Khu bảo tồn

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu bảo tồn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu bảo tồn. Hiển thị tất cả bài đăng

Cánh rừng ngập mặn hàng trăm tuổi ở Quảng Bình

[tintuc]

(VNE) - Rừng bần rộng 7 hecta ở xã Tân Ninh trở thành "bức tường xanh" kiên cố, chắn sóng chắn bão, là nơi trú ẩn cho người dân trong chiến tranh.

Nằm bên sông Kiến Giang, đoạn qua hai thôn Quảng Xá và Hòa Bình (xã Tân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình), cánh rừng bần ngập mặn gắn bó với người dân nơi đây hàng trăm năm. Cụ Nguyễn Văn Dược (85 tuổi) nói từ bé đã thấy rừng bần rậm rạp. "Rừng đẹp lắm! Chim muông về từng đàn, hót râm ran cả vùng. Chúng tôi thường vào rừng chơi các trò chơi dân gian", ông Dược nói.
Nhờ ý thức bảo vệ của người dân, rừng bần sinh sôi thành khu rừng phòng hộ rộng 7 hecta với chiều dài hơn một km, chạy dọc sông Kiến Giang. Cây bần cao 3-7 m, gốc có đường kính 10-40 cm, tán cây ken dày đan vào nhau, tạo nên dáng đứng vững chắc chống lại sự khắc nghiệt của mưa bão, lũ lụt.

Rừng bần trở thành "bức tường xanh" kiên cố, chắn sóng chắn bão, che chở cho những mái nhà của người dân xã Tân Ninh. Cụ Dược kể, trận bão năm 2010, nhiều nơi thiệt hại, riêng xã được an toàn. 50 năm trước, trận lũ lớn tràn vào làng nhưng nhà cụ chỉ ướt mấy bao thóc. Cánh rừng như cái đập chắn tự nhiên, giúp hàng trăm ngôi nhà tranh vách đất đứng yên trong lũ dữ.
Dulichgo
Cánh rừng còn tạo nên lịch sử hào hùng cho ngôi làng Quảng Xá. Thời kháng Pháp, nhân dân Quảng Xá trú ẩn trong rừng, chốt chặn khiến giặc Pháp không đổ bộ vào làng. Quân Pháp đành bắn phá vào làng rồi ngược dòng Kiến Giang đổ lên vùng đất trống ở thượng nguồn. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, rừng bần trở thành điểm tập kết bộ đội qua sông, điểm trung chuyển của Đoàn 559.

Ngày nay, khu rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn bậc nhất Quảng Bình góp phần làm giảm cường độ của thủy triều, hạn chế sự xâm thực của những con sóng để bảo vệ đất đai và hàng chục hecta nuôi trồng thủy sản ở phía trong... Ngoài ra, nơi đây còn là môi trường lý tưởng cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển, là chỗ trú ngụ, kiếm ăn của nhiều loài chim, đặc biệt là cò trắng...

Xã Tân Ninh đã giao các cựu chiến binh hai thôn Quảng Xá và Hòa Bình chăm sóc, bảo vệ rừng bần. Ông Nguyễn Văn Hiến, cựu chiến binh thôn Quảng Xá, chia sẻ chưa có trường hợp nào phá hoại rừng bần, người dân tự ý thức được vai trò tích cực của khu rừng nên đồng lòng bảo vệ.

Hàng ngày, cựu binh đi tuần tra nhằm phát hiện, ngăn chặn người nơi khác đến phá rừng bần, dùng kích điện để đánh bắt hải sản, hủy hoại môi trường sinh thái. Dưới tán rừng, nhiều hộ dân được giao đất và mặt nước để nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Dulichgo
Ông Nguyễn Quang Tuyển, Bí thư Đảng ủy xã Tân Ninh, cho rằng khi người dân chung sức bảo vệ rừng bần thì cánh rừng cũng dang tay che chở cho bà con. Bằng chứng là nhiều năm qua bão lũ nhưng người dân Tân Ninh vẫn bình yên. "Sắp tới, khu rừng bần sẽ được khai thác du lịch sinh thái, tạo thêm sinh kế bền vững cho người dân", ông Tuyển nói.

Từ năm 2019 đến 2023, tỉnh Quảng Bình triển khai dự án "Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển" với tổng kinh phí hơn 500 tỷ đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới.

Dự án thực hiện tại 32 xã, phường ven sông biển, nhằm trồng mới, phục hồi gần 3.100 ha rừng ngập mặn, khoảng 100 cộng đồng dân cư được hưởng lợi.

Theo Hoàng Táo (Vnexpress)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Hồng trà trong rừng Yok Đôn

[tintuc]

(VIVU) - Phân bố trên núi cao gần 500 mét so với mực nước biển, hồng trà Yok Đôn được xem là loài thực vật đặc hữu cực kỳ quý hiếm. Các chuyên gia tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đang nỗ lực bảo tồn, quảng bá giống trà quý này đến bạn bè trong và ngoài nước. Việc phát hiện ra giống loài hồng trà này một lần nữa khẳng định, rừng Yok Đôn đang sở hữu hệ động, thực vật phong phú bậc nhất Việt Nam.

Băng rừng tìm trà

Mất một ngày luồn sâu dưới những tán rừng khu vực chân núi Đôn, chúng tôi đành ra về tay trắng vì không thể tìm ra giống hồng trà quý hiếm. Quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn Phạm Tuấn Linh an ủi, dưới chân núi Đôn, hồng trà chỉ mọc rải rác. Muốn tận thấy rừng hồng trà, phải chịu khó leo lên đỉnh. Mà để lên được đỉnh núi Đôn tìm trà thì chỉ có thể đi với chuyên gia thực vật của Vườn may ra mới có cơ hội thấy.

Sáng sớm, đoàn chúng tôi gồm 4 thành viên bắt đầu chuyến vào rừng tìm hồng trà. Kiểm lâm viên Mai Văn Hòa  - chuyên gia thực vật của Vườn Quốc gia Yok Đôn, không quên mang theo đồ ăn, thức uống cho đoàn. Trong balo của ông Hòa có đầy đủ dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra, lấy mẫu các loài thực vật mới để mang về vườn nghiên cứu.
Dulichgo
Cánh rừng khộp mùa thu thay lá, khoe sắc vàng, sắc đỏ thắm như chào đón những vị khách phương xa. Trên hành trình đến chân núi Đôn, đoàn đã đi qua hàng chục km đường tuần tra độc đạo.

Thêm vài tiếng cắt rừng, vượt qua đám cỏ le khuất đầu người, đoàn mới đến được điểm dừng đầu tiên - chân núi Đôn. Rừng vẫn còn dày lớp lớp, để lên các điểm tiếp theo trên núi, mọi người đi sát tránh bị bỏ lại sau lưng.

“Sắp tận mắt thấy hồng trà rồi! Lên đến đỉnh, mọi người tha hồ ngắm”- kiểm lâm viên Y Hới Byă, thành viên trong đoàn, động viên mọi người.  Lời anh Y Hới làm mọi người háo hức bước tiếp.

Trên chuyến đi, ông Lê Văn Hòa giải thích thêm: Ít có khu vườn quốc gia nào lại có đặc biệt như Yok Đôn  khi nơi đây sở hữu ba loại rừng riêng biệt là rừng khộp, rừng thường xanh và bán thường xanh. Không giống như rừng khộp khô khốc, rừng thường xanh quanh năm tươi tốt; dưới tán rừng có hàng ngàn loài động, thực vật phong phú trong đó có cả hồng trà.
Dulichgo
"Núi Đôn quanh năm mây mù che phủ, khí hậu lạnh chính là nơi lý tưởng để hồng trà phát triển. Mọi người tiến lên! Lên đến đỉnh, sẽ có điều bất ngờ chờ đợi” -  ông Hòa khích lệ.

Bảo tồn nguồn gen quý

Điều bí mật mà ông Hòa nói lúc này chính là việc mọi người trong đoàn sẽ có cơ hội ngắm rừng hồng trà bung nụ, đơm hoa thơm ngát vào độ cuối thu. Khác với trà dưới xuôi, lá hồng trà có dạng răng cưa, hoa trà đỏ hồng, bên trong nhụy vàng nhạt giống nhụy sen hồng.

Người dân địa phương vẫn bảo nhau rằng, hồng trà mọc trên núi cao vắt vẻo, uống sương mai, đón những tia nắng mặt trời đầu tiên nên thuần khiết. Thật vậy, những bông hoa trà có hương dịu nhẹ, chỉ cần ngửi qua, tinh thần khỏe khoắn.
Dulichgo
Trước khi xuống núi, ông Hòa không quên bấm từng cành trà vừa vặn xếp vào túi, mang về Vườn giâm cành. Trên đường về, đoàn có nghỉ chân tại trạm kiểm lâm Đắk Na và quyết pha một ấm trà truyền thống để thưởng thức và giữ ấm cơ thể.

Trước khi pha trà, ông Hòa rót ít nước sôi được lấy từ sông Sêrêpôk tráng ấm. Những lá trà non xanh vừa ngắt trên núi được vò qua rồi bỏ gọn vào ấm. Nước đầu tráng qua rồi đổ đi; kế tiếp rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho trà ngấm. Lá trà chuyển màu úa vàng, nước trà trong, uống vào thơm dịu, hậu ngọt.

Trong câu chuyện trà dư tửu hậu giữa rừng,  ông Hòa kể trước đây, các chuyên gia của Vườn đã nhiều lần thử mang một số cây con hoặc chiết cành trà để về trồng nhưng đều thất bại. Không bỏ cuộc, trước chuyến đi này, ông đã xin ý kiến của các chuyên gia tại Đại học Đà Lạt về kỹ thuật giâm cành. Nếu thành công, ông hy vọng có thể nhân giống rộng rãi loài trà này ở nhiều nơi.

Hồng trà xuất hiện trên đỉnh núi Đôn từ bao giờ không ai rõ nhưng mãi đến khi tiến sĩ Ngô Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn, vô tình phát hiện trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ vào năm 2004, thế giới mới biết nhiều hơn về loài trà này. Sau khi giám đốc Vườn Quốc gia công bố hồng trà trên các báo chí, một đoàn nghiên cứu của Nhật Bản đã biết và đến để tìm hiểu. Sau nhiều lần đến nghiên cứu tại Yok Đôn, đoàn người Nhật đã đưa ra kết luận đáng tự hào là hồng trà Yok Đôn là loài đặc hữu, không nơi nào trên thế giới có được.

Ngay lập tức, Vườn Quốc gia Yok Đôn đã lên kế hoạch để bảo tồn nguồn hồng trà nhằm giữ nguồn gen quý hiếm. Một trong những điều đáng mừng mà Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn Phạm Tuấn Linh kể với chúng tôi là công tác bảo tồn rừng hồng trà trên đỉnh núi Đôn đang được thực hiện rất tốt.
Dulichgo
Sở dĩ rừng hồng trà còn gần như nguyên vẹn bởi núi Đôn mọc sừng sững giữa bình nguyên Yok Đôn. Nơi đây cũng là khu rừng nguyên sinh nên không có sự tác động xấu từ con người..

“Một trong những điều khó khăn hiện này là việc nghiên cứu toàn diện về loài hồng trà Yok Đôn. Nếu có kinh phí thực hiện đề tài khoa học này, tôi tin rằng sẽ làm rõ được giá trị khoa học, y học của hồng trà”  - ông Linh nói.
Dulichgo
Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Vườn Quốc gia có diện tích 115.540 hecta chưa kể diện tích vùng đệm. Đến với Vườn Quốc gia Yok Đôn, khách du lịch có thể khám phá nơi cư trú của 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương, thì 38 loài có ở Yok Don.

Theo Hữu Long (Vivu 247)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Rừng thiêng nghìn tuổi và chuyện "hùm xám" đại ngàn Cốc Ly

[tintuc]

(KTGĐ) - vùng cao Lào Cai, cho đến nay vẫn còn tồn tại những khu rừng già, rừng cây gỗ quý không hề bị xâm hại, được cộng đồng bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân gọi đó là những khu “rừng cấm”, “rừng thiêng”, hay còn gọi là rừng tín ngưỡng.

< Nhờ tín ngưỡng bảo vệ rừng mà những rừng nghiến ở xã Cốc Ly được bảo vệ nghiêm ngặt.

Rừng thiêng

Ngôi nhà gỗ của anh Bàn Văn Bình, Dân tộc Dao, Trưởng thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly nằm bên sườn núi, từ đây có thể nhìn ra phía trước là đỉnh núi xanh thẫm với những cây cổ thụ cao vượt hẳn lên, cắt hình xanh đen trên nền trời.

Chỉ tay về phía đỉnh núi, anh Bình bảo những cây cổ thụ đó là cây trai, cây nghiến đã có hàng trăm năm tuổi, còn khu rừng đó cũng không biết có từ bao giờ, gọi là khu rừng cấm của thôn. Mặc dù tồn tại đã lâu nhưng rừng nghiến ở thôn Cốc Sâm được đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mông bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Trong rừng có hai bàn thờ đá là nơi diễn ra các nghi thức cúng rừng và cúng các vị thần linh, vừa để tạ ơn các vị thần, vừa cầu mong thần linh phù hộ cho quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân có cuộc sống bình yên.

Theo lời anh Bình thì từ nhiều đời trước, với tín ngưỡng thờ cúng thần rừng và các vị thần linh, người Dao ở thôn Cốc Sâm đã lập nên một bàn thờ đá trong rừng nghiến và thường xuyên tổ chức các nghi lễ cúng tạ ơn thần rừng. Còn từ khi người Mông chuyển đến Cốc Sâm định cư cũng lập một bàn thờ đá khác trong rừng cấm và cúng thần rừng theo nghi lễ chung của thôn.


< Đồng bào Dao tuyển thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly luôn có ý thức bảo vệ và phát triển rừng.
Dulichgo
Đầu năm có lễ cúng rừng vào ngày mùng 1 Tết và ngày Rằm tháng Giêng, tiếp đó có thêm lễ cúng vào tháng 3 và tháng 6 âm lịch, cuối năm cũng có lễ tạ ơn thần rừng vào cuối tháng 12 âm lịch. Trong các nghi lễ cúng đó, các hộ dân đều chuẩn bị đầy đủ lễ vật là các sản vật gia đình làm ra đem vào dâng cúng trong bàn thờ đá.

Theo quan niệm của đồng bào Dao, Mông ở đây, rừng cấm là nơi linh thiêng, ai xâm phạm sẽ bị thần rừng trừng phạt. Theo hương ước của thôn, ai tự ý vào rừng cấm chặt cây, kể cả cây khô cũng sẽ bị làng phạt thật nặng với 50 kg thịt lợn, 20 kg gạo, 20 lít rượu, 2 con gà… để làm lễ tạ tội với thần rừng.


< Cây nghiến 1.000 năm tuổi tại thôn Cốc Sâm.

Tín ngưỡng thờ thần rừng đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống và trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân ở đây, vừa góp phần bảo vệ rừng, vừa là sợi dây vô hình cố kết các thành viên trong cộng đồng. Từ nhiều năm nay, đồng bào Dao, Mông đều nhất mực “chung thủy” với rừng, vì thế rừng trai, nghiến ở thôn Cốc Sâm được bảo vệ ngày càng xanh tốt.
Dulichgo
Trò chuyện với chúng tôi, anh Đặng Văn Toàn, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm địa bàn khu vực Cốc Ly, cho biết, trên địa bàn xã Cốc Ly hiện có trên 259ha rừng gỗ trai, nghiến, với 828 cây nghiến cổ thụ có đường kính từ 40cm trở lên được đánh số để theo dõi, bảo vệ. Rừng nghiến Cốc Ly không tập trung ở một chỗ, mà phân tán thành nhiều khu vực khác nhau như ở Cốc Sâm, Làng Đá - Sín Chải, Làng Bom, Làng Pàm, Nậm Ké, Thẩm Phúc.


< Ông Bàn Văn Sinh luôn tận tâm với công việc bảo vệ rừng.

Gắn bó với xã Cốc Ly 4 năm qua, tôi biết nhiều rừng gỗ quý ở đây chính là những khu “rừng cấm”, “rừng thiêng” của đồng bào các dân tộc, nên được cả cộng đồng chung tay bảo vệ. Kẻ xấu dù gian manh đến mấy, cũng không thoát được tai mắt của bà con ở khắp nơi. Trong những năm trước vẫn xảy ra một số vụ kẻ xấu vào khai thác lâm sản trái phép, nhưng tin vui là năm 2018 chưa xảy ra vụ vi phạm nghiêm trọng nào.

Gặp “hùm xám” của đại ngàn

Nghe anh Toàn nói chuyện, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “Rừng núi Cốc Ly mênh mông vậy, ngoài những khu rừng cấm “bất khả xâm phạm” thì còn những khu rừng khác nữa, làm thế nào để bảo vệ hết được những “kho báu” giữa đại ngàn này?”.

