[tintuc]

(BĐN) - Nói lái là lối chơi chữ độc đáo trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Bằng cách hoán đổi âm đầu, vần hoặc trật tự các từ… sẽ cho ra một từ mới mang cách hiểu khác. Ở nước ta có nhiều vùng nói lái, nhưng cách nói buộc người nghe phải “nghĩ ngược, nghĩ xuôi, nghĩ lui, nghĩ tới” để tránh bị “ăn quả lừa” thì không đâu bằng xứ Quảng.

Chọc cười thiên hạ

Dân gian lưu lại rất nhiều giai thoại vui liên quan đến cách nói lái hài hước, sâu cay của người xứ Quảng. Chuyên mục Chuyện xưa xứ Quảng trên Báo Đà Nẵng Cuối tuần số ra ngày 29-6-2008 có bài “Nói lái kiểu Quảng lên... thơ” kể một câu chuyện thú vị.

Khoảng năm 1940, làng Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, xảy ra một vụ kiện hy hữu. Chức sắc làng, vì muốn “ăn” bớt đất của dân, nên đo thiếu mỗi hộ 4 thước. Dân làng phẫn nộ, đồng lòng ký đơn kiện lên tổng, rồi lên huyện. Trước sức mạnh lòng dân, quan tri huyện đã cử ông Thất Hoanh xuống đo lại ruộng đất. Ông này chặt một cây tre thật thẳng, lấy thước Điền xích (một loại thước dùng để đo đạc ruộng đất dưới thời Nguyễn) làm chuẩn rồi cứ thế mà đo. Lần đo lại này, dân lấy lại đúng 4 thước mình đã mất. Dân làng thắng kiện ăn mừng.
Dulichgo
Nhân chuyện này, ông Phạm Khôi, một người hay chữ trong làng viết bài vè rằng: “Chuyên tùng, dám kiện, quấy ơi anh?/ Thức cóc giá cao ruộng bỏ đành/ Ưng cắt năm sào liền một bọc/ Giựt quằn bốn thước xé đồng canh/ Đề mô sổ cấp làm cao lý/ Mực đặc đồng dân ký thuận tình”. Chức sắc trong làng khi nghe bài vè giận tím ruột bầm gan nhưng không có lý do gì để phạt tội Phạm Khôi. Bởi, nếu diễn xuôi, bài vè này không có gì đáng nói. Nhưng diễn ngược, sẽ thấy ngay rằng, Phạm Khôi đã vận dụng cách nói lái truyền thống của người Quảng như “chuyên tùng”, “thức cóc”, “ưng cắt”,  “giựt quằn”, “đề mô”, “mực đặc” để chửi khéo bọn cường hào ác bá tham lam chuyên làm điều hại dân, hại nước buộc người dân khởi kiện.

Đó là chuyện xưa. Còn nay, trong đời sống thường nhật, người dân Quảng Nam, Đà Nẵng thường “xuất khẩu” thành… nói lái. Từ bình dân học vụ đến tầng lớp quan chức đều xem đó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Về Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, hỏi ông Mười Nhựt sẽ ra nhiều câu chuyện nói lái hóm hỉnh. Ví như chuyện một anh chàng để ý cô gái hàng xóm đã lâu nhưng chưa có dịp thổ lộ. Nhân buổi gặp gỡ bạn bè, cô gái mang bia qua mời anh uống. Anh vui vẻ cụng ly kèm lời ướm thử: “Mời thì tôi uống, nhưng tôi muốn là phải ời đó nghe”. Chuyện anh muốn gì và cô gái có chịu “ời” hay không chưa biết nhưng người nghe thì đỏ mặt thẹn thùng còn bạn bè lại được trận cười hả hê. Cái tài tình trong lối chơi chữ của người Quảng Nam nằm ở chỗ đó.
Dulichgo
Ở đâu có Mười Nhựt, ở đó có tiếng cười. Không chỉ kể, mà ông còn tạo ra những giai thoại. Tuần trước, nhóm thợ xây của Mười Nhựt sau khi hoàn thành công trình đình Đa Phước, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, làng có bữa liên hoan đãi thợ. Vị đại diện làng gửi chút quà cho 3 người phụ nữ trong nhóm mang về cho con. Ngay lập tức, Mười Nhựt “xuất khẩu” mà rằng: Làng bo nhưng phải lo trên bàn đó nghe. Không cần luận bàn, người nghe cũng hiểu được ông muốn nói gì và hàm ý ra sao nên cùng cười ồ lên sảng khoái.

