệm sinh, tử bình thường ở cõi nhân gian thì chuyện hàng ngàn thân xác, suốt bao đời qua cùng nhau nằm chung một cỗ quan tài cũng là một chuyện khá đặc biệt và ít nhiều sẽ khiến người ta run sợ.

Nói về điều này, cô Ba Kiềm lặng lẽ bảo: “Do quan niệm của đạo Ông Trần là sống thì đồng sàng, đồng mộng, đồng cam cộng khổ nên chết cũng phải nằm đồng quan, tức là chung một chiếc quan tài, để thể hiện rằng mọi người sinh, tử trong cõi nhân gian này là hoàn toàn bình đẳng. Đó chính là điều giáo huấn cuối cùng của đời người mà đạo Ông Trần muốn gửi đến con cháu”.

Mặc dù không có quan tài nhưng trên bia mộ, nơi được xây kiên cố ngay sau khi chôn luôn có một…bài thơ đưa tiễn. Đó là những bài thơ của những người thân với người đã nằm xuống nơi đó như con khóc thương cha, vợ khóc chồng, anh chị em khóc nhau hay thậm chí cả những người không quen biết cũng làm thơ tiễn biệt nhau nữa.

Ông Nguyễn Hà Cửu, nhà ở thôn 3, tóc búi cao, bộ râu dài trắng xóa đến chừng hơn một gang tay, bận quần áo bà ba đen cho biết: "Hơn 100 năm qua, cuộc sống đổi thay nhiều nhưng người dân Long Sơn vẫn giữ được những nét đẹp đời thường như thời ông Trần còn sống. Đó là việc đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ kể từ khi người chết lâm chung và người thân không bao giờ coi ngày giờ, khâm liệm, cúng bái hay lễ nghi gì mà xả tang ngay tại mộ.
Dulichgo
Lấy nhau cũng khác đời thường

Ngoài ra, ông còn tiết lộ chuyện  trai gái dựng vợ gả chồng ở Long Sơn cũng rất khác so với các cặp đôi uyên ương trẻ ở nơi khác bởi ở đây không bao giờ tổ chức lễ cưới, hỏi cũng như rước dâu, phù rể gì. Nếu đôi bạn trẻ nào tìm hiểu, muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc trăm năm chỉ cần sắm chút lễ cau trầu rồi mời gia đình hai bên đến nói chuyện là xong. Ngoài ra, bà con họ hàng, lối xóm có thể mang  bánh, trái cây đến chúc phúc chứ tuyệt nhiên không bao giờ đứng ra tổ chức liên hoan tiệc tùng, mời mọc họ hàng trai gái hai bên.

Kỳ lạ hơn nữa, ngay cả việc chọn lựa ngày để thành hôn, để vu quy cũng không ai được phép mà tất cả, hàng ngàn cặp vợ chồng từ xưa đến nay ở Long Sơn chỉ toàn gặp nhau và động phòng hoa trúc vào một đêm tân hôn cố định, đó là ngày 1 và ngày 16 hàng tháng theo lịch âm mà thôi. Thế nên, nhiều cặp vợ chồng về sinh sống với nhau  mà cứ lặng lẽ, âm thầm như chưa từng cưới hỏi vậy.

Dù lễ cưới có vẻ giản đơn nhưng ở Long Sơn rất ít khi xảy ra chuyện li hôn, li dị hay những bất hòa trong cuộc sống vì họ đều cho đó là điều cấm kỵ, làm tổn hại đến tinh thần nên trừ những trường hợp hi hữu, các cặp vợ chồng ở đây đều sống khá hòa thuận, bình yên. Và, cũng vì những giới luật của mình mà con cháu đời sau của ông Trần, những người sinh sống ở trên đảo Long Sơn luôn hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau.
Dulichgo
Với họ, tất cả những nghi lễ, những quan niệm “rườm rà” của cuộc sống, của chuyện ma chay, cưới hỏi đều không là một cái gì đó quá lớn lao. Có lẽ, chính vì những quan niệm, những tập tục sinh hoạt vô cùng độc đáo của cộng đồng mình như thế mà bao năm qua, Long Sơn vẫn luôn là một “ốc đảo” biệt lập với thế giới rộng lớn bên ngoài theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó.

Chia tay làng đảo Long Sơn, chúng tôi men theo con đường nhựa phẳng lỳ từ khu Bến Đá để trở lại quốc lộ 51, đi về thành phố. Xa xa, làng đảo yên bình nằm nép dưới ngọn núi Nứa xanh ngát như từ ngàn năm qua cùng bao điều kỳ bí vẫn khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, dù mình vừa mới tận mắt, tận tai nghe được. Nó đúng là một ngôi làng vô cùng độc đáo trong hàng  vạn những ngôi làng ở khắp đất nước Việt Nam này.

Theo Ứng Hòa (Cảnh Sát Toàn Cầu)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Pờ Tó, xã 'thần đèn' với những căn nhà sàn biết đi

[tintuc]

(TPO) - Cả nước mình, xưa nay hễ cần so sánh nơi nào với chỗ xa xôi hẻo lánh nhất, nhiều người vẫn thường gọi là đó là “hóc Pờ Tó”, dù không biết Pờ Tó ở đâu. Pờ Tó chính là đây, một xã căn cứ Cách mạng thời chiến, nằm dọc đường Trường Sơn Đông, thuộc huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, cách thành phố “Pleiku má đỏ môi hồng” khoảng 110 km.

Ông Lê Trọng Nam Chủ tịch UBND xã cho biết: Pờ Tó hơn 7000 dân, 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết là người Bana, kế đến J’rai, Tày ... Người Bana sống hiền hòa, thong dong, “có bao nhiêu vui bấy nhiêu”, chẳng ai bận tâm phấn đấu làm giàu. Đất đai rộng lớn, sông suối chảy quanh nhưng thôn làng cứ nghèo khó mãi.

Mấy năm nay, nhờ có chương trình Nông thôn mới, xã mới có điều kiện cải trang các làng cũ quá chật chội, ô nhiễm. Bi Dông có 160 nhà, thì 27 nhà tu sửa, 44 nhà phải tách ra, khiêng qua điểm làng mới.

Bộ đội Tiểu đoàn 21 về xã làm gương, lội thẳng vào sình lầy trộn lẫn phân trâu bò lưu cữu lâu năm dưới các gầm sàn để khiêng nhà đi.
Dulichgo
Đồng bào thấy thế mới tích cực làm theo. Có những tòa nhà lớn cần tới gần 200 người mới khiêng đi nổi, nên phải tổ chức rất bài bản, khoa học, mới khớp lệnh nhịp nhàng được.

Huyện 9 xã, thì kế hoạch mỗi xã một năm di dời 1 làng. Xã Pờ Tó năm rồi lo xong làng Bi Dông, năm sau sẽ tới lượt làng Bi Da.
Dulichgo
Anh Đặng Văn Long-Chỉ huy trưởng quân sự xã Pờ Tó cho biết đồng bào Bana sống đoàn kết, hễ có việc cần ở đâu là cả làng đều xúm nhau làm, nên việc khó mấy rồi cũng xong.

“Khiêng nhà qua nơi ở mới là cách làm truyền thống của đồng bào Bana. Còn tổ chức khiêng sao cho an toàn là trách nhiệm của xã. Năm tới làng Bi Da với tổng số 120 hộ, xã cũng sẽ tổ chức khiêng mấy chục nhà đi. ”- Ông Nam cho biết.
Dulichgo
Và cứ thế, tại Pờ Tó, thời nay vẫn có những thôn làng mới mọc lên từ những đôi vai và tình đoàn kết của cả cộng đồng.

Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn