Xem cho biết

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xem cho biết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xem cho biết. Hiển thị tất cả bài đăng

Bãi tắm “Vũng Tàu 2” ở miền Tây đông nghẹt khách dịp Tết

[tintuc]

(NLĐO) - Bãi cồn Long Khánh thuộc xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) được ví von như là “Vũng Tàu 2” thu nhỏ ở miền Tây.

Dịp Tết năm nay, bãi tắm đón đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh đến vui chơi và tắm cồn.

Theo UBND xã Long Khánh A, trong mấy ngày Tết lượng khách du Xuân đến bãi cồn tăng đột biến với hàng ngàn du khách. Du khách kéo đến đông nhất lúc buổi chiều, trong đó có nhiều du khách ở các tỉnh ĐBSCL cũng tìm đến trải nghiệm.

"Gia đình tôi quê ở An Giang sang đây tắm cồn cho biết với người ta. Trước đó, tôi chỉ thấy và nghe bãi tắm cồn trên đài truyền hình. Đúng là được đắm mình trên dòng nước sông cảm thấy mát mẻ. Mọi người tụ tập về bãi cồn cát đông vui như đi lễ hội", du khách Bùi Thị Thúy, nói.
Dulichgo
Bãi tắm cồn được thiên nhiên ưu đãi nên được nhiều du khách ưa thích. Với dòng nước sông Tiền mát lạnh, trong xanh, bãi cát trải dài và mịn, phù hợp cho các buổi tiệc nhỏ ngoài trời hoặc các hoạt động vui chơi, trải nghiệm trên cát không thua gì bãi tắm ở Vũng Tàu.

Khâu giữ xe, mua bán và cho thuê phao, quần áo bơi, bán quà lưu niệm đều được niêm yết giá, chính quyền địa phương đã phân luồng khu vực tắm nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Theo Nha Mân (Người Lao Động)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tết xem bí mật kỳ thú về đá gà

[tintuc]

(TPO) - Chọi gà là trò chơi dân gian có sức sống mãnh liệt tự nhiên nhất mà không cần nhà nước hỗ trợ bảo tồn. Xem đá gà được ví hấp dẫn, cảm xúc trồi sụt như trên sàn chứng khoán. Chọi gà gây nghiện không chỉ vì có yếu tố cá cược mà nó mang tới cho người xem nhiều cảm xúc kỳ thú, mãn nhãn, mãn nguyện.

Đá gà thường gắn với đánh bạc, cá cược nên người chơi gà không bao giờ muốn lộ diện. Qua hơn chục năm chơi gà, họa sĩ  Lê Hưng chia sẻ, anh từng chơi nghiệp dư  rồi lên chuyên nghiệp, sau nhiều lần thua cháy túi  tới vài chục triệu đồng, cộng với  điều kiện nhà mới chật chội anh đã từ bỏ thú chơi. Cũng có thể vì đã ra khỏi nghề nên Hưng mới đồng ý kể tỉ mỉ về trò chơi biến tấu đỏ đen này.

Điều dân gà không bao giờ kể

Sinh ra tại Quốc Oai (Hà Tây) ở nơi “gặp gà chọi dễ hơn gặp gà ta”, Lê Hưng kể từ năm 8-9 tuổi đã thích gà. Lớn lên ra Hà Nội đi học, đi làm, anh vẫn dành nhiều thời gian nuôi, luyện và đem gà đi đá mỗi khi có dịp. Giống như nhiều người Hà Nội mê gà, Hưng đổ đất lên sân thượng, nuôi hàng chục con. Vào ngày nghỉ các chú gà được chủ vác ra bãi cỏ, công viên để chạy bộ cho săn chắc.
Dulichgo
Thực tế cho thấy nuôi gà trên sân thượng không bao giờ khỏe. Nuôi theo kiểu các cụ cho uống sương và chân tiếp mặt đất mới thuận tự nhiên. Xưa thức ăn cho gà chủ yếu là cơm, châu chấu ngày nay để “chiến kê” săn chắc chủ cho ăn thóc khô, thóc ngâm qua đêm, thịt bò, tránh ngô gây béo. Mức sống cao lên, thực đơn bồi dưỡng giữa hai hồ (hiệp đấu 20-30 phút) là thịt bò, cà chua băm, người miền Trung cho “đấu sĩ” uống nước sâm Hàn Quốc, nước pha mật ong, thịt cóc, lươn, tắc kè băm... Có nhà mua cả máy cho gà tập chạy. Thuốc om bóp giúp da dày chống bị thương làm từ bã chè ngâm nước giải hoặc vỏ cậy gạo.

Một chú gà tơ từ trại đúc (nơi nhân giống gà), được chăm nuôi đến hạng từ 2,7kg-3,2kg. Gà tơ được chọn theo dòng. Có nhiều cách chọn, nhưng cơ bản con gà ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn óng, mặt nhỏ, mắt tinh.  Ngoài ra tướng đứng, tướng đi, tướng gáy cũng quan trọng.

Gà tơ cần cho đánh mở mỏ với một chú gà phu (gà chuyên đánh thử) để biết có đáng được chơi hay không. Sau trận đầu, người ta sẽ cắt tai gà tơ cho gọn gàng. Tập một hồ gà phải được nghỉ một tuần. Nếu bắt đánh sớm nó sẽ nhát đòn, phí mất “chiến kê”. Vào trận đá, gà được ghép theo cân nặng, chiều cao (ghép trạng). Con nào nặng hơn phải chấp đối thủ bằng cách chịu bịt mỏ hoặc bịt cựa (tùy theo thỏa thuận. Giữa trận gà được móc đờm, xoa bóp, nghỉ ngơi.
Dulichgo
Xưa kia, mỗi hồ (hiệp đấu) kéo dài 20 phút, nay thành 30 phút, giữa 2 hồ nghỉ 10 phút. Kể cả thời có đồng hồ rồi, người ta tính giờ bằng cách buộc đồng xu vào sợi chỉ, treo lên que hương có cách vạch khấc. Que hương cháy đến vạch, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống mặt đĩa kêu keng một cái là hết một hồ.

Chuyện gian lận khá phổ biến, nhiều chủ gà không từ thủ đoạn hiểm ác để hạ đối thủ. Họ nhét diêm sinh vào bụng một con châu chấu và nhờ một đứa trẻ con ngồi gần gà đối thủ, búng cho nó ăn. Con gà ăn diêm dinh trở thành “gà mìn”, “gà hẹn giờ”. Hiểm hơn, chủ gà cho gà nhà mình (đang được nhiều người đặt cược) ăn diêm sinh. Sắp đến lúc gà mìn chạy hoảng, chủ gà bỗng phản kèo đặt tiền sang gà đối thủ. Anh ta thí một con gà và thu bộn tiền.

Thị trường thuốc tăng lực, kích thích (doping) của Thái Lan ngày càng nở rộ khiến trò đá gà không còn giá trị thưởng thức như truyền thống. Ngày trước, con gà nào bị phát hiện dùng doping sẽ bị khử ngay tại xới. Ngày nay tất cả đều dùng thuốc tăng lực (một dạng thuốc kích thích), thành ra tăng lực đấu với tăng lực.

Dân chuyên nghiệp nhận xét, đá gà miền Bắc và Nam là hai phái khác hẳn nhau. Dân Bắc chơi gà đòn, thưởng thức đòn thế, sức khỏe, độ lì của từng chiến kê. Các thế đánh mà người người xem chờ đợi gồm hầu, kiềng, mé, đầu, mặt, dọc chạy xe, đấm. Gà cựa Nam chơi kiểu bạo lực thần tốc, có khi trận đấu diễn ra trong 1-2 phút đã kết thúc nếu buộc dao vào cựa.

“Đúc gà” phát tài, mừng hay lo?

Trước Tết nguyên đán 1-2 tháng là mùa bán hàng bận rộn nhất trong  năm của các trại gà chọi miền Trung. Khách hàng hầu hết từ các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Khoảng năm bảy năm  gần đây, gà Thừa Thiên Huế, Phú Yên,  Bình Định được chuộng bởi khí hậu các tỉnh này nóng, gà hừng hừng quanh năm. Gà miền Bắc thường thay lông vào thời tiết mùa đông mưa lâm thâm, nên cơ thể không được khỏe.
Dulichgo
Dân chơi gà thường giữ gà mái để giữ “dòng” vì gà thường giống mẹ. Họ thà để ăn (trong trường hợp không dùng nhân giống) chứ ít khi bán gà mái nhất là gà mái “tổ”.

Anh Nguyễn Tấn Hậu chủ trại gà chọi tại Phù Cát, Bình Định cho biết, mỗi ngày trại xuất hàng chục con ra Bắc. Khách xem gà qua trang facebook của trại, thỏa thuận giá và “hàng” được đóng gói gửi xe đến tận tay. Cách đây bốn năm, anh Hậu từng sở hữu trại gà ở Đắk Lắk, sau nhận thấy khí hậu nắng quá khiến máy ấp trứng làm việc không hiệu quả, anh chuyển về Bình Định. Bình Định có giống gà đất võ Tây Sơn nổi tiếng, khí hậu ôn hòa, nhiều hộ dân đã bỏ nuôi heo, bò chuyển sang nuôi gà chọi, đời sống khá giả lên nhiều. Các trại gà vùng lân cận đến tuyển trứng và gà tơ từ vườn nhà dân, đưa về nhân giống, đào tạo thành “chiến kê”. Trại gà của anh Hậu luôn có vài trăm con các lứa lớn nhỏ và 100 con đang  tập luyện để xuất quân.

Anh Hậu cho biết một số trại ở Phú Yên có nguồn khách Trung Quốc đặt số lượng lớn 200-300 con /tuần. “Vì nhu cầu lớn, họ sẵn sàng phá giá. Mình ở đây bán 250-500 nghìn / 1 con họ sẵn sàng trả 1 triệu / 1con nếu lứa gà đẹp, ưng ý”. Vì nhu cầu lớn, các chủ trại cho gà ăn cám để lớn nhanh. Gà Phú Yên thường bị khách miền Bắc chê béo, chậm thành ra gà Bình Định vẫn giữ giá.

Một số Việt kiều về nước cũng tìm đến tận Bình Định mua trứng giống số lượng lớn mang đi Mỹ. Bên đó, cũng có trại ấp, cung cấp hàng cho dân đá gà. Nghe nói khách mua không chỉ là Việt kiều mà cả người Thái, Campuchia, Trung Quốc...
Dulichgo
Người chơi gà khá mê tín, ngoài các ưu điểm về tướng mạo, họ còn chọn màu lông (đỏ, xám hoặc ô) theo phong thủy hợp tuổi với mình. Có người tậu gà ô (đen) thua suốt, sau chỉ tìm gà đỏ, xám và ngược lại.

Mặc dù bị cấm, đá gà (ăn tiền) vẫn tồn tại, các trại đúc gà vẫn nhân giống không kịp nhu cầu. Bị cấm tại các vườn hoa công cộng, dân đá gà rủ nhau ra bãi sông quây xới. Họ đánh bạc bằng mồm, tín chỉ, về nhà trả tiền sau nên không dễ để bắt. Khó kiểm soát ở chỗ chủ gà ngày càng đông, nhất là giới công chức đô thị.

Theo Hoàng Hoa (Tiền Phong)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Những điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa 2019

[tintuc]





[/tintuc]

Chuyện về đình Thi Phổ

[tintuc]

(QNO) - Đình Thi Phổ ở thôn 4, xã Đức Tân (Mộ Đức) là một trong những ngôi đình nổi tiếng ở Quảng Ngãi thời xa xưa. Không chỉ gắn với lịch sử khai phá, lập làng tại vùng đất mới của người Việt, đình Thi Phổ còn là điểm đến tâm linh của người dân từ bao đời nay.

Theo lời kể của người dân ở địa phương, đình Thi Phổ rất linh thiêng, bởi vậy nhiều người vẫn thường đến đây để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thường thì đình làng tọa lạc ở những nơi vắng vẻ, yên tịnh, nhưng đình Thi Phổ lại được bao bọc bởi nhà dân. Dẫu vậy, sự linh thiêng vẫn bao trùm khắp cả ngôi đình.

Anh Võ Minh Tuấn, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết: Dựa vào những tư liệu sắc phong còn lưu giữ tại đình Thi Phổ và thông qua hệ thống kiến trúc của ngôi đình thì đình Thi Phổ được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, đầu thế kỷ XIX, nơi đây gắn liền với lịch sử khai phá, lập làng của một số họ tộc tiền hiền như họ Trần, Phạm, Nguyễn, Lê, Võ.


< Nhà thờ thuỷ tổ Trần Cẩm ở xã Đức Thạnh.
Dulichgo
Qua nghiên cứu tài liệu gia phả, thị tỉ, sắc phong của tộc Trần ở Đức Thạnh vào thời vua Lê Thế Tông niên hiệu Quang Hưng thứ 20 năm 1597 đã phong sắc cho Trần Cẩm của tộc họ Trần là Phụ Quốc Thượng Tướng Quân được toàn quyền coi quản công việc theo các sắc chỉ như việc chuyển vận quan thuế, lấy các hạng dân binh thuộc bản xứ trấn giữ dinh quận công.

Năm 1598, Trần Cẩm đã đưa những lưu dân xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh đến khai hoang một vùng đất huyện Mộ Hoa, phủ Tư Nghĩa kéo dài từ bờ nam sông Vệ, xã Đức Chánh đến Thạch Trụ, xã Đức Lân hiện nay. Vì vùng đất này còn rất hoang sơ bởi sơn lam chướng khí, ông đã cùng những lưu dân đến đây để khai hoang lập nên làng Địa Thi, bây giờ gọi là làng Thi Phổ.

Trong quá trình khai hoang lập làng, các dòng họ tiền hiền và một số dòng họ khác đến làng Địa Thi sau này đã đóng góp xây dựng đình làng Thi Phổ để thờ những vị tiền hiền đã có công mở đất, khai phá lập làng và thờ những vị thần linh được quan niệm là đã có công giúp nước, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân trên vùng đất mới.

< Đình Thi Phổ.

Anh Võ Minh Tuấn cho biết thêm, về sau các vua chúa triều Nguyễn đã truy phong rất nhiều sắc phong cho các vị tiền hiền đã có công giúp nước, bảo vệ nhân dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, như sắc phong cho Trần Cẩm vào năm Khải Định thứ 10 (1925) là tiền hiền đã có công khai hoang lập làng Địa Thi, công đức sáng rõ với tước phong là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, chánh khám lý, quảng nham hầu, dực bảo trung hưng linh phò tôn thần và sắc phong cho ông Phạm Công Hiều với tước phong là Dực bảo trung hưng nhị tướng chi thần. Các sắc phong này trước kia được thờ tại đình Thi Phổ, nhưng đến nay đã được con cháu tộc Trần và tộc Phạm rước về nhà thờ tiền hiền thờ tự.
Dulichgo
Đình Thi Phổ có kết cấu kiến trúc hình chữ Đinh, gồm có nhà tiền tế và hậu cung. Nội thất bên trong đình được chạm khắc rất tinh xảo, ghi dấu kiến trúc nghệ thuật độc đáo của người xưa. Hằng năm, vào ngày 20 tháng 3 âm lịch, nay đổi lại vào ngày 14 tháng 8 âm lịch, người dân trong làng tập trung về đình Thi Phổ tổ chức lễ cầu an, bày tỏ lòng tri ân đối với các vị tiền hiền và cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống được ấm no, an bình.

“Đình Thi Phổ là công trình tín ngưỡng mang tính cố kết cộng đồng, gắn liền với lịch sử khai phá lập làng của các bậc tiền hiền, hậu hiền ở vùng đất huyện Mộ Đức. Di tích còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, sắc phong của triều Nguyễn và nhiều hoành phi, liễn đối chữ Hán có giá trị. Chính vì vậy, đình Thi Phổ cần được bảo tồn và phát huy những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật để phục vụ nhân dân địa phương cũng như khách tham quan du lịch”, anh Võ Minh Tuấn nhấn mạnh.
Dulichgo
Hiện nay, nhiều hạng mục ở đình Thi Phổ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương trùng tu, sửa chữa di tích kiến trúc nghệ thuật đình Thi Phổ, với tổng kinh phí không quá 990 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện Mộ Đức, xã Đức Tân và các nguồn huy động khác.

Theo Minh Anh (Báo Quảng Ngãi)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Đình Thi Phổ (Mộ Đức, Quảng Ngãi)[/tintuc]

Thời tiết từ 30 đến mùng 3 Tết Âm lịch Kỷ Hợi 2019

[tintuc]

(LĐO) - Chuyên gia khí tượng nhận định thời tiết Tết Âm lịch 2019 chủ đạo ở miền Bắc và miền Trung ấm áp, miền Nam nắng nóng.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu từ thứ hai 2.2.2019 (28 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết thứ sáu 10.2.2019 (mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Trong đó, thời tiết 4 ngày trọng điểm từ 30 Tết đến mùng 3 Tết được người dân quan tâm đón đợi.
Ông Trần Quang Năng- Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) đã có những nhận định chi tiết về thời tiết 4 ngày này. Theo đó, miền Bắc trời nhiều mây và có sương mù, mưa phùn nhẹ vào đêm và sáng sớm, trưa và chiều giảm mây trời nắng. Trời ấm áp. Các tỉnh miền Trung thời tiết chủ đạo nhiều mây vào ban đêm, riêng phía Bắc miền Trung có nơi có sương mù, ban ngày trời nắng. Khu vực Nam Bộ có trời nắng cả ngày, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Cụ thể, khu vực miền Bắc, vào ngày 4.2 (tức 30 tháng Chạp) có không khí lạnh tác động yếu các tỉnh phía Đông Bắc Bộ nên khu vực này nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác vào đêm và sáng sớm. Trưa chiều hửng nắng nhẹ với nhiệt  độ ban đêm khoảng 19 - 22 độ C, ban ngày 22 - 25 độ C.

Từ ngày 5.2 (tức mùng 1 tháng Giêng) không khí lạnh suy yếu dần, thời tiết chủ đạo ở khu vực này phổ biến sáng nhiều mây, có sương mù. Trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ tăng dần, đến ngày 6 - 7.2 (tức mùng 2, mùng 3 tháng Giêng) có thể đạt cao nhất 24 - 27 độ C.
Dulichgo
Trong khi đó các tỉnh phía Tây Bắc Bộ thời tiết chủ yếu nhiều mây vào ban đêm, ban ngày đều có nắng sớm. Nhiệt độ phổ biến 24 - 27 độ C. Riêng các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có nơi 27 - 30 độ C, trời khá oi nóng.

Thủ đô Hà Nội, vào 4 - 5.2 (tức 30, mùng 1 Tết)  nhiều mây, có sương mù và khả năng mưa phùn nhẹ vào đêm và sáng sớm, ban ngày hửng nắng nhẹ với nhiệt độ 19 - 25 độ C.



Ngày 6-7.2 (mùng 2, mùng 3 tháng Giêng), trời nhiều mây vào đêm và sáng và có nơi có sương mù nhẹ. Trời nắng mạnh hơn vào trưa và chiều, nhiệt độ 20 - 27 độ C.
Dulichgo
Phía bắc miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trời nhiều mây và có sương mù nhẹ vào sáng sớm, trưa chiều trời nắng với nhiệt độ 25 - 28 độ C.

Các tỉnh Nam miền Trung phổ biến mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng với nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C.

Thành phố Đà Nẵng, ngày 4-5.2 (tức 30 và mồng 1 Tết), trời nhiều mây, có thể có lúc mưa nhỏ, nhiệt độ 24 - 28 độ C. Ngày 6-7.2 (tức mùng 2, mùng 3 tháng Giêng, không mưa, trời nắng với nhiệt độ cao nhất 28 - 30 độ C.
Dulichgo
Khu vực miền Nam nói chung, trong 4 ngày Tết từ 30 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng, thời tiết chủ đạo ngày nắng, đêm không mưa. Trong đó miền Đông Nam Bộ sẽ có nắng nóng trong dịp Tết này với nhiệt độ cao nhất khoảng 33 - 36 độ C.

TP. Hồ Chí Minh có hình thái thời tiết Tết tương tự, ngày nắng, đêm không mưa, trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 33 - 36 độ C.

Theo Thảo Anh (Lao Động)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Tham quan đường hoa Nguyễn Huệ, gửi xe ở đâu để khỏi bị "chặt chém"?

[tintuc]

(NLĐO) - Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Hợi chính thức khai mạc vào lúc 19 giờ tối nay 2-2, tức 28 Tết. Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP HCM sẽ tổ chức 9 điểm giữ xe xung quanh để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân và du khách vui xuân, đồng thời hạn chế tình trạng "chặt chém" của một số bãi giữ xe tự phát, UBND quận 1 vừa chấp thuận đề nghị của Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong về sử dụng tạm thời vỉa hè một số tuyến đường ở trung tâm quận 1 làm nơi tổ chức giữ xe máy.

Theo đó, các tuyến đường xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ được chấp thuận làm bãi giữ xe 2 bánh tạm thời gồm:

1. Vị trí vỉa hè đường Hải Triều trước số 30-32 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

2. Vị trí vỉa hè đường Hàm Nghi trước số 30-32 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

3. Vị trí vỉa hè đường Tôn Đức Thắng trước số 2 Hàm Nghi, phường Bến Nghé.

4. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Chùa Ấn Giáo số 66 Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé.

5. Vị trí vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng trước Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thằng số 65 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Nghé.

6. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng số 65 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Nghé.

7. Vị trí vỉa hè đường Lê Thánh Tôn, đường Pasteur, đường Lý Tự Trọng trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

8. Vị trí vỉa hè đường Pasteur trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

9. Vị trí vỉa hè đường Lý Tự Trọng trước Bảo tàng TP số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé.

Những vị trí này được bố trí cho lực lượng thanh niên xung phong rào chắn vỉa hè làm nơi giữ xe với giá quy định của UBND TP. Số tiền một lượt gửi xe không quá 6.000 đồng/xe.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Hợi được thi công trên tổng chiều dài 720 m, sẽ mở cửa đón khách từ 19 giờ tối 2-2 (28 Tết) đến 22 giờ tối 8-2 (mùng 4 Tết).

Phan Anh (Người Lao Động)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao ở tòa nhà Landmark 81

[tintuc]

(TTO) - Tòa nhà Landmark 81 biểu tượng cao nhất Việt Nam sẽ là 1 trong 2 điểm bắn bắn pháo hoa tầm cao dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

Chiều nay, trao đổi với PV VietNamNet, Phó chủ tich UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, TP đã chấp thuận kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 với 8 điểm bắn pháo hoa phục vụ người dân.

2 điểm bắn tầm cao là đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và tòa nhà Landmark (quận Bình Thạnh).

6 điểm bắn tầm thấp gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11); Khu công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (quận 9); Khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi); Đường Đào Cử - Trung tâm hành chính Cần Giờ (huyện Cần Giờ); Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và Ban chỉ huy quân sự Bình Chánh (huyện Bình Chánh).

Thời gian bắn là 15 phút, từ 0h - 0h15 ngày 5/2 (tức mùng 1 Tết).

Trong các điểm bắn pháo hoa năm nay, người dân TP sẽ lần đầu chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao ở tòa nhà Landmark 81 - biểu tượng cao nhất Việt Nam.
Dulichgo
“Doanh nghiệp đề xuất xin thực hiện chương trình theo nguồn kinh phí xã hội hóa và TP đã chấp thuận. Việc bắn pháo hoa ở tòa nhà Landmark 81 sẽ góp phần giảm tải cho khu vực trung tâm TP. Có thêm địa điểm bắn pháo hoa mới sẽ giúp người dân có thêm lựa chọn điểm vui, đón giao thừa ”- Phó chủ tich UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu thông tin thêm.

Cũng trong kế hoạch tổ chức lễ hội đầu xuân Kỷ Hợi, từ ngày 30/1 - 10/2 (tức từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), chương trình triển lãm “Mừng xuân Kỷ Hợi - Mừng Đảng quang vinh" được tổ chức trên đường Đồng Khởi (quận 1).
Dulichgo
Tại công viện Tao Đàn cũng diễn ra Hội hoa Xuân; Lễ hội bánh tét diễn ra trong hai ngày 30 - 31/1 (tức 25 - 26 tháng Chạp) tại công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc và 24 quận, huyện. Lễ dâng bánh Tét cúng Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh diễn ra vào ngày 1/2 (tức 27 tháng Chạp).

Đường hoa Nguyễn Huệ trưng bày trong 7 ngày, từ 2 - 8/2 (từ 28 Tết đến mồng 4 Tết).
Song song đó, tại khu vực đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế (quận 1) cũng diễn ra Lễ hội Đường Sách.

Theo Như Sỹ (Tuổi Trẻ)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Thả cá phóng sinh ngày ông Công, ông Táo sao cho đúng cách?

[tintuc]

(BGT) - Việc thả cá chép sau khi cúng ông Công, ông Táo không đúng cách sẽ làm mất đi ý nghĩa phóng sinh.

Theo các chuyên gia văn hóa, trong ngày cúng ông Công ông táo các gia đình có thể dùng cá chép thật hoặc cá giấy đều được. Tuy nhiên, với các gia đình có điều kiện nên dùng cá chép thật để làm lễ sau đó thả phóng sinh.

Hành động này vừa mang ý nghĩa “đưa ông Táo bay về trời” theo phong tục dân gian vừa hướng con người đến những điều thiện, giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Mặc dù không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Vì vậy nên tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh.
Dulichgo
Sư thầy Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho hay, phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm. Tâm thái khi đi khi đi phóng sinh cá cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức. Nhiều người phải coi ngày giờ tốt xấu, chờ khi có lễ lớn thả cá để mong nhiều phúc đức – đó là mê tín.

< Nếu thả trên cầu, cá nên cho vào xô sau đó dòng dây xuống gần mặt nước để thả.

Phóng sanh là việc làm từ tâm, nên khi thấy cá là tâm phát khởi muốn phóng sinh. Nhưng trước khi thả cá, cần tìm hiểu về môi trường thả cá kẻo vô tình làm cá chết.
Dulichgo
Khi thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết; không nên cầm cả xô đổ cá; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước…
Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.

Theo Tú Uyên (Báo Giao Thông)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Sắp có tàu du lịch cao tốc từ Sài Gòn đi Côn Đảo

[tintuc]

(TTO) - Tàu cao tốc Phú Quý Express khi chính thức vận hành sẽ chở khách từ Sài Gòn đi Côn Đảo chỉ mất 5 tiếng, mỗi chuyến chở được 300 khách với 230 giường nằm, 70 ghế ngồi.

Chiều 24-1, ông Trần Song Hải – tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xanh DP (GreenlinesDP) - cho biết tàu cao tốc hai thân Phú Quý Express sẽ có chuyến hải trình từ bến Bạch Đằng trực chỉ đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), vận hành thực nghiệm tuyến Sài Gòn - Côn Đảo, Côn Đảo - Cần Thơ và Cần Thơ – Côn Đảo vào ngày 25-1.
Đây là con tàu hai thân hiện đại trị giá 60 tỉ, đóng tại Nhà máy Z189 (Hải Phòng) vừa mới được hạ thủy vào tháng 12-2018. Con tàu này được Công ty GreenlinesDP đầu tư để vận chuyển khách du lịch từ đất liền ra các đảo.

Tàu được trang bị 230 giường nằm, 70 ghế ngồi VIP và các trang thiết bị an toàn hàng hải theo tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ tàu được lắp camera quan sát, các giường nằm được chia ra các buồng, có điều hòa cho hành khách.
Dulichgo
Dự kiến, với tốc độ từ 27-30 hải lý/giờ, chặng Sài Gòn – Côn Đảo (125 hải lý), khởi hành từ bến Bạch Đằng (Q.1) sẽ có khoảng thời gian di chuyển dưới 5 giờ. Chặng Cần Thơ – Côn Đảo (87 hải lý) sẽ có quãng thời gian di chuyển dự kiến từ 3 - 3,5 giờ.

Tàu có thể đạt vận tốc tối đa trên 30 hải lý/giờ và có thể hoạt động ổn định trong mùa biển động, chịu được cấp sóng  7 – 8.

Theo ông Hải, trước mắt tàu sẽ chạy thực nghiệm để kiểm tra các tính năng của tàu, độ ổn định, tốc độ, an toàn và độ thoải mái đối với hành khách. Sau đó, phía công ty sẽ xin phép để chính thức vận hành, chở khách du lịch của hai chặng trên trước 30-4-2019 và sẽ nâng lên thành 4 tàu trong đội tàu khai thác tuyến Sài Gòn – Côn Đảo, Cần Thơ – Côn Đảo.
Dulichgo
Đây sẽ là tuyến tàu cao tốc đầu tiên kết nối TP.HCM, Cần Thơ với Côn Đảo, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy du lịch đường biển với du khách trong nước và quốc tế.

Theo NGỌC HIỂN (Báo Tuổi Trẻ)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Hạ thủy tàu cao tốc hai thân ‘khủng’ nhất Việt Nam

Trước đó cuối năm 2018, tàu cao tốc hai thân có sức chứa gần 600 người cũng chính thức được hạ thủy vào ngày 22-11 tại nhà máy đóng tàu của Công ty TNHH MTV 189 thuộc KCN Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Tàu có 4 động cơ Rolls-Royce với tổng công suất hơn 7.400 mã lực, tàu cho phép di chuyển tối đa 35 hải lý/h - tốc độ nhanh nhất của các tàu cao tốc hiện nay. Với tốc độ này, tàu cho phép rút ngắn hải trình từ Vũng Tàu tới Côn Đảo (và ngược lại) xuống chỉ còn 3 giờ đồng hồ.
Dulichgo
Dự kiến, tàu Côn Đảo Epress 36 sẽ được vận hành phục vụ hành khách đi lại và du lịch trên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo và Trần Đê - Côn Đảo vào quý I-2019. Mức giá vé di chuyển từ Trần Đề đến Côn Đảo (và ngược lại) dao động từ 320.000-520.000 đồng/khách. Riêng giá vé từ Vũng Tàu - Côn Đảo (và ngược lại) dao động từ 660.000-1.200.000 đồng/khách, tùy theo từng hạng.[/tintuc]

Khu di sản Huế mở cửa miễn phí 3 ngày Tết

[tintuc]

(NCĐ) - Từ ngày mồng 1 đến mồng 3 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Khu di sản Huế sẽ mở cửa miễn phí cho người dân trong nước tham quan và vui chơi, cùng với đó là nhiều hoạt động thú vị...

Ngày 23/1, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc sẽ được tổ chức tại Khu Di sản Huế nhân dịp mừng Tết Kỷ Hợi 2019.
Theo đó, mở đầu là lễ Thướng Tiêu (hay còn gọi là dựng nêu) diễn ra vào ngày 28/1 (23 tháng Chạp) tại Thế Miếu - Đại nội Huế và điện Long An. Đây là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Ngoài những quan niệm tâm linh dân gian, lễ dựng nêu còn có mục đích báo hiệu ngày Tết đã đến.

Ngay sau nghi thức Thướng Tiêu, tại cung Diên Thọ sẽ có thêm chương trình “Hương xưa bánh Tết” bao gồm các âm điệu ca Huế, các trò chơi cung đình và dân gian, trình diễn thư pháp, thi gói bánh chưng, bánh tét,.. có ý nghĩa khởi động một năm mới với những trải nghiệm về hương sắc Tết cũ qua những màu sắc truyền thống.
Dulichgo
Tiếp đó, từ ngày mồng 1 đến mồng 3 Tết (5/2 - 7/2/2019), Khu di sản Huế sẽ mở cửa miễn phí đối với tất cả người Việt Nam.

Tại đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui xuân như: tái hiện các nghi thức xưa, trình tấu nhã nhạc, chương trình nghệ thuật “Âm sắc cung đình”, múa lân sư rồng, các trò chơi cung đình và dân gian, trình diễn võ thuật cổ truyền...

Theo NetCoDo
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Mũi Trèo - Rú Bàu sẽ thành khu du lịch

[tintuc]

(TH) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Quyết định số 2390 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 điểm du lịch Mũi Trèo - Rú Bàu. Cụ thể, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 215ha, do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Trị làm chủ đầu tư với tính chất là Khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh kết hợp hệ sinh thái biển.

< Điểm du lịch Mũi Trèo trải dài khoảng 4km, phía sau biển là khu rừng nguyên sinh Rú Bàu rộng 57ha.

Điểm du lịch Mũi Trèo – Rú Bàu thuộc xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cách di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc khoảng 500 mét - Điểm du lịch nổi tiểng thu hút hàng ngàn khách du lịch khắp năm châu đến tham quan nghiên cứu hàng năm...

Mũi Trèo – Rú Bàu cách thành phố Đông Hà (trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị) khoảng hơn 40km về phía Bắc; cách thị trấn Hồ Xá (trung tâm huyện lỵ huyện Vĩnh Linh) khoảng hơn 10km về phía Đông; gần các bãi tắm nổi tiếng như: Cửa Tùng, Vĩnh Thái; Rừng nguyên sinh Rú Lịnh; Rú Đưng; Bàu Trạng; Đồi Cát – Vĩnh Trung…
Dulichgo
Mũi Trèo - Rú Bàu cách Cửa Tùng 5 km về phía Bắc, là khu vực có độ cao từ 25 - 30m so với mặt nước biển, được bao bọc xung quanh bởi rừng tự nhiên và bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành, rất phù hợp để phát triển du lịch.

Tuyến du lịch từ biển Cửa Tùng thuộc xã Vĩnh Quang đến Mũi Trèo thuộc xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, chiều dài hơn 10 km, có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ. Trong đó, điểm du lịch Mũi Trèo có bãi biển rất đẹp, cát trắng, trải dài khoảng 4 km từ xã Vĩnh Thạch đến xã Vĩnh Thái của huyện Vĩnh Linh. Phía sau biển là khu rừng nguyên sinh Rú Bàu rộng 57 ha với nhiều loại cây gỗ quý... Đây là điểm du lịch dã ngoại cực kỳ hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong thời gian qua, đặc biệt là du lịch “phượt” vào các dịp nghỉ lễ.

Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Pacific Health Care đã thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 điểm du lịch Mũi Trèo - Rú Bàu trên tổng diện tích 215 ha gồm nhiều hạng mục phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại, khu vui chơi giải trí, hội họp với đầy đủ hệ sinh thái rừng và biển. Bên cạnh đó quy hoạch cũng xác định đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước và thoát nước, thông tin liên lạc, đánh giá tác động môi trường…
Dulichgo
Để sớm khai thác trở thành điểm du lịch trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở VHTT&DL phối hợp với huyện Vĩnh Linh nghiên cứu kế hoạch phát triển loại hình du lịch dã ngoại tại Mũi Trèo; khảo sát đường giao thông nối từ bãi tắm Cửa Tùng đến Mũi Trèo tạo thuận lợi cho khách du lịch đến trải nghiệm…

Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com Tổng hợp[/tintuc]

Làng hoa lớn nhất miền Tây chính thức thu phí tham quan

[tintuc]

(TTO) - Từ 17-1, du khách tham quan làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ phải mua vé với giá là 20.000 đồng/người.

Bắt đầu từ ngày 17-1, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ chính thức bán vé thu phí khách tham quan làng hoa, ông Võ Thanh Tùng - chủ tịch UBND TP Sa Đéc - cho biết.

Thời gian thu phí từ 8h-17h hàng ngày trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao. Đối tượng thu phí là khách tham quan làng hoa theo đoàn, bao gồm cả du khách người Việt Nam và nước ngoài.

Giá vé là 20.000 đồng/người. Trẻ em, người khuyết tật, cơ quan thông tấn báo chí tác nghiệp tại làng hoa được miễn phí vé.

"Việc thu phí đối với khách tham quan làng hoa nhằm mục đích tạo nguồn thu để tái đầu tư vào hạ tầng, công trình để tăng tính hấp dẫn cho làng hoa Sa Đéc", ông Tùng cho biết.
Dulichgo
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tại đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao đã đầu tư mạnh tay vào phát triển du lịch như xây dựng đài ngắm hoa, các cụm tiểu cảnh trang trí, cổng chào hoa tươi…

Cùng với nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và Kiến An Cung, làng hoa Sa Đéc là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch tại TP Sa Đéc những năm gần đây. Lượng du khách tham quan làng hoa Sa Đéc năm 2018 ước tính đạt 1 triệu người.

Sa Đéc được xem là làng hoa lớn nhất miền Tây với diện tích hoa kiểng trên 640ha, riêng diện tích hoa tết trên 100ha với hơn 2.000 chủng loại hoa. Hằng năm làng hoa cung ứng cho thị trường TP.HCM, Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc khoảng 3 triệu giỏ hoa tết các loại.

Theo Thành Nhơn (Tuổi Trẻ)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Cột chỉ đường cổ nhất Đà Nẵng nằm ở đâu?

[tintuc]

(IFN) - Thực ra nó nằm ngay giữa trung tâm TP, tại góc ngã ba Bạch Đằng – Thành Điện Hải, cạnh khách sạn 5 sao Novotel, phía sau là Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, nhưng lại không mấy ai biết!

Cột chỉ đường từ thời thuộc Pháp, chỉ dẫn tới Bảo tàng Henri Parmentier

Ngày 24/11, Sở Du lịch Đà Nẵng cho hay, nhằm khảo sát các điểm đến mới hình thành các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước, vào ngày 30/11 Sở sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp lữ hành, báo chí khảo sát thực tế và trao đổi, thảo luận về một số điểm đến văn hóa, gồm: Cột tên chỉ đường cổ - Thành Điện Hải và Bảo tàng Đà Nẵng – Đình làng Hải Châu – Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Nếu tên tuổi các điểm đến Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Hải Châu, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã khá quen thuộc với người dân, du khách và được thông tin khá thường xuyên trên báo chí thì ngược lại, hầu như chưa mấy ai biết gì về “Cột chỉ đường cổ” tại Đà Nẵng, dù nó nằm tại góc ngã ba Bạch Đằng – Thành Điện Hải, cạnh khách sạn 5 sao Novotel, phía sau là Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng.
Dulichgo
Cột chỉ đường này được đúc bằng xi măng, cốt thép rất chắc chắn, phía trên có một tấm bảng cũng đúc bằng xi măng, hiện còn dấu tích của dòng chữ tiếng Pháp dù đã bị đục bỏ nhưng vẫn còn có thể cho thấy đây là bảng chỉ đường tới Musée Henri Parmentier, tức Bảo tàng Henri Parmentier. Vậy Bảo tàng Henri Parmentier nằm ở đâu?


< Dấu tích của dòng chữ cho thấy đây là bảng chỉ đường tới Musée Henri Parmentier, nay chính là Bảo tàng điêu khắc Chăm...

Theo các tài liệu, cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng để bảo quản, trưng bày các cổ vật Chăm.

Năm 1902, nhà khảo cổ Henri Parmentier – Chủ nhiệm khoa Khảo cổ của của Trường Viễn Đông Bác cổ - chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Công trình được Trường Viễn Đông Bác cổ khởi xây năm 1915, đến năm 1919 thì hoàn tất với tên gọi “Công viên Tourane”.
Dulichgo
Bộ sưu tập đầu tiên trưng bày ở đây là 160 cổ vật điêu khắc do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19, rồi được bổ sung thêm các hiện vật phát hiện về sau. Năm 1927, kiến trúc sư J. Y. Claeys (Trường Viễn Đông Bác cổ) đề xướng mở rộng bảo tàng nhưng đến năm 1936 mới hoàn tất. Ngày 11/3/1936, nhân tái khánh thành bảo tàng có sự hiện diện của Henri Parmentier, Trường Viễn Đông Bác cổ vinh danh ông bằng cách chính thức đặt tên cho bảo tàng này là Musée Henri Parmentier, nay chính là Bảo tàng điêu khắc Chăm.


< Trải qua bao biến thiên của lịch sử, cột chỉ đường này vẫn đang đứng nguyên gần góc ngã ba Bạch Đằng - Thành Điện Hải nhưng không mấy ai biết.

Như vậy, “Cột chỉ đường cổ” nêu trên chính là cột chỉ đường tới một bảo tàng độc nhất vô nhị trên thế giới tại Đà Nẵng. Cột chỉ đường này được xây dựng từ lúc nào? Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, người Pháp rất tôn trọng và có ý thức giữ gìn các di sản văn hóa. Vì vậy sau khi tái khánh thành và đặt tên “Musée Henri Parmentier” năm 1936 thì họ có ngay các biện pháp truyền thông, quảng bá và hướng dẫn về bảo tàng này.

“Tôi nghĩ có khả năng cột chỉ đường này xây dựng trong năm 1936 hoặc chậm nhất là 1937, tức cách đây hơn 80 năm. Đà Nẵng thời thuộc Pháp chỉ có một trục đường chính duy nhất là Quai Courbet (nay là đường Bạch Đằng) chạy dọc bờ Tây sông Hàn. Cột chỉ đường đến Musée Henri Parmentier nằm ngay trên trục đường này. Đây cũng là cột chỉ đường duy nhất do người Pháp xây dựng còn lại trên đất Đà Nẵng cho đến nay!” – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Khuếch trương tên tuổi và bảo vệ dấu tích lịch sử này bằng cách nào?
Dulichgo
Trước đó vài tháng, PV Infonet đã thông tin tới lãnh đạo Sở Du lịch, Sở GTVT Đà Nẵng về “cột chỉ đường cổ” này. Họ đã kiểm tra và rất ngạc nhiên, không hiểu sao nó vẫn tồn tại qua hai cuộc chiến tranh và bao nhiêu biến thiên của lịch sử? Đặc biệt, không hiểu sao nó vẫn còn có thể đứng nguyên tại chỗ sau nhiều lần sửa chữa, mở rộng đường Bạch Đằng; tháo dỡ tòa nhà kiến trúc Pháp vốn là trụ sở TAND tỉnh QN-ĐN cũ trên cùng khu đất để xây khách sạn Novotel?...

< Du khách tham quan cột chỉ đường được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cách đây hơn gần trăm năm...

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho hay, khi mở rộng đường Bạch Đằng và khi xây khách sạn Novotel, Bảo tàng Đà Nẵng đều cử cán bộ tới làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị thi công, đề nghị có biện pháp bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng của “cột chỉ đường cổ” vì đây biển báo giao thông duy nhất của Đà Nẵng thời thuộc Pháp còn lại đến bây giờ, một dấu tích lịch sử của TP.