Hòa nhập vào ngôn ngữ đời thường

Tác giả Huỳnh Ngọc Chiến trong một diễn đàn luận bàn về nói lái xứ Quảng có viết rằng, giọng Quảng Nam phát âm sai các phụ âm v, d ở đầu chữ; phụ âm c, t ở cuối chữ; các nguyên âm a, ă cùng các điệp nguyên âm đi chung với nó như ao, ắt. Đặc biệt là các âm “g” ở cuối chữ và các dấu “hỏi”, dấu ”ngã” như khoai lang và hoa lan, ao với ô được đọc thành một âm. Chính sự nhập nhằng không rõ ràng trong phát âm lại là mảnh đất màu mỡ cho nói lái phát triển. Nói lái xứ Quảng thường mang đặc điểm “chém to kho mặn” như đặc tính người dân vùng đất này, nghĩa là người ta khoái lái “mặn” hơn lái “chay”.
Dulichgo
Ông Ngô Ngọc, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Cẩm Lệ, được đồng nghiệp gọi vui là “cây nói lái”, cũng khẳng định rằng, trong nói lái xứ Quảng có đến 80% nội dung mang nghĩa “tục”. Cái “tục” trong nói lái xứ Quảng xuất phát từ đời sống lao động của người nông dân, muốn biến những câu chuyện đơn giản thành chuyện tiếu lâm để “thọc lét” thiên hạ; văn nghệ dân gian lại là nơi che chở cho “cái tục” ấy hình thành, phát triển và hòa nhập vào ngôn ngữ đời thường.

Mặt khác, trong bức tranh nông thôn xưa, người nông dân thường ít khi bước ra khỏi lũy tre làng, họ chỉ quen với những vật dụng quanh mình kèm theo triết lý đạo Nho “nam nữ thụ thụ bất thân”… khiến người nông dân cảm thấy bị trói buộc và một trong những phản ứng của họ là “văng tục”.

Văn hóa nói lái tồn tại và bén rễ sâu vào đời sống dân gian xứ Quảng một phần do nơi đây dường như ai cũng có dòng máu tiếu lâm chảy trong huyết quản, họ thường tiếp thu nghệ thuật nói lái rất nhanh và nhạy bén.

Ông Tán Kim ở xã Hòa Phong nổi tiếng khắp vùng vì khả năng tiếu táo và cách tích lũy những câu nói lái, phù hợp với mọi tình huống, ngữ cảnh. Đôi khi, những món ăn trên bàn cũng trở thành phương tiện để người dân nói lái.  Như cách ông Tán Kim kể, lươn thì phải nấu với rau dền, gọi tắt là lươn dền, mực thì phải xào với ngò, gọi tắt mực ngò, thịt rừng thì phải thịt rừng nướng… ăn mới đúng… khẩu vị người Quảng. Với ông, “nói lái gần gũi đến mức đôi khi mình không chủ ý nói lái nhưng trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày vẫn thốt ra vài từ lái nghịch ngợm. Còn người nghe được thì cứ thế mà cười vì tưởng tôi đang chọc họ. Điều đó khiến cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn”.
Dulichgo
Thời gian gần đây, trong chuyên mục cười của các báo thường sử dụng kiểu nói lái để phê phán, đả kích những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, đưa nói lái đến gần hơn với tất cả mọi người. Như hiện đại thành hại điện, chơi đề - chê đời, ít ly - y lít, chà đồ nhôm - chôm đồ nhà, tiết kiệm - kiếm tiệc, đầu tiên - tiền đâu. Tuy nhiên, nói lái chỉ là lối nói để mọi người cảm nhận ngay khi nó vừa được nói ra chứ ít ai dùng viết lái để châm chọc người khác.Dulichgo
Suy cho cùng, đó cũng là phản ứng thường tình của con người trước hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, nhằm giải tỏa tâm lý, mang đến tiếng cười cho chính mình và cho người khác.

Theo Tiểu Yến (Báo Đà Nẵng), ảnh sưu tầm
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Ai bàn chi chuyện đã an bài
Trai khiển đồng tình gái triển khai
Cứ sợ cho nên thành cớ sự
Mai than mốt thở lỡ mang thai

Tính từ ngày tháng vương tình tứ
Khai ồ bây giờ báo khổ ai
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng
Thôi đành để chúng được thành đôi.


[/tintuc]

Bài viết liên quan

Phản hồi của bạn