Anh Toàn chia sẻ thêm: Chính vì địa bàn rộng, rừng núi cheo leo, hiểm trở, nên công tác bảo những khu rừng này vô cùng gian nan. Gỗ nghiến, gỗ trai là những loại gỗ quý, luôn bị kẻ xấu rình rập, tìm cách “xẻ thịt” để bán kiếm tiền.

Mặc dù lực lượng kiểm lâm ngày đêm không quản khó khăn, căng hết sức ra cũng khó lòng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho từng cây nghiến. Cùng với sức mạnh từ tín ngưỡng thờ thần rừng của bà con, thì năm 2017, Tổ Bảo vệ rừng gỗ trai, gỗ nghiến xã Cốc Ly được thành lập với 16 thành viên, là những người luôn tận tâm, tận lực, dám “xả thân” bảo vệ đại ngàn.
Dulichgo
Qua giới thiệu của anh Toàn, chúng tôi tìm gặp ông Bàn Văn Sinh, người Dao Tuyển, vẫn được mệnh danh là “hùm xám” của rừng nghiến Cốc Ly. Mấy năm qua, chỉ nghe tên ông, nhiều đối tượng lăm le khai thác gỗ nghiến đều phải e ngại. Năm nay 51 tuổi, tóc đã bạc, một mắt đã mờ, nhưng ông Sinh vẫn khỏe chẳng khác gì trai tráng, dáng người thấp, đậm, chắc nịch như một khúc gỗ nghiến già. Nhiều năm trước, ông Bàn Văn Sinh tham gia Tổ công tác bảo vệ rừng xã Cốc Ly, từ năm 2017, ông được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ phó Tổ Bảo vệ rừng gỗ trai, gỗ nghiến xã Cốc Ly.

< Ký cam kết không vi phạm hương ước bảo vệ rừng.

Là người sinh ra và lớn lên gắn liền với đại ngàn Cốc Ly, ông Sinh thông thạo địa hình, nắm rõ vị trí từng cây nghiến trong những khu rừng mênh mông. Trên chiếc xe máy cũ nát là “người bạn” rong ruổi trên các chặng đường dốc đá cheo leo đi kiểm tra các thôn, bản, ông Sinh đưa tôi đi thăm cây nghiến “tổ” 1.000 năm tuổi, được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2014. Vừa lái xe trên con đường mòn vào rừng, ông Sinh vừa kể những kỷ niệm trong nhiều lần một mình tuần tra, săn đuổi kẻ xấu vào rừng cưa gỗ nghiến.

“Lần ấy đã 1 giờ sáng tôi được bà con thông báo có bóng người lạ xâm nhập vào rừng nghiến Cốc Sâm. Mặc dù đêm tối và sương mù, tôi vẫn một mình cầm đèn pin theo con đường mòn ngược dốc vào rừng. Sau một hồi tuần tra, nghe ngóng, tôi rình phát hiện và “tóm gọn” đối tượng Ma Seo Dơ đang chuẩn bị dùng cưa cắt rễ nghiến để bán thớt.


< Thầy mo Bàn Văn An làm lễ cúng thần linh trong buổi phạt vạ.

Một lần gần nhất vào năm 2017, khi đang tuần tra trong rừng nghiến ở thôn Thẩm Phúc, tôi cũng phát hiện và bắt giữ đối tượng Tráng A Sếnh đang cắt nu nghiến bằng cưa tay. Có lần tôi truy đuổi một số đối tượng khai thác gỗ nghiến ở khu vực Làng Pàm phía bên kia hồ Cốc Ly, bọn chúng bỏ chạy nhưng vẫn còn lên tiếng hù dọa sẽ trả thù tôi vì dám cản trở công việc của chúng”.
Dulichgo
Những câu chuyện có thật mà ông Sinh kể về việc một mình truy bắt lâm tặc bảo vệ rừng nghiến thật ky kỳ, hấp dẫn chẳng khác gì trong phim. Khu vực rừng nghiến ở Làng Bom, Làng Pàm, Làng Đá - Sín Chải bên kia hồ Cốc Ly, địa hình hiểm trở, đường đi gian khó, ít dấu chân người, nhưng tuần nào ông Sinh cũng tuần tra từ 3 - 4 lần, không cho bọn lâm tặc có cơ hội “xẻ thịt” những cây nghiến quý. Từ năm 2013 đến nay, ông Sinh đã bắt được 5 vụ khai thác lâm sản trái phép, giao gần chục đối tượng vi phạm cho lực lượng kiểm lâm và công an xử lý. Sự dũng cảm và những nỗ lực không mệt mỏi của ông cùng những thành viên trong Tổ Bảo vệ rừng gỗ trai, gỗ nghiến xã Cốc Ly” đã góp phần giữ cho rừng nghiến thêm xanh.

Hôm nay, đứng bên gốc nghiến cổ thụ 1.000 năm tuổi đã được chứng nhận là “Cây Di sản Việt Nam”, chúng tôi cảm nhận rõ sức sống của đại ngàn và sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.

Theo Tuấn Ngọc- Đức Toàn (Kiến thức gia đình số 51)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Đại ngàn qua 10 thế kỷ[/tintuc]

5 cử chỉ tay cần tránh để khỏi rắc rối khi ra nước ngoài

[tintuc]

(NSO) - Có những cử chỉ tay là 'vô thưởng vô phạt' ở đất nước bạn nhưng lại có thể gây khó chịu cho nhiều người ở nước ngoài.

Một số dấu hiệu bằng tay dưới đây bạn nên lưu ý để tránh rắc rối, cũng như thuận tiện hơn trong giao tiếp.

- Cử chỉ tay hình chữ V chiến thắng

Cử chỉ "V" được tạo ra bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa, ban đầu được sử dụng để báo hiệu chiến thắng của các quốc gia đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Các nhà hoạt động chống chiến tranh sau đó đã coi nó như một biểu tượng của hòa bình và ngày nay cử chỉ này được gọi là "dấu hiệu hòa bình".

Thế nhưng ở một số nước như Vương quốc Anh, Ireland, Australia, New Zealand và Nam Phi, cử chỉ chữ V hướng ra ngoài lại được coi là tục tĩu, tương tự việc sử dụng cử chỉ ngón tay giữa (ám chỉ chửi ai đó). Tốt nhất là bạn nên cẩn thận với dấu hiệu này, đặc biệt là với thói quen giơ chữ V khi chụp hình.

Dulichgo



- Cử chỉ tay 'Rock on'


Nếu bạn là fan nhạc rock, bạn hẳn sẽ biết cử chỉ này (chụm hai ngón giữa vào ngón cái) bởi nó rất phổ biến trong các buổi biểu diễn. Nhiều nơi còn sử dụng biểu tượng này (với ngón cái chĩa ra ngoài) như một lời nhắn nhủ "I love you".


Nhưng ở một số quốc gia như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Brazil, Argentina và Colombia, nó lại ám chỉ đến đôi sừng quỷ dữ, hay nhiều người gọi là bị "cắm sừng", thể hiện sự không chung thủy trong tình yêu và hôn nhân.



- Cử chỉ tay OK

Việc cuộn ngón tay cái và ngón trỏ để làm dấu hiệu OK sẽ là một cách khen ngợi ai đó hoặc là cách biểu thị bản thân đang ổn.


Tuy nhiên, nếu làm cử chỉ tay này ở Brazil thì có ý nghĩa xúc phạm người khác, còn ở Pháp thì điều này ám chỉ đối phương thật vô dụng (như số 0 tròn trĩnh).




- Cử chỉ tay Thumps up

Dulichgo

Cử chỉ ngón tay cái là một dấu hiệu được sử dụng ở hầu hết các quốc gia.




Tuy nhiên, tại một số nước vùng Tây Phi và Trung Đông, bao gồm Iran, Iraq và Afghanistan, cử chỉ này có ý nghĩa tiêu cực gần như cử chỉ ngón tay giữa ở Mỹ, hay gọi là "Up yours!" (tạm dịch: Đồ dở hơi).






- Cử chỉ tay "Come here"


Nếu bạn đến Philippines đừng dùng cử chỉ "Come here" (chụm ngửa bàn tay lại và vẫy ngón trỏ) để gọi ai đó nếu không muốn trở thành người khiếm nhã.


Ở quốc gia Đông Nam Á này, cử chỉ tay như vậy để gọi những chú cún mà thôi.

Theo Thùy Dương (Ngôi Sao)

[/tintuc]

Phản hồi của bạn