Suối - thác

Hiển thị các bài đăng có nhãn Suối - thác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suối - thác. Hiển thị tất cả bài đăng

Dấu ấn Phật hoàng bên sườn Tây Yên Tử

[tintuc]

(BGO) - “Tây Yên Tử” là địa danh chỉ báo không gian văn hóa nằm ở sườn phía Tây cánh cung Đông Triều, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Địa danh/thuật ngữ này mới xuất hiện từ khi các cán bộ của Bảo tàng Bắc Giang công bố sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra, khảo sát các ngôi chùa cổ trên núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang” năm 1998.

Sử sách ghi nhận, núi Yên Tử là một trong những phúc địa của Giao Châu xưa. Dải núi này được các nhà khoa học địa chất hiện đại định danh là cánh cung Đông Triều. Nhìn toàn cục, núi chia làm hai phần: Phía Đông thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương; phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.

Có lẽ miền sơn lâm Yên Tử nhiều cảnh sắc lâm tuyền kỳ thú, lại không xa kinh đô, tiện dụng đường sông nước nên từ những năm đầu kỷ nguyên độc lập, nhà Lý đã quan tâm đến miền đất ở sườn Tây Yên Tử mà áp dụng chính cách cơ mi, dựng chùa xây tháp thờ Phật dọc đôi bờ sông Lục.

Sử chép, các vua Lý từng nhiều lần ngự thuyền rồng ngược dòng sông Lục đi săn bắn hay úy lạo, khích lệ tâm trung với các phò mã, công chúa nhà Lý ở miền đất này.

Miền Tây Yên Tử trở thành miền đất Phật thiêng rồi thành nơi đô hội được dấy lên từ cuối thế kỷ XIII do các vua đầu triều Trần hâm mộ đạo Phật đã lần lượt tìm đến Yên Tử tham thiền học đạo.
Dulichgo
Đặc biệt, với Phật hoàng Trần Nhân Tông, sau hai lần Ngài lãnh đạo quân dân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi Đại Việt đã tích cực khôi phục đất nước và làm cho quốc gia Đại Việt trở nên hưng thịnh, đồng thời làm tốt quan hệ bang giao, giữ hòa hiếu với triều đình phương Bắc rồi nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử tu hành.

Sau nhiều lần tu theo pháp Đại đầu đà, Ngài đã lấy Đạo hiệu Giác hoàng điều ngự. Ngài thu nạp nhiều đệ tử và chọn ra hai đệ tử để giúp Ngài trong quá trình truyền đạo, sau đó sáng lập ra Phật tông Trúc Lâm Yên Tử và chọn chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), Ngài và hai đệ tử là Thiền Sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái mở các khóa kiết hạ cho tăng ni và sai Thiền sư Pháp Loa lập sổ tăng ni cho cả nước, định lệ ba năm lại độ một lần, từ đó thống nhất đạo Phật trong cả nước vào một giáo hội. Giáo hội Phật giáo theo Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, cũng là giáo hội Phật giáo đầu tiên của Việt Nam.

Ngoài chùa Vĩnh Nghiêm- nơi ghi đậm dấu ấn của đức Phật hoàng, trên sườn núi phía Tây dải Yên Tử còn nhiều nơi ghi dấu con đường hoằng dương của đức Phật hoàng. Sử ghi: Năm 1293, Ngài rũ bỏ ngai vàng nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (Trần Anh Tông) và kế vị Thái Thượng hoàng, năm sau (1294) xuất gia lên núi ẩn cư tu thiền học Phật.
Dulichgo
Con đường du lịch văn hoá tâm linh phía Tây Yên Tử gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng nằm trọn vẹn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên con đường ấy, chùa Vĩnh Nghiêm được coi là điểm khởi phát cho chuyến du ngoạn đáng quan tâm nhất.

Nhà nghiên cứu Trần Văn Lạng đã dẫn từ sách Đạo giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền một thông tin rất thú vị: “… Khi Ngài vào núi Yên Tử, đi về phía Đông đến chùa Sơn Tháp (Hòn Tháp), nhà sư ở đó thấy diện mạo lạ thường, lấy làm kính trọng. Lúc đó cũng là ngày Thánh Tông sắc cho quần thần bốn phương tìm ngài về. Ngài bất đắc dĩ phải quay về lên ngôi…”. Chùa Sơn Tháp tọa trong khe núi Lòng Thuyền, thuộc địa phận thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý (Lục Nam). Vậy, chùa Sơn Tháp chính là nơi ghi dấu ấn đầu tiên khi Ngài bí mật rời kinh đô vào núi tu hành.

Sự kiện này có lẽ là nguồn cội của con đường xiển dương Phật đạo của Ngài ở miền Tây Yên Tử sau này. Năm 1299, Ngài rời hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) hành đạo, lấy pháp danh là Hương Vân Đại đầu đà. Khi đã sáng lập Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, là một lãnh đạo Phật giáo Đại Việt với tinh thần nhập thế, Người không chỉ an cư ở Yên Tử mà năng đi thuyết pháp, giảng thập thiện ở khắp nhân gian.
Dulichgo
Nếu chùa Sơn Tháp là nơi ghi dấu ban đầu người lên Yên Tử tu hành thì chùa Vĩnh Nghiêm là nơi Ngài nhiều lần đến thuyết giảng Phật pháp và độ điệp chúng sinh. Người có công truyền đăng cho hai đệ tử xuất sắc là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Pháp Loa là vị Thiền sư truyền đăng tiếp tục thắp sáng, xiển dương Phật pháp, mở mang nhiều ngôi chùa tháp ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang ngày nay.

Việc mở mang nhiều chùa, am ở Tây Yên Tử như: Chùa Hồ Bấc (xã Nghĩa Phương), chùa Bát Nhã (xã Huyền Sơn), chùa Mã Yên (xã Bắc Lũng), chùa Cao, chùa Khám Lạng (xã Khám Lạng), chùa Nhạn Tháp (xã Tiên Nha), chùa Đám Trì (xã Lục Sơn) thuộc huyện Lục Nam; chùa Am Vãi, chùa Hàm Long (xã Nam Dương) thuộc huyện Lục Ngạn... của Tổ Pháp Loa là sự kế thừa con đường hoằng dương Phật pháp của đức Phật hoàng.

Con đường hoằng dương Phật pháp của đức Phật hoàng, những nơi Ngài thuyết pháp, giảng đạo, phổ độ chúng sinh bằng Thập thiện nay dần được tái hiện và được đầu tư trở thành những trọng điểm du lịch văn hóa về nguồn. Các địa phương vùng Đông, Tây Yên Tử (Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang) đã liên kết đánh thức tiềm năng giá trị di sản Phật hoàng Trần Nhân Tông để cùng phát triển.

Còn con đường du lịch văn hoá tâm linh phía Tây Yên Tử gắn với con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng nằm trọn vẹn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là con đường hình thành và tồn tại từ nhiều thế kỷ qua. Nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật tông Trúc Lâm Yên Tử.
Dulichgo
Trên con đường ấy, điểm chùa Vĩnh Nghiêm được coi là điểm khởi phát cho chuyến du ngoạn đáng quan tâm nhất bởi nơi đây phụng thờ Phật và Tam tổ Phật tông Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là nơi tàng lưu các di sản tư liệu đặc sắc của Phật tông Trúc Lâm Yên Tử mà nay đã trở thành di sản tư liệu của nhân loại.

Từ đây, khách hành hương theo con đường tâm linh về với Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử ở Đồng Thông (Sơn Động). Khu du lịch ra đời là kết quả của sự sáng tạo trong khai thác tiềm năng văn hóa tâm linh kết hợp với vẻ huyền diệu của môi trường sinh thái nơi đây sẽ làm hài lòng du khách muôn phương trong mùa xuân này.

Theo TS Nguyễn Văn Phong (Báo Bắc Giang)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Bảo tượng Phật Hoàng lớn nhất VN trên núi Yên Tử
Điều ít biết về nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Về Yên Tử ngắm tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông[/tintuc]

Phật Sơn có suối Nước Vàng

[tintuc]

(BBG) - Suối Nước Vàng bên dãy núi Phật Sơn thuộc cánh rừng nguyên sinh Yên Tử, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Nơi đây núi rừng hoang sơ, khí hậu ôn hòa và đặc biệt dòng suối quanh năm tuôn chảy nước màu vàng óng như mật ong.

Từ thị trấn Đồi Ngô, vượt qua sông Lục Nam trên cây cầu bê tông vững chãi thay cho chiếc cầu phao chênh vênh nhỏ bé trước đây, chúng tôi chạy xe theo tuyến đường đang được cải tạo gần 30 km thì đến xã Lục Sơn, một trong những xã miền núi nằm trong vùng Tứ Sơn. Bao quanh nơi này là những cánh rừng ngút ngàn. Ở những con suối vắt ngang đường, người dân Lục Sơn dựng những chiếc cầu tạm bằng gỗ để đi qua. Cứ đi được một quãng lại bắt gặp dòng suối nước vàng óng ánh như mật ong.

Đến một con suối rộng, chúng tôi thích thú lội xuống để cảm nhận sự mơn man của làn nước mát, chạm chân vào những viên sỏi, những hòn đá nhám kết tinh, tảng thì trắng bong, tảng có màu vàng óng.
Dulichgo
Bên tai là tiếng suối róc rách, khi réo rắt khi êm đềm tạo nên những âm điệu trầm bổng của bản nhạc núi rừng.

Theo người dân địa phương, suối Nước Vàng chạy dọc theo dãy núi Phật Sơn cao 800-900 m tạo nên những khúc biến tấu thú vị: Có chỗ nước tuôn chảy ào ào, chỗ thì róc rách, chỗ thì lững lờ trôi êm đềm.

Đã có rất nhiều lý giải khác nhau về con suối có nước màu vàng, như do nằm gần mỏ than Quảng Ninh, do quá trình phân hủy và kết tụ của cây cối hàng ngàn năm. Cũng có giả thiết cho rằng do nước đọng trên những phiến đá cát nhám có màu vàng, nên dòng suối mới có màu như thế.

Chúng tôi trải qua những khoảnh khắc vượt thác, băng rừng, lội suối đầy thú vị và đáng nhớ. Từ hạ nguồn suối Nước Vàng lên đến thượng nguồn có hơn chục thác nước lớn nhỏ như: Thác Anh Vũ, thác Mây, thác Giót, thác Nước Vàng ... quanh năm tung bọt trắng xoá.
Dulichgo
Dưới mỗi thác là những "bồn tắm thiên nhiên" rải rác theo dòng suối, có "bồn" tắm được hai người, có "bồn" đủ chỗ cho cả chục người thoả sức vùng vẫy trong dòng nước vàng óng. Sau khi tắm mát, chúng tôi có cảm giác thư thái kỳ lạ, như vừa "rũ sạch bụi trần".

Đến với suối Nước Vàng, chúng tôi còn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ bên trong rừng nguyên sinh Tây Yên Tử hùng vĩ, bao la với hệ thảm thực vật, động vật đa dạng, phong phú gồm các loài lan rừng, thảo dược quý hiếm như: Trầm hương, ba kích, sa nhân, Pơ mu… cùng những loài động vật như: Voọc đen má trắng, gấu ngựa, hươu vàng, sóc, cầy hương cùng các loài chim rừng…

Khí hậu nơi đây ôn hòa, mát mẻ, các tháng cuối năm thường có mây mù bao phủ rất thích hợp cho việc du lịch nghỉ dưỡng. Đến đây chúng tôi cũng thăm viếng am Ngoạ Vân, chùa Hồ Thiên bên sườn Đông Bắc của dãy Phật Sơn - là một trong những ngôi chùa đã được thiền sư Pháp Loa thời Trần xây dựng, cũng là nơi Vua Trần Nhân Tông - vị tổ của dòng thiền phái Trúc Lâm - tu hành và giảng đạo. Hiện nay, quanh khu vực suối Nước Vàng vẫn còn nhiều dấu tích của các ngôi chùa cổ có niên đại từ rất sớm (thời Trần - Lê từ thế kỷ XIV đến XVIII). Trong hành trình khám phá, chúng tôi còn ghé thăm bản Khe Nghè, một bản nhỏ mấy chục hộ hầu hết là người Cao Lan nằm bên sườn tây Yên Tử thuộc xã Lục Sơn với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Dulichgo

Khu vực suối Nước Vàng, núi Phật Sơn - Yên Tử đã được UBND tỉnh Bắc Giang khoanh vùng bảo vệ và ra quyết định công nhận là danh lam thắng cảnh của tỉnh.

Danh thắng với khí hậu ôn hòa, mát mẻ cùng vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ của những cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm và nhiều thảo mộc, muông thú, cùng dòng suối có sắc vàng lung linh và bồn tắm thiên tạo đã thực sự hấp dẫn du khách khi đến đây.

Theo Mai Lâm (Báo Bắc Giang)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Khám phá suối Nước Vàng[/tintuc]

Khám phá Thác Ba Vòi Quảng Trị

[tintuc]

(QTTV) - Núi rừng Trường Sơn nơi miền Tây Quảng Trị, từ Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ ngược lên Hướng Hóa, Đakrông rồi xuôi về Triệu Phong, Hải Lăng, những dãy núi điệp trùng, những ngọn thác như từ trên trời đổ xuống, những khói sương giăng mắc luôn có sức cuốn hút mãnh liệt đến kỳ lạ với những ai thích khám phá và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi non quê nhà.

Nhưng vì địa thế hiểm trở, đường đi gian nan, mạo hiểm nên có nhiều ngọn núi, nhiều con thác rất ít khi lưu dấu chân người, thậm chí dù chỉ mới nghe đồng bào Vân Kiều, Pa Kô nhắc tên nhưng đã khiến bao người cảm thấy mỏi gối chồn chân. Đối với chúng tôi thác Ba Vòi là một trong những địa danh như vậy.

Khám phá thác Ba Vòi không thể không nhắc đến núi Voi Mẹp, vì khởi nguồn của thác Ba Vòi chính từ trên đỉnh Voi Mẹp chót vót giữa trùng mây.
Dulichgo
Đỉnh núi Voi Mẹp thuộc về xã Hướng Linh và Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa.  Ngọn núi mà theo như truyền thuyết vua Hàm Nghi trên đường từ thành Tân Sở, Cam Lộ ra vùng đất Tuyên Hóa, Quảng Bình đã từng đi qua, cũng vì thế mà người Vân Kiều còn gọi là núi Vua.

Cách đây vài năm chúng tôi đã từng có chuyến đi lên đỉnh Voi Mẹp đầy thử thách, mọi người phải cắt rừng mà đi, phải men theo vách núi chênh vênh thường xuyên bị sương mù che lối, phải nghỉ qua đêm co ro trên phiến đá dưới cơn mưa rừng tầm tả và rồi phải đi ngược suối để lên đỉnh núi với cảm giác như đang đi trên chiếc thang bắc ngược lên phía trời. Từ trên đỉnh Voi Mẹp hướng mắt về phía quê xa khuâng khuâng chợt nhớ câu ca người mẹ quê thường hay hát ru đàn em ngày thơ dại.

“Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”.

Núi Voi Mẹp cao hơn 1700 mét so với mực nước biển là ngọn núi cao nhất trong số tất cả những ngọn núi trên dãy Trường Sơn chạy qua miền tây Quảng Trị. Dưới chân Voi Mẹp, ở bình độ khoảng 1000 mét so với mực nước biển là con đường Bắc Sơn từng in dấu chân của bao người lính trên đường Nam tiến và đặc biệt có ngọn thác Ba Vòi đẹp nổi tiếng tung bọt trắng xóa cùng thời gian. Giữa bồng bềnh mây trắng, có người bảo ước gì được sống mãi giữa chốn non xanh, còn chúng tôi chỉ mong sao một lần được diện kiến ngọn thác Ba Vòi trên cung đường Bắc Sơn hiểm trở.
Dulichgo
Khao khát được chiêm ngưỡng vẽ đẹp hùng vĩ của thác Ba Vòi đã thôi thúc chúng tôi quyết tâm lên đường. Chuyến đi lần này của chúng tôi cùng với những người bạn Pa Kô, Vân Kiều từ Hướng Hóa và Đakrông còn có anh Lê Tiến Sỹ, một thành viên đã có mặt trong chuyến đi lên đỉnh Voi Mẹp lần trước.

Muốn đến được thác Ba Vòi, từ bản bản Đá Ngồi, tiếng Vân Kiều gọi là bản Tà Cu thuộc xã Hướng Hiệp, huyện ĐaKrông phải đi về phía tây. Đường đi ngược theo dòng suối Giàng Thoan cũng là con đường đi nương đi rẫy của đồng bào, cùng góp bước chân trên con đường này thi thoảng chỉ có những người lính đi tìm  đồng đội và những người dân đi rà tìm phế liệu chiến tranh.

Sau hơn nửa ngày đường cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân đến khu rừng dưới chân thác Ba Vòi. Thủ tục đầu tiên của người Vân Kiều dẫn đường là làm lễ cúng xin phép thần núi cho phép mọi người được đi thăm 3 ngọn thác. Lễ vật không cầu kỳ nhưng nhất thiết phải có 1 con gà, một ly rượu và một ít hạt gạo.

Thứ tự từ thấp lên cao là tầng thấp nhất của thác Ba Vòi, trải qua thời gian có lẽ cả ngàn năm trước, dòng nước từ trên cao đổ xuống không ngơi nghỉ đã tạo thành một hồ nước ngay dưới chân thác. Nước ở đây trong xanh và mát lạnh dù trời đang mùa hạ nắng như đổ lửa. Xung quanh ngọn thác là vách đá chênh vênh với những thảm rêu như nhuốm màu thời gian, thi thoảng đâu đó xuất hiện dăm ba cánh hoa e ấp từ trong kẻ đá. Trời về chiều nên mọi người quay về trại để hôm sau tiếp tục leo lên tầng thứ 2 và thứ 3 của thác Ba Vòi.
Dulichgo
Tầng thứ hai của thác Ba Vòi ngắn hơn so với tầng thứ ba, dưới chân thác cũng có một hồ nước nhưng nhỏ hơn, nghĩa là dòng nước sẽ lưu lại ở đâu không lâu trước lúc đổ xuống ngọn thác thứ ba phía dưới kia. Đứng dưới chân thác thứ hai nghĩa là phía trên đỉnh của ngọn thác thứ ba cảm giác thật chênh vênh. Dòng nước không chỉ bào mòn những phiến đá lớn như những ngôi nhà, mà còn kiến tạo nên những hang sâu, những hình hài kỳ dị và những lối đi đầy cạm bẫy, vì lối đi rêu phong nên rất dễ bị trượt chân nếu không cẩn thận.

Mục đích lớn nhất của chuyến đi là được tận mắt nhìn thấy thác Ba Vòi, vì thế mọi người nhanh chóng tìm đường đến ngọn thác thứ ba, tức là ngọn thác cao nhất. Thật đúng như tên gọi thác Ba Vòi! Tầng thác thứ ba có ba dòng nước từ độ cao hàng trăm mét đổ xuống trắng xóa cả vách núi, tiếng nước ầm ào, réo rắt vang xa hàng cây số và cùng với tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim rừng thánh thót đã tạo nên một bản nhạc thiên nhiên thật nhiều cung bậc.

Mặc dù dòng nước với sức mạnh làm xói mòn cả đá núi, song cũng thật kỳ diệu, chẳng biết bằng cách nào mà những cây cỏ mỏng manh vẫn bám rễ vào vách đá để sống nương theo dòng nước. Mà không chỉ có vài gốc cỏ đơn lẻ, ngay phía sau thác nước là cả một thảm cỏ như một bức rèm ẩn hiện. Nhìn thảm có thật dịu dàng, chúng tôi lại nghĩ vẫn vơ, có lẽ loài cỏ này suốt đời sống chung với nước, không bị thiếu nước nên sẽ chẳng bao giờ biết đến cái cảm giác bị khô hạn, bị ánh nắng mùa hạ thiêu đốt đến vàng võ, xác xơ.

Hồ nước dưới chân thác không sâu nhưng lại khá lớn, xung quanh chân thác là những phiến đá bị thời gian và mưa gió làm cho sạt lỡ từ trên cao rơi xuống chồng lên nhau. Thảm thực vật ở đây chủ yếu vẫn là hoa dại thân mềm mọc trên vách đá, nghe nói loài hoa này vẫn thường xuyên khoe sắc suốt cả bốn mùa.
Dulichgo
Là dịp hiếm trong đời khi được đến với thác Ba Vòi, có lẽ vì vậy mà nhiều người tranh thủ hòa mình vào dòng nước để được cảm nhận cho thật trọn vẹn sự trong lành và tinh khiết của ngọn thác từ bình độ cả ngàn mét so với đại dương. Đứng trước vẽ đẹp mê hoặc mà kỳ vĩ, hoang sơ, anh Lê Tiến Sỹ, một người bạn của chúng tôi đã có không ít chuyến đi rừng đầy thử thách, và đã may mắn được thưởng lãm nhiều danh sơn của núi rừng Quảng Trị, vậy mà vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước thác Ba Vòi.

Ngay như những người bạn Vân Kiều, Pa Kô đến từ phía Nam của huyện Hướng Hóa, vốn là những người con của núi rừng nên lẽ thường đã quá quen với phong cảnh núi cao, suối sâu, nhưng với chuyến đi lần này các anh các chị vẫn cảm thấy thật hạnh phúc và may mắn.

Núi Vọi Mẹp ví như nóc nhà của Quảng Trị trên đỉnh Trường Sơn, có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người quan tâm và yêu mến cảnh đẹp của quê hương. Nhưng để đến được đỉnh Voi Mẹp ngoài yếu tố về sức khỏe thì quan trọng hơn nhiều là khát vọng được khám phá, là mong muốn được trải nghiệm thực tế về chuyện đi rừng, vì quá trình leo núi, vượt thác đòi hỏi con người không chỉ kiên trì, nhẫn nại, mà còn phải vượt lên giới hạn chịu đựng của bản thân và sẵng sàng chia sẻ gian khổ cùng bạn đồng hành.
Dulichgo
Với thác Ba Vòi trên cung đường Bắc Sơn, tiếng thác nước trầm hùng ngày đêm dội vào vách núi tưởng như vẫn còn vang vọng mãi khúc quân hành của bao người lính trẻ vượt Trường Sơn một thủa. Đường đi tuy không quá gian nan, nhưng vì ngọn thác đổ xuống từ dãy núi Voi Mẹp và nằm sâu giữa  bốn bề vách đá dựng đứng giữa mênh mông rừng già, có lẽ vì vậy mà thác Ba Vòi, một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của Quảng Trị nhưng đến nay vẫn còn ít người biết đến. Qua chuyến đi của mình, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người bỏ chút thời gian để cùng chiêm ngưỡng và khám phá vẽ đẹp vẫn còn tiềm ẩn của núi non quê nhà giữa đại ngàn xanh thẳm.  Chúng tôi cũng cầu mong sao cho những cánh rừng nơi miền tây Quảng Trị sẽ mãi xanh tươi và dòng nước trong lành kia sẽ còn chảy mãi với dòng thời gian./.

Theo Phan Tân Lâm (Tin Tức.vn)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Núi Pa Thiên (P2)

[tintuc]

(Tiếp theo) - Hơn 8 giờ sáng nhưng rừng núi vẫn còn âm u, sương giăng kín lối. Chúng tôi vội vàng tháo dỡ lán trại được dựng vội vào chiều hôm trước để nhanh chóng lên đường. Muốn lên đỉnh Pa thiên mọi ngược phải đi ngược dòng suối Pa Thiên.

Suối Pa Thiên có lẽ đã từ rất lâu hôm nay mới có bước chân người. Pa Thiên với những tảng đá  lớn, nhỏ xếp chồng lên nhau trải dài chẳng khác gì một cái thang lớn màu xanh dựng lên trời.
Nhiều đoạn suối chúng tôi không nhìn thấy nước mà chỉ nghe tiếng nước róc ránh dưới những phiến đá phủ kín rêu xanh. Đường đi có độ dốc không quá lớn, nhưng việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là với những ai đi rừng lần đầu.

Nếu như ở độ cao khoảng dưới 500 mét so với mực nước biển, dọc theo con suối người đi rừng thường tránh bước lên những phiến đá có rêu vì dễ bị trượt chân, thì ngược lại ở độ cao trên 1000 mét cần phải tránh bước chân lên những phiến đá không có rêu, vì đây là những phiến đá trơn đến mức rêu còn không bám được.
Dulichgo
Ngược dòng Pa Thiên lên đỉnh ngọn Pa Thiên để tìm về nơi đầu nguồn sông Hiếu, chúng tôi phải vượt qua hai vách đá dựng đứng cao hơn 10 mét chắn ngang lối đi, vì vậy việc di chuyển phải hết sức cẩn thận. Chạy suốt mấy cây số, rừng hai bên dòng suối Pa Thiên không có cây lớn, thậm chí càng lên thân cây càng bé dần. Nơi đây  cây rừng dù lớn hay nhỏ đều bám đầy rêu.

Với anh Hồ Ma, Hồ Văn Hưng hay Hồ ka Te vốn sinh ra và lớn lên ở Hướng Sơn, ngay từ bé đã từng không ít lần theo bố lên núi cao hái cây thuốc, bắt thú rừng thì có lẽ khung cảnh núi non dưới chân Pa Thiên đã trở nên quá gần gủi, thân quen. Nhưng với những thành viên còn lại, núi non nơi đây đã để thật nhiều cảm xúc. Mỗi gốc cây, mỗi tảng đá, mỗi giọt nước tí tách như đang thì thầm câu chuyện của riêng mình về dòng thời gian, về những đổi thay không ngừng nghỉ của tạo hóa.

Bởi vậy, khi nhìn con đường bằng  đá rêu phong, cổ kín, chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào vườn cổ tích để trở về với tuổi thơ, trở về hòa mình vào dòng nước nước mát lành của con sông quê hương đôi bờ thương nhớ vào những chiều mùa Hạ.
Dulichgo
Sau gần 3 giờ đồng hồ ngược suối, cuối cùng chúng tôi cũng thoát ra khỏi cánh rừng để đặt chân lên đỉnh Pa Thiên. Trước mắt chúng tôi là một vùng đất khá rộng và tương đối bằng phẳng. Quần thể thực vật ở đây chủ yếu là cây bụi thấp và cây trúc. Theo cán bộ kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa thì nơi đây chính là đồng cỏ của quần thể bò tót khoảng 8 con. Bằng chứng là trên mặt đất dấu chân di thực của lũ bò tót vẫn nhìn thấy rất rõ.

Một điều hết sức thú vị là trên đỉnh Pa Thiên có rất nhiều cây chè. Tương truyền đây là vườn chè được quân lính của vua Hàm Nghi trồng trong quá trình nhà vua đi từ Cam Lộ ra vùng đất miền tây Quảng Bình để tránh sự truy đuổi của người Pháp. Chè trên đỉnh Pa Thiên lá khá cứng, dày và có màu sẩm, chúng thường mọc xen giữa những khóm trúc . Chè khi nấu uống nước không có vị chát đậm như chè ở trung du. Theo những người đi rừng nhiều kinh nghiệm như Hồ Ma, cây chè Pa Thiên sống trên độ cao hơn 1600 mét, quanh năm tiếp xúc với  mưa ngàn gió núi, hấp thu những gì tinh khiết của trời đất nên khi uống vào có khả năng giúp con người hồi phục sức khỏe. Có phải vì vậy mà người Vân Kiều ở Hướng Sơn mỗi khi có dịp ngang qua Pa thiên đều không quên hái một ít chè mang về bản để đãi đằng  bè bạn?

Điểm cao nhất trên đỉnh Pa Thiên là cả một quần thể đá, những phiến đá có hình thù khác nhau mà tạo hóa đã dày công đẻo gọt không biết từ bao giờ, chúng im lìm nằm cạnh nhau từ thiên thu. Dăm ba người qua đây đã cố khắc tên mình lên phiến đá như muốn ký thác vào đá núi kỷ niệm về một chuyến đi hiếm có trong đời, nhưng rồi chỉ sau một thời gian ngắn những dòng chữ sẽ bị xóa nhòa  bởi mưa gió.
Dulichgo
Lang thang trên đỉnh Pa Thiên, tình cờ chúng tôi bắt gặp hai chú chim non khoảng 1 tuần tuổi. Chim bố mẹ đã làm tổ, đẻ trứng ngay trên bề mặt một phiến đá sát với mặt đất, xung quanh là một ít cây cỏ. Cuộc đấu tranh sinh tồn nơi đây thật nghiệt ngã, mưa gió có thể kéo đến bất cứ lúc nào. Hình như để vượt qua sự sàng lọc không thiên vị của thế giới tự nhiên, động lực lớn nhất của lũ chim chính là bầu trời rộng lớn và xa thẳm cho đến vô cùng.

Từ trên đỉnh Pa Thiên cao hơn 1600 mét so với mực nước biển, xuôi theo dòng suối chảy về sườn phía Đông của dãy núi là con suối cạn  dẫn xuống chân đỉnh Voi Mẹp.
Dulichgo
Ngay trên lối đi chúng tôi tình cờ bắt gặp một phần còn lại của một chiếc máy bay bị rơi trong chiến tranh. Vẫn là con suối đá phủ đầy rêu như một con đường đá khổng lồ nối bầu trời với mặt đất. Trên từng phiến đá, có những lớp rêu ngã màu rồi khô dần và những lớp rêu mới lại bất đầu xuất hiện. Quy luật sinh, diệt của tự nhiên hình như không chờ đợi và không ngừng nghỉ. Dãy núi Voi mẹp hiện hiện ngay trước mắt, nhưng để lên đến đỉnh núi vẫn còn cả một chặng đường dài đầy thử thách ở phía trước…
(Còn tiếp)

Hành trình đi tìm đầu nguồn sông Hiếu (P1)
Núi Pa Thiên (P2)
Chinh phục đỉnh Voi Mẹp (P3)

Theo Phan Tân Lâm (Quảng Trị TV)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Chinh phục đỉnh Voi Mẹp
Ngược đỉnh Voi Mẹp
Ký sự chinh phục Voi Mẹp - Tá Linh Sơn[/tintuc]

Hành trình đi tìm đầu nguồn sông Hiếu (P1)

[tintuc]

(QTTV) - Sông Hiếu - Một trong bốn con sông lớn đã góp phần tạo nên diện mạo của vùng đất Quảng Trị.

< Một đoạn sông Hiếu - Quảng Trị.

Bắt nguồn từ dãy núi Pa Thiên và Voi Mẹp với độ cao gần 1800 mét so với mực nước biển. khởi thủy chỉ là những dòng suối nhỏ mang dòng nước tinh khiết của đất trời, nhưng đã bền bỉ len lỏi qua từng ngọn núi rồi xuôi về với biển. Sông Hiếu đã vun đắp nên biết bao bờ bãi phù sa, mang đến cho đời con tôm con cá, góp phần làm cuộc sống người dân đôi bờ ngày mỗi trù phú. Vì vậy, tìm về nơi đầu nguồn của sông Hiếu cũng là dịp để tìm hiểu về lịch sử của những vùng đất vốn gắn bó thăng trầm với dòng sông.

Tìm về nơi khởi nguồn của sông Hiếu là ước mơ của không ít người Quảng Trị từng có tuổi thơ ít nhiều gắn với dòng sông, nhưng có lẽ vì đường đi gian nan, cách trở nên chẳng mấy người có đủ kiên nhẫn và quyết tâm để lên đường. Riêng với chúng tôi, ước mơ một lần trong đời được về nơi chốn non cao, nơi sơn cùng thủy tận, nơi sông Hiếu khởi thủy đã thôi thúc chúng tôi quyết tâm lên đường….
Dulichgo
Tìm về nơi đầu nguồn của dòng sông, vào một ngày cuối Hạ, chúng tôi bắt đầu từ bản Pin của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, một xã miền núi nằm sâu dưới chân những ngọn núi điệp trùng của dãy Trường Sơn.

Từ bản Pin đoàn chúng tôi hướng về phía Đông để đi lên hai ngọn núi cao nhất trong số hàng trăm ngọn núi sừng sừng của dãy Trường Sơn chạy qua miền tây Quảng Trị. Tham gia chuyến đi,  chúng tôi có tất cả 12 thành viên, ngoài nhóm làm phim và 2 cán bộ kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc hướng Hóa, còn có 5 thành viên là người dân sinh sống ngay tại xã Hướng Sơn và 3 thành viên đến từ xã A Xing nằm về phía Nam Hướng Hóa.

Chuẩn bị cho chuyến đi, công tác hậu cần được 2 cán bộ kiểm lâm hướng dẫn và giúp đỡ hết sức chu đáo, từ lương thực, thực phẩm cho đến tư trang cá nhân như quần áo, bạt che mưa, võng. Mọi người tự giác chia nhau để mang vác.

Xuất phát vào lúc khoảng 8 giờ sang, chúng tôi phải đi qua một vùng đồi thấp, là vùng đệm giữa bản làng và rừng già. Tuy đường đi tuy không phải leo dốc nhưng mọi người phải đối mặt với cái nắng như đổ lửa. Kinh nghiệm từ nhiều chuyến đi rừng đã cho chúng tôi bài học, mỗi khi bắt đầu một cuộc leo núi đừng bao giờ dốc sức để đi quá nhanh, thay vào đó phải đi với tốc độ vừa phải để cơ thể thích nghi dần với độ cao và quá trình vận động.
Dulichgo
Để chống lại từng cơn khát và tiết kiệm nước, đôi lúc chúng tôi được người dân bản địa chiêu đãi món quả rừng ngay trên lối đi. Sau hơn 2 giờ lầm lũi giữa lau lách dưới cái nắng như muốn vắt kiệt sức người,  cuối cùng chúng tôi cũng tạm vượt qua thử thách đầu tiên để  đến được cửa rừng.

Mặc dù thấm mệt nhưng mọi người chỉ được phép tạm dừng chân vài phút rồi vội vã lên đường. Vì nếu nghỉ lâu đôi chân sẽ không còn muốn bước tiếp! Đi dưới tán rừng không tuy còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt, nhưng kể từ đây mọi người sẽ phải liên tục leo dốc, phải nhẫn nại đếm từng bước chân.

< Nghỉ ngơi trong cuộc hành trình đi tìm nơi khởi nguồn sông Hiếu.

Trên con đường núi gập ghềnh, người dẫn đường Hồ Ma cho biết, đầu tiên là mọi người cần phải vượt qua “Dốc bốn chân” với thời gian khoảng 2 giờ đi bộ.

Không có lối mòn, mọi người phải bám vào từng gốc cây, từng tảng đá để hướng về phía trước. Những lúc thấm mệt thì lặng lẽ tựa vào vách núi. Đã đôi lần từng được nghe kể về những con đường khó đi, khó đến nổi người ta phải đi bằng bốn chân. Nhưng hôm nay mọi người mới thực sự được trải nghiệm khi phải đối diện với dốc núi chênh vênh đến vậy.
Dulichgo
Trên lối đi loài rêu xanh phủ kín từng phiến đá, loài rêu nhạt hơn thì bám vào thân cây hết lớp này đến lớp khác. Nấm mọc trên những thân cây khô gãy đổ và bắt đầu mục ruỗng, nhưng cũng có cây tuy đã chết khô mà vẫn cứ sừng sững.

< Dừng chân qua đêm bên dòng suối Pa Thiên.

Vượt qua một cặng đường dài hiểm trở, đầy thử thách, gần 14 giờ chiều chúng tôi cũng lên đến độ cao khoảng hơn 1300 mét, càng lên cao không khí càng loãng dần, núi rừng hùng vĩ mang một vẽ đẹp tự nhiên không cần tô điểm. Người dẫn đường lại thông báo nếu đi nhanh thì khoảng 16 giờ chiều sẽ gặp suối Pa Thiên, đây cũng là con đường độc đạo dẫn lên đỉnh Pa Thiên để rồi qua Voi Mẹp. Cách suối Pa Thiên khoảng 1 giờ đi bộ, thảm thực vật càng đa dạng, một số loài cây rừng thân khá lớn, lá dày và nhỏ. Trên những phiến đá, màu rêu cũng nhạt hơn và xen lẫn là loài lan không tên.
Dulichgo
Và đúng như lời Hồ Ma, gần 4 giờ chiều chúng tôi cũng đến được suối Pa Thiên. Gió thổi mạnh, rừng núi chuyển mình, mây  đen kéo về và trời bất chợt  đổ mưa. Mưa rơi trên lá tạo nên âm thanh với muôn vàn cung bậc khác nhau, lũ côn trùng cất tiếng, lũ chim hối hả gọi nhau đi tìm nơi trú ẩn. Mọi người nhanh chóng kéo nhau đến một tảng đá mà cánh phu rừng thường gọi là “Đá cô đơn”. Tảng đá nằm sát dòng suối, có diện tích ước khoảng 4 mét vuông và tương đối bằng phẳng. Mỗi người mỗi việc để nhanh chóng hạ trại, nhóm lửa. Hồ Ma trổ tài chiêu đãi món đặc sản của rừng, đó là những chú ếch đá nổi tiếng thơm ngon, có đôi chân rất khỏe và thể nhảy xa gần 4 mét.

Đêm xuống thật nhanh, ngoài kia tiếng lá cây hòa điệu cùng thanh âm của dòng suối Pa Thiên cứ chập chờn len vào giấc ngủ.
(Còn tiếp)

Hành trình đi tìm đầu nguồn sông Hiếu (P1)
Núi Pa Thiên (P2)
Chinh phục đỉnh Voi Mẹp (P3)

Theo Phan Tân Lâm (Quảng Trị TV)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Chinh phục đỉnh Voi Mẹp
Ngược đỉnh Voi Mẹp
Ký sự chinh phục Voi Mẹp - Tá Linh Sơn[/tintuc]

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng cao A Lưới – Huế

[tintuc]

(VIVU) - Nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những lăng tẩm, chùa chiền hoặc những cảnh đẹp nên thơ. Nhưng ít ai biết rằng, khung cảnh núi rừng ở vùng cao xứ Huế cũng thật hùng vĩ và tráng lệ.

Nằm ở phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, A Lưới là một huyện vùng cao còn rất ít người biết đến. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km, A Lưới nằm trên tuyến quốc lộ 49, nối liền tuyến đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A.

Con đường dẫn lên huyện A Lưới, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng vùng cao, những dãy núi san sát, phủ đầy một màu xanh.

Đến đây vào buổi sáng sớm mùa đông, chúng ta sẽ bắt gặp cảnh tượng những đám mây bay lơ lững vắt ngang qua những sườn núi vô cùng nên thơ.

Để đến được trung tâm huyện mọi người phải vượt qua những cung đường đèo quanh co, uốn lượn nhưng cũng không kém phần thú vị đối với những ai yêu thích du lịch mạo hiểm.
Dulichgo
Đặc biệt trên con đường dẫn lên huyện A Lưới, chắc hẳn mọi người sẽ được nhìn thấy rất nhiều những khóm trúc, lồ ô mọc sát nhau bên vệ đường vừa rất mộc mạc nhưng cũng rất hoang sơ.

Một điểm nhấn không thể nào không nhắc tới khi khám phá vẻ đẹp của các huyện vùng cao đó chính là những con suối, con thác. Huyện A Lưới được thiên nhiên ban tặng cho những dòng thác tuyệt đẹp.
Dulichgo
Một trong số đó phải kể đến thác A Nor, con thác 3 tầng nằm ở làng Việt Tiến, xã Hồng Kim, được ví như chốn đại ngàn Trường Sơn.

Những dòng nước trong veo, mát lành chảy men theo sườn núi tung bọt trắng xóa điểm xuyến giữa những cánh rừng bạt ngàn màu xanh, thực sự là một khung cảnh khiến ai cũng phải nhớ mãi.

Đây là một địa điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách thích khám phá những nơi cảnh đẹp hoang sơ và hùng vĩ.

Trong số đó phải kể đến suối Pârk Le nằm ở xã Hồng Hạ, dòng suối mát chảy quanh năm. Đến đây vào thời điểm mùa hè mọi người sẽ được hòa mình vào dòng nước mát, trong veo. Suối Pârk le là địa điểm du lịch lý tưởng được xã Hồng Hạ quan tâm đầu tư để phát triển du lịch. Đây là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch vào mùa hè.Dulichgo

Ngoài việc được thư giãn dưới dòng nước mát, du khách có thể nghỉ ngơi trên những ngôi chòi nhỏ bên suối.

Nhà Gươl là nhà truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Đây là nơi tụ họp dân làng, vui chơi vào những dịp lễ hội trong năm.
Dulichgo
Nhà Gươl hiện nay được xây dựng kiên cố và chắc chắn hơn. Nó như một niềm tự hào của đồng bào dân tộc nơi đây với du khách thập phương.

Huyện A Lưới hiện tại có các dân tộc sinh sống như: Cơ Tu, Pa Cô, Pa Hy, Tà Ôi…

Dọc con đường vào huyện, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những đồng bào dân tộc đi làm nương, những em nhỏ trong trang phục dân tộc đến trường học.

Đến A Lưới vào dịp lễ hội, du khách sẽ được tham gia và trải nghiệm những trò chơi dân gian, những hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây, được thưởng thức những món ăn đặc biệt hay những phiên chợ vùng cao với những sản vật núi rừng.
Dulichgo
Những hoạt động trong ngày Tết A Za của đồng bào dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, còn được gọi là Tết mừng cơm mới.

Theo Thùy Dung - Thùy Trúc (Vivu 247)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Sông Đào - Nam Định

[tintuc]

(TH) - Thành phố Nam Định có sông Đào chảy qua. Chính thức là sông Nam Định nhưng thông dụng trong dân vẫn là sông Đào, là một phân lưu của sông Hồng và chi lưu của sông Đáy. Nó đưa một phần nước của sông Hồng đổ vào sông Đáy và chảy ra Biển Đông. Toàn bộ chiều dài của sông là 33 km.

Tuy "Nam Định" là tên được sử dụng nhiều trong các bản đồ song tên phổ biến của nó trong dân gian là "Đào". Có hai giả thuyết về chữ "Đào" trong tên gọi của con sông. Thuyết thứ nhất cho rằng vì đây là sông nhân tạo, do con người đào để nối sông Hồng với sông Đáy nhằm phát triển thủy lợi và giao thông đường thủy. Thuyết thứ hai cho rằng sở dĩ gọi là sông Đào vì nước sông luôn có màu đỏ.

Sông Đào chảy trên địa phận tỉnh Nam Định, bắt đầu từ sông Hồng đi theo hướng Nam qua ranh giới giữa thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, đi qua thành phố Nam Định, qua ranh giới giữa hai huyện huyện Vụ Bản và Nam Trực, ranh giới giữa hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, và đổ vào sông Đáy ở vị trí đối diện xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình. Ngoài cầu Đò Quan và cầu Nam Định ở thành phố Nam Định bắc qua sông, chính quyền tỉnh Nam Định đã triển khai dự án bắc cầu Tân Phong, sắp tới là cầu Đống Cao.
Dulichgo
Trên sông có cảng Nam Định. Xưa có bến Đò Quan, bến Đò Chè là hai bến sông tấp nập và ga Đò Chè cạnh sông kết nối giao thông thủy, sắt, bộ cho vùng Bắc Kỳ. Cả hai lần Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ đều đánh thành Nam Định ngay sau Hà Nội. Lần đầu tiên xâm lược Bắc Kỳ năm 1873 tàu Pháp trên sông Nam Định nã pháo vào Cửa Đông thành Nam Định.

Sông Đào Nam Định ngoài việc tạo ra nguồn nước, còn là một nguồn lợi nhiều mặt: Kinh tế, phong cảnh, hệ sinh thái,… và cũng chính vì vậy mà đã có một số dân sống ở đây lâu đời lập ra làng Thuỷ Cơ. Làng Thuỷ Cơ nhiều lúc gặp khó khăn nhưng họ vẫn lưu luyến với sông nước và nay đã trở thành một điểm xuất phát của vận tải thuỷ pha sông biển đến nhiều nơi trong và ngoài nước.

Hai bên bờ sông là hai con đê, đã giữ được yên bình cho thành phố trong những ngày mưa lụt. Hiện nay hai con đê này đã được nâng cấp thành hai con đường giao thông thuận tiện, con đê bên nội thành còn được đầu tư xây dựng tạo thành nơi thư giãn, hóng gió mát cho người dân.

Ngày xưa qua sông Đào rất khó khăn vì phải đi lại bằng phà, nay đã có cầu Đò Quan nối liền đường Trần Hưng Đạo với đường Đặng Xuân Bảng. Cầu được làm bằng bê tông cốt thép, mặt đường rộng hai làn xe có thêm hai luồng dành cho xe thô sơ và người đi bộ, cấu trúc trang trí đẹp.
Dulichgo
Đứng trên cầu Đò Quan ngắm toàn cảnh thành phố thật đẹp, phía nội thành nhà cửa nhấp nhô, hình khối đa dạng, màu sắc đậm nhạt, đường phố bờ sông khang trang, mặt nước trôi chảy, thuyền bè đi lại tạo ra một không gian thật quyến rũ. Nhìn về phía Nam, nhà cửa không đồ sộ nhưng cây cối um tùm, là mặt nước, cảnh tự nhiên rất đẹp, đầy thơ mộng, với những nhà hoạ sĩ đầy tâm huyết, với những ống kính yêu đời thì đây là một cảnh không thể bỏ qua.

Cầu Đò Quan là một trong những điểm giao thông quan trọng nối hai bờ sông Đào, nối hiện tại với quá khứ và tương lai. Bến Đò Quan xưa đã từng là hải cảng lớn nhất của xứ bắc (trước khi người Pháp xây dựng cảng Hải Phòng. Hiện nay thay cho bến Đò Quan ngày xưa cây Cầu Đò Quan nối đôi bờ sông Đào, hứa hẹn một thành phố to đẹp và rộng lớn nằm hai bền sông.

Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com tổng hợp[/tintuc]

Kỳ bí suối nước trong lúc nhúc cá giữa rừng thẳm

[tintuc]

(VTC) - Từ huyện Vân Hồ (Sơn La), xuyên qua những dải rừng già ngút tầm mắt, những thửa ruộng bậc thang hùng tráng, những nếp nhà sàn người Thái ẩn hiện trong sương mù, đến tận cùng rừng già, chẳng còn đường nữa, thì con suối Chiềng Yên hiện ra, với xa xa là tiếng thác Tát Nàng ào ào, tung bọt trắng.

Dọc con suối Chiềng Yên, là những tấm biển “cấm bắt cá”, nhưng nhìn mãi dòng suối nước trong vắt chảy ào ào chẳng thấy con cá nào. Anh chàng Tráng A Tu, ông chủ homestay ở Vân Hồ khẳng định chắc nịch “chính em nghe dân kể có con suối giữa rừng ở Chiềng Yên cá thần nhiều lắm, dân không dám ăn”.

Dò hỏi mãi, rồi người Thái sinh cư bên con suối Chiềng Yên mới ồ lên: “Vậy thì là suối cá bản Bướt rồi. Suối ấy đúng là giữa rừng già, nhiều cá lắm”.

Cuốc bộ hơn giờ đồng hồ, thì Bản Bướt (xã Chiềng Yên) hiện ra. Bản Bướt chỉ có vài chục nóc nhà, nằm lọt thỏm giữa một thung lũng, với những dãy núi đá răng cưa nhấp nhô, rừng già ngút ngát. Chẳng phải bản làng xa xôi, hiểm trở bậc nhất nước Việt, nhưng bản Bướt vẫn chưa có điện thì thật lạ lùng.
Dulichgo
Con suối nhỏ, nước chảy hiền hòa, uốn lượn quanh bản nước trong vắt tinh khiết. Nhìn từ vệ tinh, bản Bướt nằm đúng ranh giới với tỉnh Hòa Bình. Con suối Bướt bắt nguồn từ núi Xà Lạc sừng sững trước mắt. Đây là dãy núi thú vị, nơi khởi nguồn của những mạch nước khoáng nóng. Phía bên kia núi, là bản Phụ Mẫu, có những mạch nước khoáng nóng sủi lên. Bên này, ở bản Bướt, nước nóng cũng chui ra từ chân núi, chảy tràn trên mặt ruộng, rồi nhập vào suối Bướt trong lành.

Chúng tôi đứng bên suối Bướt, đang loay hoay, không biết cá mú tụ họp ở đâu, thì một bà cụ đi ngang qua. Bà bảo, cá dưới suối nhiều lắm, nhưng bọn nó rúc vào hang đá rồi, giờ phải có thứ gì ăn thì chúng mới chịu ngoi ra.

Một người phụ nữ Thái sống ở cách suối Bướt không xa, thấy khách lạ loay hoay tìm kiếm đồ ăn cho cá, thì chạy về nhà, lấy chiếc bánh mì. Chị véo từng miếng, rồi ném xuống suối. Kỳ lạ thay, dòng nước trong vắt, nhìn rõ sỏi đá, bỗng nhiên cá ở đâu kéo đến đen kịt dòng nước, tranh cướp mồi xôn xao cả dòng nước bạc.
Dulichgo
Nhiều nhất là đàn cá suối bằng ngón tay, cổ tay, rồi đến những con cá có dải ánh đỏ, bằng bàn tay người lớn đớp mồi ủng oảng. Loài cá có dải ánh đỏ ở gần sống lưng, chính là cá bỗng theo cách gọi của người Hà Giang, còn cư dân miền tây Thanh Hóa gọi là cá dốc. Chúng chính là loài cá thần ở suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy) và Văn Nho (Bá Thước) nổi tiếng Việt Nam, khiến hàng vạn người đến chiêm ngưỡng mỗi năm.

Anh Ngần Văn Tươm, người Thái,  chỉ tay về phía hạ nguồn bảo: “Suối có nhiều cá to lắm, là loài cá thần ở Thanh Hóa, nhưng chỉ thi thoảng chúng mới chui ra thôi, còn toàn trốn trong hang”.
Theo lời anh Tươm, cái hang này rất kỳ lạ, nằm dưới tảng đá giữa suối. Hang chỉ rộng độ 2 gang tay, vừa một người chui xuống, nhưng chưa ai dám chui vào đó.

Mùa mưa, nước lũ cuồn cuộn, suối chảy ầm ầm, nước ngập cả cánh đồng, con suối hiền hòa biến mất, những khúc gỗ còn bị thổi bay, đá lăn ùng ục, nhưng loài cá ở suối Bướt thì vẫn không bị dòng nước cuốn đi, bởi có cái hang kỳ lạ giữa suối. Cứ đến mùa lũ, chúng lại rồng rắn, kéo nhau trốn tiệt vào hang.

Anh Tươm kể: “Sống ở bản Bướt 50 năm rồi, nhưng tôi cũng không biết cái hang ấy sâu thế nào cả. Ngày xưa, đám thanh niên chúng tôi đặt bẫy ở cửa hang, bắt cả tạ cá, chia cho cả bản ăn, nhưng mãi không hết cả. Chúng tôi cũng dùng cây sào chọc vào, nhưng cây sào dài cả chục mét cũng mất hút. Chắc là hang ngầm ở dưới lòng suối lớn và sâu lắm”.
Dulichgo
Tôi hỏi vì sao không bắt cá ăn, anh Tươm lắc đầu bảo: “Ngày xưa cũng bắt cá ăn suốt, mà không hết cá, nhưng có mấy vụ người bị điên, người bị chết, người bị cấm khẩu do bắt cá ăn, nên giờ mọi người sợ, không ai dám bắt cá ăn nữa. Với lại, dưới suối có nhiều cá nhìn cũng thích mắt, nên không ai nỡ bắt cá ăn nữa đâu”.

Ông Ngần Văn Tình dẫn tôi về phía cuối nguồn, nơi có đập tràn. Tại đây, mặt suối rộng và nông, nước chảy hiền hòa. Những con cá to bằng bàn tay bơi lững lờ. Ông Tình cầm hòn sỏi ném xuống mặt nước, chúng xúm lại tưởng mồi ăn. Khung cảnh bản Bướt với cá mú bơi lội thanh bình, đẹp đẽ.

Ngay con đập tràn, là cái hang đá. Ông Tình dẫn tôi vào, chỉ hai tảng đá giống hình con chó đang phủ phục cửa hang và phía trong là tảng đá hình con voi lõm đầu.

Truyền thuyết kể rằng, hơn 100 năm trước, người Thái di cư đến vùng đất này, thấy có thung lũng đẹp đẽ, con suối trong mát, nhiều cá, nên lập làng định cư. Rừng nhiều thú, ruộng nhiều thóc, suối nhiều cá, nên cuộc sống rất no ấm.
Dulichgo
Một hôm, có nhóm người Lào đi qua, ghé lại dựng nhà ở cùng. Người Lào mang bẫy xuống suối bắt cá, nhưng người Thái không cho, bảo là tài sản riêng của người Thái. Người Lào không được cho cá, bực mình, đã trả thù. Họ đã đục đầu con voi lấy mất não, nên người Thái ở bản cứ mãi nghèo dốt. Người Lào cũng làm bùa yểm, rồi lấp cửa hang, nên hang mới hẹp như bây giờ và cá cũng không còn dồi dào như xưa nữa. Để bảo vệ được đàn cá, người Thái không được ăn cá dưới suối nữa. Không rõ truyền thuyết các cụ kể lại có thật hay không, nhưng đó là bài học nhắc nhở người Thái về tính rộng rãi với xóm giềng, khách lạ.

Người Thái tin vào câu chuyện truyền thuyết đó, bởi sự ứng nghiệm. Đến bây giờ, bản Bướt vẫn còn đói nghèo, bởi sự cách trở giao thông, điện đường trường trạm vẫn chưa có. Nhưng, với mạch nước khoáng nóng tuôn chảy quanh năm và con suối nên thơ đầy cá, hy vọng, nó sẽ sớm được chú ý, và trở thành điểm đến của du khách.

Theo Phạm Dương Ngọc (VTC NEWS)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Phản hồi của bạn