“Khi khách sạn Novotel tháo dỡ trụ sở TAND tỉnh QN-ĐN cũ để làm sân vườn thì chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thực hiện đúng theo yêu cầu của Bảo tàng Đà Nẵng, giữ nguyên hiện trạng của cột chỉ đường cổ, đồng thời gia cố thêm móng cột cho chắc chắn hơn nữa!” – Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Và nay thì Sở Du lịch Đà Nẵng sắp đưa “cột chỉ đường cổ” này thành một điểm đến, góp phàn cho người dân cùng du khách trong và ngoài nước hiểu biết thêm về lịch sử hình thành và phát triển của TP. Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cũng cho biết đã có dự định làm một bảng thuyết minh bằng meca đặt dưới chân “cột chỉ đường cổ” này cho mọi người đến đây được biết.
Dulichgo
Về lâu dài, Bảo tàng Đà Nẵng đề xuất Sở Du lịch và Sở Văn hóa – Thể thao cần phối hợp lập và thực hiện dự án số hóa toàn bộ các tên đường, trong đó có “cột chỉ đường cổ” này cũng như các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh… để người dân, du khách dễ dàng tiếp cận thông tin thuyết minh.


< Đã bắt đầu thấy xuất hiện những vệt sơn vẽ bậy trên thân cột.

Tuy nhiên lại có một nguy cơ khác đặt ra. Lâu nay không ai biết tới thì không “mệnh hệ” gì; nay với việc lai lịch được công bố, trở thành “điểm check-in” thì liệu “cột chỉ đường cổ” này, nhất là tấm bảng xi măng, có sẽ bị ai đó “lưu danh” lên hay không? Việc hai bức tranh phong cảnh kỷ lục do Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trưng bày tại hầm đi bộ bờ Tây cầu Rồng bị viết vẽ bậy tới mức vừa phải tháo dỡ chính là một bài học nhãn tiền.

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, đối với “cột chỉ đường cổ”, quan điểm của Bảo tàng Đà Nẵng là giữ nguyên hiện trạng chớ không đụng chạm đến, không dùng hóa chất hay vật liệu gì để tác động. gây ảnh hưởng đến yếu tố gốc của dấu tích lịch sử này. Đồng thời cũng không lập hàng rào bảo vệ chung quanh vì sẽ rất phản cảm trên tuyến đường du lịch ven sông Hàn.
Dulichgo
Tuy nhiên ông thừa nhận nguy cơ “cột chỉ đường cổ” bị viết vẽ bậy là có nhiều khả năng xảy ra. Chỉ cần kẻ nào đó xịt sơn lên tấm bảng chỉ đường đến Musée Henri Parmentier như vẫn thấy ở nhiều nơi trên đường phố thì sẽ rất khó tẩy xóa, thậm chí không thể khắc phục được. Vì vậy, ông đề nghị các cấp, ngành hữu quan cần giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân và du khách chung tay giữ gìn các di sản văn hóa, lịch sử.

“Đó là về lâu dài, còn trước mắt chúng tôi sẽ đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch làm việc với khách sạn Novotel để họ chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ “cột tên đường cổ” đúng hiện trạng, vì cột chỉ đường này nằm trên cùng khu đất với họ nên rất thuận tiện; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan có biện pháp quảng bá, khuếch trương về dấu tích lịch sử này đến người dân, du khách trong và ngoài nước!” – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Theo Hải Châu (Infonet)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Pờ Tó, xã 'thần đèn' với những căn nhà sàn biết đi

[tintuc]

(TPO) - Cả nước mình, xưa nay hễ cần so sánh nơi nào với chỗ xa xôi hẻo lánh nhất, nhiều người vẫn thường gọi là đó là “hóc Pờ Tó”, dù không biết Pờ Tó ở đâu. Pờ Tó chính là đây, một xã căn cứ Cách mạng thời chiến, nằm dọc đường Trường Sơn Đông, thuộc huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, cách thành phố “Pleiku má đỏ môi hồng” khoảng 110 km.

Ông Lê Trọng Nam Chủ tịch UBND xã cho biết: Pờ Tó hơn 7000 dân, 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết là người Bana, kế đến J’rai, Tày ... Người Bana sống hiền hòa, thong dong, “có bao nhiêu vui bấy nhiêu”, chẳng ai bận tâm phấn đấu làm giàu. Đất đai rộng lớn, sông suối chảy quanh nhưng thôn làng cứ nghèo khó mãi.

Mấy năm nay, nhờ có chương trình Nông thôn mới, xã mới có điều kiện cải trang các làng cũ quá chật chội, ô nhiễm. Bi Dông có 160 nhà, thì 27 nhà tu sửa, 44 nhà phải tách ra, khiêng qua điểm làng mới.

Bộ đội Tiểu đoàn 21 về xã làm gương, lội thẳng vào sình lầy trộn lẫn phân trâu bò lưu cữu lâu năm dưới các gầm sàn để khiêng nhà đi.
Dulichgo
Đồng bào thấy thế mới tích cực làm theo. Có những tòa nhà lớn cần tới gần 200 người mới khiêng đi nổi, nên phải tổ chức rất bài bản, khoa học, mới khớp lệnh nhịp nhàng được.

Huyện 9 xã, thì kế hoạch mỗi xã một năm di dời 1 làng. Xã Pờ Tó năm rồi lo xong làng Bi Dông, năm sau sẽ tới lượt làng Bi Da.
Dulichgo
Anh Đặng Văn Long-Chỉ huy trưởng quân sự xã Pờ Tó cho biết đồng bào Bana sống đoàn kết, hễ có việc cần ở đâu là cả làng đều xúm nhau làm, nên việc khó mấy rồi cũng xong.

“Khiêng nhà qua nơi ở mới là cách làm truyền thống của đồng bào Bana. Còn tổ chức khiêng sao cho an toàn là trách nhiệm của xã. Năm tới làng Bi Da với tổng số 120 hộ, xã cũng sẽ tổ chức khiêng mấy chục nhà đi. ”- Ông Nam cho biết.
Dulichgo
Và cứ thế, tại Pờ Tó, thời nay vẫn có những thôn làng mới mọc lên từ những đôi vai và tình đoàn kết của cả cộng đồng.

Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn