Biển

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Đầu năm đi lễ chùa Trường Sa

[tintuc]

(TTVH) - Từ ngàn xưa, ở đâu có người Việt an cư, lạc nghiệp là ở đó có đình, chùa. Đình, chùa đã trở thành điểm tựa tâm linh, là nơi người Việt gửi gắm khát vọng bình an. Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt, nhưng đi lễ chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,  trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu Tổ quốc.

Tết đến, xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa tâm linh, một việc làm không thể thiếu trong đời sống mỗi người dân Việt. Ở Trường Sa, đồ lễ chùa ngày Tết đơn giản như đĩa trái cây, gói bánh quy… mộc mạc, giản dị như chính con người nơi đây, nhưng gửi gắm vào đó biết bao mong ước cho mưa thuận, gió hòa, cho cuộc sống an bình, phát triển của quân và dân trên đảo.

Xúng xính trong những bộ đồ mới, gia đình anh Nguyễn Huy Cường và hai con- cùng với 6 hộ dân khác sinh sống trên đảo Song Tử Tây gác lại những việc trong gia đình để cùng nhau lễ chùa đầu năm. Giữa đảo xa, lễ chùa với gia đình anh không chỉ là dịp cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của quân và dân trên đảo được bình yên mà còn là dịp để gia đình hướng về tổ tiên, dân tộc.
Dulichgo
“Các hộ dân thường lên chùa thắp hương vào ngày mùng Một, ngày rằm và những dịp đầu xuân năm mới. Ở ngoài đảo xa xôi, cách xa đất liền, chùa là nơi chúng tôi lui tới thắp hương, chúng tôi rất an lòng khi ngày nào cũng được nghe tiếng chuông chùa vọng vang giống như trong đất liền vậy”- anh Cường tâm sự.

Thướt tha trong trang phục áo dài truyền thống, các cô gái trên đảo Song Tử Tây cười nói rộn ràng cùng lễ chùa đầu năm. Với các chị, lễ chùa đầu năm là dịp để gửi gắm những ước vọng về một cuộc sống thanh bình trên đảo, cầu cho biển lặng để những chuyến đánh bắt của người chồng được bình yên. Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm cũng giúp các chị- những gia đình trẻ vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Chị Vi Thu Trang chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ ngày mồng 1 tết là các gia đình trên đảo rủ nhau lễ chùa đầu năm.

Cùng cầu chúc cho xuân sang tươi mới, bình yên và gặp nhiều may mắn. Ở giữa đảo xa, được đi lễ chùa đầu năm, tham gia các hoạt động vui xuân cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo giúp chúng tôi có thêm nghị lực bám đảo, bám biển, góp phần nhỏ bảo vệ vùng biển, đảo của chúng ta.

Không chỉ có các hộ dân đi lễ chùa đầu năm, chùa cũng là nơi thường xuyên lui tới của các chiến sĩ hải quân, cán bộ trạm hải đăng, thầy giáo… Các anh đến với chùa như muốn gửi gắm những lời yêu thương, lời chúc năm mới vào tiếng chuông chùa vang mãi về đất liền, về với gia đình.
Dulichgo
Các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của quân, dân trên đảo, ngư dân đánh bắt thủy hải sản ở ngư trường Trường Sa cũng thường xuyên lên chùa thắp hương cầu cho trời yên biển lặng và những chuyến đánh bắt bội thu. Và bao đời, những ngôi chùa sừng sững giữa quần đảo Trường Sa là địa chỉ không thể thiếu của ngư dân trong những chuyến đánh bắt xa bờ, đồng thời là những cột mốc tâm linh khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


< Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển. Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn.
Dulichgo
Tiếng kinh cầu của thầy trụ trì vang vọng cả một vùng đảo thanh bình, biển trời Trường Sa chộn rộn sang xuân. Trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện đã có nhiều ngôi chùa trên các đảo như Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn, Phan Vinh... có một điều đặc biệt tất cả các ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa, chính điện đều hướng về Thăng Long - Hà Nội như tấm lòng của mọi người Việt hướng về trái tim của cả nước, thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, hữu nghị như tấm lòng nhân hậu bao đời nay của người dân Việt Nam.

Theo Quang Thái/TTXVN
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Nơi ‘khỉ ho cò gáy’ thành kinh đô du lịch 5 sao

[tintuc]

(TNO) - Cách đây vài ba năm, không ai ngờ rằng một nơi từng được cảm thán là “khỉ ho cò gáy”, “chó ăn đá gà ăn sỏi” lại nhanh chóng phất lên, trở thành ‘kinh đô’ du lịch 5 sao với những dự án triệu đô…

Nhơn Lý là một xã thuộc TP.Quy Nhơn (Bình Định), nằm cách trung tâm thành phố khoảng 25 km. Nếu như khoảng 10 năm trở về trước, Nhơn Lý chỉ là cái tên gợi nhớ về một làng chài hiu hắt, đường đi lối lại còn bao gian nan, thì nay nơi đây đã trở thành một trong những điểm sáng nhất trên bản đồ phát triển du lịch, kinh tế của cả miền đất võ Bình Định.

“Chóng mặt” với tốc độ phát triển chưa từng thấy

Dặm dài bao tháng năm, Nhơn Lý tuy là một đơn vị hành chính cấp xã nhưng nơi đây chỉ được biết đến là làng chài “khỉ ho cò gáy”, “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Bởi lẽ, làng chài này tách biệt hẳn. Muốn đến với… “thế giới xung quanh”, người dân làng chài chỉ có thể đi bằng tàu thuyền vượt biển, hoặc đi bộ vượt qua những trảng cát dài Nhơn Hội rộng lớn ngút ngàn.
Dulichgo
Một bên biển rộng phía trước, một bên mênh mông những trảng cát phía sau, Nhơn Lý có hai thứ “đặc sản”. Đó là đặc sản cá, mắm tươi thơm từ biển. Và “đặc sản” còn lại, là cát. Cát in dấu chân dân làng chài từ dưới những mái nhà, trên những con đường làng, đến những triền cát ngút ngàn...

Dẫu hiu hắt, đường đi lối lại từng gian nan bao năm tháng, nhưng bù lại, Nhơn Lý được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp. Và đã đến ngày, làng chài đã không còn cảnh hiu hắt xưa kia nữa, mà đã trở thành một “kinh đô” du lịch 5 sao.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý kể lại, trước khi quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao FLC đóng chân trên làng chài này, mọi thứ về cơ sở hạ tầng còn ở mức rất hạn chế. Người dân địa phương chủ yếu sinh sống bằng nghề biển và phụ thuộc vào thời tiết, con nước. Thêm vào đó, việc đi lại, trao đổi mua bán hàng hóa cũng rất khó khăn do đường sá chưa được đầu tư như bây giờ.
Dulichgo
Chính vì lẽ đó, ngay bản thân vị chủ tịch xã này phải đến hơn 40 tuổi mới lần đầu tiên biết đi xe máy, vì đường ở làng chài chủ yếu toàn cát là cát, đi bộ là chính. Thế nhưng, Nhơn Lý bây giờ đã rất khác với đường sá thẳng tắp, hệ thống đèn đường hiện đại và nhịp sống đã sôi động hơn rất nhiều.

Trước đó, nhận ra tiềm năng và những tiềm năng du lịch sẵn có, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã quyết định chọn du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội làng chài Nhơn Lý nói riêng, và cả Quy Nhơn - Bình Định nói chung. Nếu như cách đây chừng hơn 3 năm thôi, Nhơn Lý - Quy Nhơn - Bình Định vẫn là cái tên khá mới mẻ với giới du khách, thì nay địa chỉ này đã là một trong những điểm đến hấp dẫn và thú vị nhất.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: “Một trong những nguyên nhân khiến du khách đến với Bình Định nhiều là do sức hút từ vẻ đẹp rất riêng và nổi bật của từng khu du lịch. Không nơi nào lẫn với nơi nào. Chúng tôi muốn xây dựng hình ảnh một Bình Định phát triển về du lịch bằng sự thân thiện, hiền hòa và mến khách của người dân, bằng những dịch vụ tốt nhất và với những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ có những quy hoạch cụ thể để nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch như ở Nhơn Lý không chỉ ở tầm trong nước mà còn vươn ra quốc tế, trở thành một điểm đến thật sự hấp dẫn và ấn tượng tốt đẹp”.

Từ định hướng chung đó, làng chài Nhơn Lý thực sự là một cái tên nổi trội với hàng loạt những điểm đến “có một không hai” như Kỳ Co, Eo Gió, tượng Phật hai mặt…, và một khu du lịch nghỉ dưỡng resort FLC với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Những đầu tư “chóng mặt” này đã giúp cho vùng đất từ hẻo lánh, nghèo nàn cởi bỏ hẳn chiếc áo cũ nát, rồi khoác lên mình sắc phục mới lộng lẫy, lấp lánh.
Dulichgo
Cơ cấu lao động của làng chài Nhơn Lý đã chuyển đổi hẳn, từ ngư nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, du lịch. Giá đất tại Nhơn Lý cũng tăng hơn 10 lần. Theo báo cáo mới nhất từ UBND xã Nhơn Lý, trong năm 2018, khách đến tham quan du lịch đạt 329.000 lượt người, tăng 19.000 lượt người so với cùng kỳ năm trước, tạo đà phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ…

Giữ lại nét đẹp làng chài

Một trong những bài toán khó nhất của các địa phương làm du lịch, là làm sao vừa tạo đà phát triển về kinh tế vừa giữ lại được những nét đẹp đặc trưng, truyền thống văn hóa và lối sinh hoạt vốn có bao đời.

Trong vòng xoáy chung, thật không dễ để giữ lại sự bình lặng yên ổn của một làng chài như Nhơn Lý. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được.
Dulichgo
Bà Nguyễn Thị Dương (64 tuổi, ở Nhơn Lý) chia sẻ: “Nhà tui vẫn làm nghề lưới gần bờ bao lâu nay. Giờ có nhiều khách du lịch tới đây hơn trước, họ đến đông lắm, mình được cái hay, khi có cá lên là bỏ vô nhà hàng hết à, không có cảnh bị ế như trước. Còn việc của mình, mình cứ làm thôi. Chưa nhà nào bỏ hẳn nghề biển. Nhiều hộ dân ở đây vẫn sống khoẻ nhờ biển. Thay vì trước đây nhà 5 - 7 người đều làm nghề đi biển hết, thì nay có sự phân chia ra, người đi biển thì vẫn cứ đi, người không đi biển nữa thì chuyển sang làm du lịch”.

Với các chủ đầu tư của những khu du lịch lớn tại Nhơn Lý, việc giữ lại cảnh quang thiên nhiên cũng là ưu tiên hàng đầu.

Ông Nguyễn Phụ Sơn, Giám đốc công ty Hoàng Đạt, chủ đầu tư khu du lịch Kỳ Co cho biết: “Vốn dĩ biển trời, núi non ở đây đã quá đẹp rồi nên việc của chúng tôi là tạo thêm những điểm nhấn, tô điểm thêm chứ không phải phá bỏ gì từ tự nhiên hết. Chẳng những vậy, chúng tôi còn trồng thêm nhiều mảng xanh, cây cối để tạo thêm bóng mát và cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho du khách”.

Đến Nhơn Lý những ngày này, ngoài việc tham quan, thưởng lãm những địa danh nổi tiếng, du khách sẽ không khó để tìm cho mình một góc ăn bánh xèo mực tươi rói, nóng hổi thơm ngon đúng điệu mỗi sáng. Cũng không khó để hòa mình vào nhịp sống của một làng chài đã và đang giữ được sự bình yên, hồn nhiên và tĩnh lặng vốn có.
Dulichgo
Nhơn Lý có diện tích chỉ 94 ha, hiện có 2.000 hộ dân với 9.000 nhân khẩu. Có khoảng 41% dân số chuyển từ ngư nghiệp và các ngành nghề khác sang làm du lịch.

Ngoài FLC, Nhơn Lý còn có dự án du lịch Kỳ Co với khu nghỉ dưỡng lớn và hồ bơi vô cực, được đầu tư hàng trăm tỉ đồng theo tiêu chuẩn 5 sao. Trong bán kính 10 - 20 km, còn có khu du lịch, nghỉ dưỡng Crown Retreat ở Trung Lương và quần thể du lịch tâm linh Linh phong tự nổi tiếng.

Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, tết này việc chỉnh trang để đón xuân ở Nhơn Lý có nhiều nét mới so với các tết trước nhờ sự “ấm” lên của tình hình kinh tế địa phương. Trong đó, phải kể đến việc trang trí đèn ở các trục đường, cây xanh, các hoạt động vui chơi, nấu bánh tét bánh chưng tặng cho các gia đình chính sách.

Theo Minh Duyên (Thanh Niên)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Du lịch Đà Nẵng ngày Tết thế nào?

[tintuc]

(GTO) - Là trung tâm của miền Trung và của cả nước, Đà Nẵng được biết đến là “Thành phố đáng sống” hay “Thành phố của những chiếc cầu”.
Với nhiều điểm du lịch hấp dẫn cùng các danh thắng nức tiếng như: Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng, Bán đảo Sơn Trà, sông Hàn thơ mộng với những cây cầu có thiết kế vô cùng độc đáo... Những điều đó biến Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch "phải đến một lần trong đời”.

Đường đi

Để đến Đà Nẵng có nhiều đường với đa dạng loại hình phương tiện để du khách lựa chọn. Đường sắt xuyên suốt Bắc - Nam dừng tại ga Đà Nẵng ngay trung tâm thành phố hay những chuyến bay từ mọi miền đáp sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Nếu đi xe khách, từ TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) bạn có thể đặt vé qua nhà xe Sơn Tùng (Tổng đài 1900 969671) với giá vé 180 nghìn đồng/ giường nằm, 140 nghìn/ ghế ngồi chặng Quy Nhơn - Đà Nẵng. Từ Đồng Hới (Quảng Bình), bạn có thể đặt vé qua nhà xe Vinh Thanh (Tổng đài 1900 969681 hoặc 1900 7070). Các tuyến xe này đều có điểm đến là bến xe Trung tâm TP.Đà Nẵng (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ).
Dulichgo
Nếu đi bằng xe cá nhân từ Quy Nhơn, hoặc Quảng Bình đến Đà Nẵng mất khoảng 6 tiếng đối với ô tô, 8 tiếng đối với xe máy. Từ TP.Đồng Hới, ra đường Tôn Đức Thắng, Tạ Quang Bửu rồi ra đường tránh QL1A về hướng Nam. Do tuyến đường đi khá xa nên dành thời gian nghỉ ngơi ở các quán nước ven đường.

Giáp ranh địa phận Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng là đèo Hải Vân. Tại đây bạn cần chú ý các khúc cua “tay áo” nguy hiểm tại Km 901 phía Bắc đèo và đoạn cua “tay áo” tại km... phía Nam đèo. Nếu không đi đèo bạn có gửi xe máy tại điểm trung chuyển trước hầm để di chuyển qua hầm.

Từ TP.Quy Nhơn, đi theo đường QL1D, ra ngã ba Phú Tài rồi rẽ phải ra QL1A đi thẳng về hướng Bắc. Mất khoảng trên 300km để đến trung tâm TP.Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, có thể thuê xe máy tại “Cho thuê xe máy Hữu Vỹ” địa chỉ tại 189 Trần Cao Vân (quận Thanh Khê), điện thoại: 0905 095 292. Thuê ô tô tại Công ty TNHH Vận tải & Di lịch VITRACO, trụ sở chính tại Tòa nhà 394B Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê), đường dây nóng: 0905 049 049.
Dulichgo
Chơi gì?

Tháng Giêng, Đà Nẵng có các lễ hội truyền thống như: Lễ Hội Làng Túy Loan (mồng 9 và mồng 10 Tết); Lễ hội Quán Thế Âm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn (19/2 âm lịch); Lễ hội làng Hòa Mỹ (12/1 âm lịch)...

Tại Đà Nẵng còn có hàng loạt điểm du lịch nổi tiếng để checkin như: Bà Nà Hills với cây cầu vàng nối tiếng thế giới, Chùa Linh Ứng, danh thắng Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê - bãi biển đẹp nhất hành tinh, những cây cầu thiết kế độc đáo bắc qua sông Hàn thơ mộng, Lễ hội hoa xuân Đà Nẵng tại phía Tây cầu Rồng. Những địa điểm này bạn hoàn toàn có thể dùng xe máy, tô tô để đến tận nơi.

Đối với các đôi tình nhân đến Đà Nẵng còn có thể lưu lại những khoảnh khắc của riêng mình và móc khóa minh chứng tình yêu đôi lứa tại cầu tình yêu ngay bên đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà), cách đầu cầu Rồng vài trăm mét. Vào các buổi tối thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ lớn cầu Rồng sẽ phun lửa, phun nước để du khách chiêm ngưỡng.

Ăn, nghỉ tại Đà Nẵng

Đà Nẵng có nhiều món ăn đặc trưng của xứ Quảng như bánh tráng thịt heo, mì Quảng. Bạn có thể chọn bánh tráng thịt heo Bà Hường (địa chỉ 460 đường 2 tháng 9 và 126 đường Duy Tân); mì Quảng ếch tại 24 Pasteur; 10 Hà Bổng; 441 Ông Ích Khiêm. Bánh xèo Bà Dưỡng tại 14 Hoàng Diệu...
Dulichgo
Về chỗ ngủ nghỉ bạn không phải lo lắng khi đến Đà Nẵng. Dọc tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Võ Nguyên Giáp, Trường Sa có hàng nghìn nhà nghỉ, khách sạn để bạn lựa chọn. Đặc biệt, khu vực đường Nguyễn Tất Thành có nhiều nhà nghỉ giá rẻ chỉ khoảng 100 nghìn đồng/ đêm.

Hoặc bạn có thể lựa chọn Minh House tại 104 Tô Hiến Thành (quận Sơn Trà, điện thoại 093 516 71 77) hoặc HomeStay Đà Nẵng tại 69 Hồ Biểu Chánh (quận Hải Châu, điện thoại 090 508 45 78).

Các bãi đỗ xe công cộng

1. Bãi đỗ xe thu phí trước Cổ Viện Chàm (đầu đường 2 tháng 9, quận Hải Châu)

2. Bãi đỗ xe thu phí tại dãy nhà hàng tiệc cưới đường 2 tháng 9 (quận Hải Châu)

3. Bãi đỗ xe thu phí tại dãy nhà hàng đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ nhà hàng Mỹ Hạnh đến nhà hàng Phước Mỹ, quận Sơn Trà)

4. Bãi đỗ xe thu phí khu vực ngã ba Nguyễn Văn Thoại - Võ Nguyên Giáp (giáp quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn).
Dulichgo
Mức giá giữ xe: Ngày thường từ 6 giờ đến trước 22 giờ, xe đạp: 2.000 đồng/lượt; xe máy, mô tô, xe đạp điện, xe máy điện: 4.000 đồng/lượt; ô tô dưới 16 chỗ, ô tô tải dưới 3,5 tấn: 20.000 đồng/lượt; ô tô trên 16 chỗ, ô tô tải trên 3,5 tấn: 40.000 đồng/lượt.

Ban đêm (từ 22 giờ đến trước 6 giờ sáng hôm sau), xe đạp: 3.000 đồng/lượt; xe máy, mô tô, xe đạp điện, xe máy điện: 5.000 đồng/lượt; ô tô dưới 16 chỗ, ô tô tải dưới 3,5 tấn: 25.000 đồng/lượt và ô tô trên 16 chỗ, ô tô tải trên 3,5 tấn: 50.000 đồng/lượt. Riêng ngày lễ, Tết và sự kiện giá vé tăng từ 1.000-25.000 đồng/xe (tùy loại xe).

5. Đỗ xe trên tuyến đường thu phí đậu đỗ Bạch Đằng và Trần Phú (quận Hải Châu).
Dulichgo
Mức thu phí: 15.000 đồng/lượt đối với ô tô dưới 16 chỗ, xe tải dưới 2,5 tấn; 20.000 đồng/lượt đối với ô-tô dưới 16 chỗ, xe tải dưới 2,5 tấn và 30.000 đồng/lượt đối với ô-tô từ 30 chỗ ngồi trở lên, xe tải trên 3,5 tấn.

Một lượt xe được tính là một lần xe vào, ra tại vị trí đỗ xe. Một lượt tối đa không quá 120 phút, quá thời gian trên thu thêm các lượt tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, Tết việc thu phí không áp dụng.

Theo Vĩnh Nhân (Báo Giao Thông)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Về Quảng Nam ngắm dãy núi Bàn Than

[tintuc]

(VIVU) - Hàng trăm năm qua, người dân xã đảo Tam Hải vẫn luôn tự hào giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hóa, đời sống của làng chài, xứ biển. Luôn tự hào về những điều không nơi nào có được, bởi nơi đây sở hữu dãy núi Bàn Than đẹp hút hồn có tuổi đời hơn 400 triệu năm.

< Dãy đá đen Bàn Thang có cấu tạo địa chất hoàn toàn không từ núi lửa như ở đảo Lý Sơn. 

Xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) gần như được phủ kín dưới tán rừng dừa xanh biếc quanh năm. Lại chứa đựng nhiều điều rất đặc biệt, là trung tâm của nghĩa địa cá ông, với hàng trăm ngôi mộ, được xem là một di sản quý hiếm, hình thành từ nền văn hóa vùng biển của người Việt từ lâu đời. Có 2 giếng cổ được cho là thời Chiêm Thành, nước ngọt quanh năm, là nguồn nước chủ yếu để hàng trăm hộ dân lấy uống và sinh hoạt…

< Từ dãy núi đá Bàn Thang có niên đại hơn 400 năm đã đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế và tinh thần quanh năm cho người dân Tam Hải.

Nhiều sách ghi: Người Việt đến vùng đất này cùng với cuộc di dân lần thần thứ nhất là vào năm 1403. Hai giếng cổ có tuổi thọ ít nhất trên 600 năm. Đặc biệt có dãy núi Bàn Than đẹp hút hồn có niên tuổi hơn 400 triệu năm.

< Người dân Tam Hải qua bao đời luôn giữ gìn bãi đã Bàn Thang vì đó là niềm từ hào không gì thay được.
Dulichgo
Với chiều dài hơn một cây số chạy quanh một hòn núi nhỏ, được tạo bởi những bàn đá đen lớn với các hình thù khác nhau và vô vàn những hình vẻ, hoa văn độc đáo có một không hai.

< Từ dãy núi đá Bàn Thang có niên đại hơn 400 năm đã đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế và tinh thần quanh năm cho người dân Tam Hải.

Với các đặc điểm về cảnh quan cũng như giá trị khoa học được các nhà địa chất thẩm định vào cuối năm 2017. Các nhà khoa học khẳng định khu vực đá Bàn Than tại xã Tam  Hải xứng đáng là một di sản địa chất ở tầm cỡ thế giới.

< Mùa nào ở Tam Hải cũng trải một màu xanh ngắt của nước, tảo, ngọn dừa và cả bầu trời. 

Hiện tại tỉnh Quảng Nam đang xây dựng hồ sơ bảo tồn và xây dựng hồ sơ khoa học để tham gia vào mạng lưới Công viên địa chất quốc gia, Công viên địa chất toàn cầu. Đây cũng là yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo một cách bền vững tại đây.
Dulichgo
Theo PGS.TS Ngô Văn Doanh (nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia) cho rằng: Ngoài ghềnh Bàn Than ấn tượng về hình thù và vị thế, còn có các dải đá, đảo nhỏ như hòn Mang, hòn Dứa…Tuy cũng có màu đen như đá đảo Lý Sơn và một số địa điểm khác ở Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhưng theo nhận định của các nhà địa chất, đá của Bàn Than không phải là đá núi lửa, mà là đá gốc có tuổi đến 400 triệu năm.
Dulichgo
Đá ở đây được đẩy nhô lên khỏi mặt biển qua một đợt kiến tạo địa chất. Có lẽ, những bàn đá đen thiên hình vạn trạng cùng các hình vẽ và hoa văn tuyệt mỹ diệu kỳ của Bàn Than là danh thắng địa chất, địa lý và thiên nhiên độc nhất vô nhị không chỉ của Quảng Nam mà còn của cả nước.

Theo Đỗi Vạn (Vivu 457)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Kỳ thú ghềnh đá Bàn Than
Tuyệt tác điêu khắc ghềnh đá Bàn Than
Hành trình đến mũi đá Bàn Than (Quảng Nam)
Dập dềnh sóng vỗ Bàn Than
Thăm những tảng đá đen huyền bí ở Quảng Nam[/tintuc]

Tết thuyền ở làng chài “hiệp sĩ”

[tintuc]

(LĐO) - Hàng trăm tàu cá quay mũi hướng ra khơi trong nắng xuân hanh vàng. Cờ Tổ quốc gắn trên đỉnh cột cao tung bay trong gió giữa trưa 30 Tết. Ngư dân thành kính sửa soạn lễ vật đặt trước mũi tàu rồi lầm rầm khấn vái. Đấy là tục “Tết thuyền”, nét đẹp lưu truyền qua bao đời ở làng chài Hải Tân, xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi), nơi được mệnh danh là làng chài “hiệp sĩ”.

Rộn ràng đón Tết

Lăng thờ thần Nam Hải nằm cạnh bến cá Mỹ Á, là nơi linh thiêng đối với cư dân vạn chài. Lăng hướng ra cửa biển như vị thần dõi mắt trông theo để độ trì cho tàu cá xuất bến vươn khơi. Lão ngư Nguyễn Xết - Trưởng vạn chài Hải Tân cùng nhiều ngư dân tất bật quét dọn, trang trí chuẩn bị lễ cầu ngư vào sáng mùng 2 Tết.

Cây nêu trồng trước lăng bằng tre già, thân cao vút với cành lá trên ngọn phất phơ trước gió. Quốc kỳ và cờ đuôi nheo phần phật tung bay trong nắng xuân hanh vàng. Sớm tinh sương mùng 2 Tết, ông Xết cùng những bậc cao niên và người dân làng chài Hải Tân tề tựu đông đủ, thành kính dâng lễ vật lên ban thờ.
Dulichgo
Hương trầm thơm ngát thoảng bay theo gió xuân se lạnh. Ông Xết lầm rầm khấn nguyện cầu mong sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Tàu cá của ngư dân neo đậu dưới bến dập dềnh trên sóng nước như chiến mã nhịp chân trước giờ xung trận. 8 giờ sáng, tiếng trống phát hiệu lệnh thúc giục rộn rã. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn khơi. Sóng vỗ vào thân tàu tung bọt nước trắng xóa. “Hằng năm, vạn chài tổ chức nhiều lễ cúng nhưng riêng vào sáng mùng 2 Tết thiêng liêng lắm. Vì đây là ngày lễ xuất hành, cầu mong trời yên biển lặng, làm ăn thuận lợi trong cả năm…” - ông Xết tâm sự.

“Tết thuyền” ở Mỹ Á

Sáng 30 Tết, ngư dân Nguyễn Dương cùng vợ sửa soạn mâm cỗ để cúng thuyền (tàu cá) đang neo đậu tại bến cá Mỹ Á, xã Phổ Quang. Sau đó, anh và con trai bê lễ vật: Gà luộc, bánh tét, bánh tráng, trái cây, rượu cùng đĩa gạo, muối, chén đũa, trầu cau, nhang đèn, vàng mã và chậu hoa vạn thọ bày ra mũi thuyền. Anh cùng người cháu trịnh trọng treo hai lá cờ Tổ quốc lên trụ gỗ trước mũi và trên mui tàu. “Thuyền là người bạn đã cùng mình vươn khơi đánh bắt cả năm trên biển. Cờ Tổ quốc tung bay trong gió như thêm ý chí cho mình vững tâm ra khơi” -  anh tâm sự.

“Dù có bận rộn đến đâu chăng nữa nhưng ngư dân ở đây luôn thành tâm sắm sửa lễ vật để “Tết thuyền”. Vì thuyền không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn là người bạn của ngư dân chúng tôi. “Tết thuyền” được chúng tôi xem như hành động đáp nghĩa đối với người bạn đã cùng chúng tôi vượt qua sóng gió để đánh bắt cá, tôm” - ngư dân trẻ Nguyễn Thành Đôn, chủ tàu cá QNg - 94259 TS, bộc bạch.
Dulichgo
Theo nhiều lão ngư ở địa phương thì phong tục “Tết thuyền” được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thời gian lễ cúng vào sáng 30 Tết đến lúc giao thừa. “Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, ngư dân đưa tàu về bến để vá lưới và sửa chữa tàu. Sau đó, họ tổ chức lễ cúng và chiêu đãi bà con họ hàng cùng bạn chài. Và, đến ngày 30 Tết thì họ tổ chức lễ cúng hết sức trang trọng như để tạ ơn chiếc tàu cùng họ mưu sinh trên sóng nước” - ông Võ Xuân Cẩm - Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang nói.

Làng chài “hiệp sĩ”

Gọi là làng chài “hiệp sĩ” bởi rất nhiều ngư dân, tàu thuyền lâm nạn đã được người dân làng chài này cứu giúp.
Lão ngư Nguyễn Xết nhiều lần tham gia cứu hộ tàu cá bị nạn. “Trước giờ, cứu nạn tàu cá là chuyện thường ở đây rồi. Nghe tin tàu cá bị nạn là chúng tôi thông báo cho nhau tập trung ứng cứu. Ở gần bờ thì có cả đàn bà tham gia, xa bờ thì ngư dân đang đánh bắt hay ở bến cũng đưa tàu ra giúp…” -  ông nói.

Ngư dân trong làng tự nguyện đóng góp kinh phí vào quỹ “hỗ trợ ngư dân” giúp đỡ cho những chủ tàu bị nạn. Với chủ tàu khó khăn, không thể sửa chữa, họ chung tay giúp đỡ hàng chục triệu đồng để tiếp tục ra khơi. Anh Nguyễn Vũ xúc động khi nhận 35 triệu đồng từ sự giúp đỡ của ngư dân vạn chài: “Bà con làm ra đồng tiền cực khổ và nguy hiểm lắm nhưng họ sẵn lòng giúp đỡ như thế khiến tôi cảm động lắm. Nhờ có khoản tiền ấy cùng những lời động viên nên tôi vội sửa chữa tàu để tiếp tục bám biển”.
Dulichgo
Mỗi ngư dân ở làng chài Hải Tân đều là “cổ đông” trên con tàu cùng họ lênh đênh trên sóng nước. Ngư dân khá giả đầu tư đóng mới tàu rồi vận động bạn chài góp vốn mua lưới cùng nhau mưu sinh. Nhiều chủ tàu cho bạn chài mượn vốn hùn mua lưới lên đến hàng chục triệu đồng. Mỗi chuyến về bờ, sau khi trừ chi phí, họ dành 30% tiền lãi khấu hao và sửa chữa tàu, phần còn lại chia đều cho chủ tàu và thuyền viên. Do “lời cùng ăn, lỗ cùng chịu” nên chủ tàu và bạn chài luôn gắng sức đánh bắt những chuyến biển tôm, cá đầy khoang. “Vì góp chung vốn nên những bạn chài gắn bó với tôi chứ không bỏ qua đi bạn cho tàu khác. Anh em luôn sẻ chia công việc nặng nhọc, nương tựa lẫn nhau trong những lúc đau ốm trên biển” - ngư dân Nguyễn Mai tâm sự.

Khi gặp đàn cá lớn, họ liền thông báo cho ngư dân cùng làng qua máy thông tin liên lạc. Những chiếc tàu cùng buông lưới quây tròn đàn cá đang hoảng loạn, tìm cách thoát ra ngoài. Tàu vội quay vào bờ sau khi thu mẻ lưới với tôm, cá nặng đầy khoang. “Chúng tôi đánh bắt theo tổ, đội trên biển và thường liên lạc với nhau để sẵn sàng ứng cứu khi gặp nạn. Gặp đàn cá lớn liền thông báo cho nhau đến đánh bắt chung chứ không giấu giếm gì cả. Bao đời giờ vẫn vậy. Nếu gặp đàn cá lớn mà im lặng để bắt một mình thì bị mọi người trong làng coi thường nên không ai dám cả” - anh Nguyễn Dương bộc bạch.
Dulichgo
Những con tàu lướt trên sóng như chiến mã tung vó trên thảo nguyên bao la. Khi máy tầm ngư phát hiện đàn cá tung tăng bơi lội, con tàu dừng lại, dập dềnh trên sóng nước. Ngư dân nhanh tay buông lưới vào lòng biển và rồi cá, mực tươi rói được kéo lên sàn tàu trước những gương mặt rạng ngời niềm vui…

Theo Hữu Nhân (Lao Động online)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT SÓNG VIỆT

[tintuc]

DU LỊCH SÓNG VIỆT

Giới thiệu

Lời đầu tiên cho phép Công ty TNHH PHÁT SÓNG VIỆT ( DU LỊCH SÓNG VIỆT) gửi đến quý khách lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!


DU LỊCH SÓNG VIỆT là một doanh nghiệp với đội ngũ ban lãnh đạo và tập thể nhân viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, yêu nghề và có nhiều kinh nghiệm qua thời gian dài hoạt động trong ngành du lịch. Ngoài ra DU LỊCH SÓNG VIỆT  còn có được sự hỗ trợ, tư vấn từ các chuyên gia, các công ty đào tạo nhân lực và định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam.

DU LỊCH SÓNG VIỆT  còn cung cấp các dịch vụ sự kiện, cho thuê xe du lịch, nhận landing tour cho các đoàn khách, công ty tổ chức tour.

Tầm nhìn

Kính thưa quý khách, du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Du lịch không chỉ mang lại niềm vui, lấy lại năng lượng, giúp giải tỏa căng thẳng sau những áp lực công việc và bộn bề lo toan trong cuộc sống mà còn mang lại những trải nghiệm sống tuyệt vời và rất nhiều điều hữu ích khác nữa. Chính vì vậy mà Sóng Việt Travel đã ra đời nhằm mang lại những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất để đáp ứng nhu cầu du lịch của mỗi người chúng ta.


Sứ mệnh

DU LỊCH SÓNG VIỆT không ngừng nỗ lực phấn đấu đổi mới sáng tạo nhằm mang đến những sản phẩm du lịch mới lạ hấp dẫn với chất lượng dịch vụ đảm bảo uy tín chuyên nghiệp và nhiều ưu đãi nhằm giúp khách hàng của mình có những khám phá và trải nghiệm du lịch thú vị khó quên với chi phí hợp lý nhất.


Với triết lý kinh doanh bền vững nên Sóng Việt Travel luôn coi trọng ý thức của doanh nghiệp với cộng đồng và môi trường, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh dựa trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện với môi trường thiên nhiên.


Cam Kết

Chính sách sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, giá cả hợp lý.

· Cung cấp dịch vụ du lịch tới khách hàng một cách chính xác, nhanh chóng, tiện lợi
· Cung cấp dịch vụ đúng như cam kết
· Phục vụ tối đa nhu cầu chính đáng của quý khách hàng
· Luôn đặt lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất.

Sản phẩm & Dịch vụ

Công ty du lịch DU LỊCH SÓNG VIỆT xin gửi đến quý khách hàng và đối tác những sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của công ty với chất lượng và dịch vụ đảm bảo uy tín chuyên nghiệp với mức giá tốt nhất:


Dịch vụ chúng tôi

-------------------TOUR MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC - TOUR MIỆT VƯỜN-------------------

+Du lịch trong nước +Du lịch nước ngoài +Đặt phòng khách sạn +Đặt vé máy bay 
· Thiết kế tour theo yêu cầu
· Cho thuê xe du lịch từ 4 – 45 chỗ
· Tổ chức sự kiện, hội nghị


Hồ sơ năng lực: 

Địa chỉ: 29 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, HCM 
Mã số thuế: 0313157288 (12/03/2015)
Người ĐDPL: Hồ Thị Huỳnh Thơ
Ngày hoạt động: 16/03/2015
Giấy phép kinh doanh: 0313157288 
Lĩnh vực: Điều hành tua du lịch 


[/tintuc]

Lính nhà giàn gói bánh chưng đón Tết

[tintuc]

(VNE) - Không được đón năm mới trong đất liền, những người lính ở nhà giàn DK1 vẫn gói bánh chưng, trang trí bàn thờ, sửa nhành mai... vui xuân.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, cán bộ chiến sĩ công tác trên các nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc tất bật gói bánh chưng, làm thịt heo, trang trí bàn thờ sửa soạn đón năm mới.

Bánh chưng xanh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày xuân. Buổi chiều cuối năm, chiến sĩ nhà giàn DK1/19 quây quần bên nhau, vừa ca hát vui vẻ, vừa đãi gạo, lau lá dong gói bánh tạo không khí đầm ấm. Chỉ sau vài chục phút, những tấm bánh vuông vức đã hoàn thành.

Chiến sĩ Hoàng Anh Tổng sửa soạn đồ lễ làm mâm ngũ quả trong hội trường đơn vị. Lần đầu tiên đón Tết trên nhà giàn, Tổng chia sẻ: "Rất nhớ nhà, nhớ người thân, nhưng được cấp trên và đồng đội động viên nên cũng vơi đi nhiều".
Dulichgo
Đại úy Trịnh Trọng Nghĩa, Chính trị viên Nhà giàn DK1/19 cho hay, để chuẩn bị đón Tết, ngoài gói bánh chưng, làm thịt heo, cán bộ chiến sĩ còn muối dưa hành, trang trí phòng đón xuân. Đêm giao thừa, đơn vị tổ chức các hoạt động hái hoa dân chủ cho bộ đội, nghe Chủ tịch nước và thủ trưởng Bộ Tư lệnh chúc Tết.
Trong những ngày đầu xuân, đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như hát karaoke, thi đánh cờ tướng, bóng bàn... nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh cho bộ đội.

Những cây mai mang tín hiệu mùa xuân vừa được gửi ra từ đất liền.

Những ngày qua, lãnh đạo Bộ Tư lệnh vùng đã chuyển hàng nghìn suất quà, đi thăm chúc Tết và chỉ đạo cán bộ chiến sĩ các nhà giàn đón Tết với tinh thần vui tươi, lành mạnh, song không quên nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Dulichgo
Trong các loại thực phẩm của người lính Hải quân, rau xanh là món ăn rất quý nên được bảo quản cầu kỳ. Rau quả sau khi được chuyển lên nhà giàn sẽ được cất vào những chiếc tủ bảo ôn để sử dụng dần.

Sau khi cùng đồng đội chuẩn bị cỗ đón Tết, thiếu tá Nguyễn Tiến Long - Chính trị viên nhà giàn DK1/08 bấm máy gọi điện về đất liền chúc Tết bạn bè, người thân.

Ít ngày trước, trên quân cảng của lữ đoàn 171 ở thành phố Vũng Tàu, anh Long chia tay vợ và con gái nhỏ Diệp Chi lên đường làm nhiệm vụ. Vào quân ngũ từ 2007, nhưng anh Long mới hai lần đón Tết trong đất liền.
Dulichgo
"Không ai muốn xa gia đình những thời khắc thiêng liêng dịp Tết, nhưng với người lính, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được ưu tiên hàng đầu...", thiếu tá Long chia sẻ.

Từ năm 1987 đến đầu năm 1988, tình hình tranh chấp chủ quyền khu vực biển Đông diễn ra phức tạp. Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ kỹ thuật tại khu bãi đá ngầm thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ban chỉ đạo xây dựng nhà giàn được thành lập, gọi tắt là DK1 trực thuộc Chính phủ đã khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng nhiều nhà giàn trên thềm lục địa phía Nam. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ các cụm nhà giàn DK1, 16 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Theo Lê Hoàng (Vnexpress)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Cổ Lũy cô thôn và hai thôn Cổ Lũy

[tintuc]

(BQN) - Cổ Lũy cô thôn là một thắng cảnh trong mười thắng cảnh mà cụ Nguyễn Cư Trinh khi làm Tuần vũ Quảng Ngãi (1750) đã đề thơ ngâm vịnh. Sau này, các nho sĩ Quảng Ngãi còn tìm ra thêm hai thắng cảnh nữa thành mười hai cảnh đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên của Quảng Ngãi từ cuối thế kỷ thứ mười tám.

Trong các cửa biển của Quảng Ngãi, như Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh thì cửa Đại có tầm quan trọng hơn, cả về kinh tế, quân sự và giao thương trước đây và cả ngày nay. Do cửa Đại rộng và sâu, xưa kia sông Trà nhiều nước, tàu thuyền cỡ vừa và nhỏ đều ra vào vùng cửa sông dễ dàng, nên từ thời Chiêm Thành đến Đại Việt, việc kiểm soát phòng thủ cửa biển này luôn được chú trọng.

Điều này được tìm thấy trong Đại Nam Nhất Thống Chí: Ở cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, cửa biển rộng 230 trượng, thủy triều lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10 thước, phía nam là cửa biển lớn; phía bắc là cửa biển nhỏ, tàu thuyền không thông.
Dulichgo
Có đặt thủ ngự và hiệp thủ, lại lấy dân phụ lũy sung việc trú phòng. Lại thôn Cổ Lũy, phía đông bắc dựa ven bờ biển, phía tây nam là giáp chỗ giao lưu của sông Vệ và sông Trà, cách xa làng xóm, trông như ở trong khói nước lờ mờ, là một trong “Mười cảnh Quảng Ngãi” đề là “Cổ Lũy cô thôn”. Dân địa phương làm nghề dệt chiếu và đánh cá”.

Đã từ lâu có hai thôn Cổ Lũy: Thôn Cổ Lũy Nam là doi đất nhô ra cách cửa biển không xa lắm, phía bắc là cuối dòng sông Trà, phía nam là cuối dòng sông Vệ, vị trí đặt đồn lũy tốt nhất để canh phòng cửa biển (hiện nay vẫn có đồn biên phòng).

Còn thôn Cổ Lũy Bắc ở phía bắc cửa Đại, hình thành khu dân cư trên một lũy cát chạy dài ven biển. Chắc hẳn để tốt cho việc canh phòng án ngữ vùng cửa Đại, từ thời Chiêm Thành rồi đến Đại Việt, trên lũy cát này vùng gần của biển cũng phải có đồn lũy.

Theo nội dung ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí lượt trích ở trên phải chăng phần đất của thôn Cổ Lũy Bắc ngày nay sát với cửa biển có liên quan đến thôn Cổ Lũy đã ghi trong sử sách?
Dulichgo
Buổi hoang sơ mãi đến khi hình thành hệ thống làng xã, nhà cầm quyền thời ấy đã dựa vào di tích cũ và đặt tên thôn Cổ Lũy Nam thuộc xã Nghĩa Phú, thôn Cổ Lũy Bắc thuộc xã Tịnh Khê, cả hai địa phương này nay đều thuộc TP.Quảng Ngãi.

Như vậy, tên thôn Cổ Lũy hẳn có gắn liền với lũy cổ trong hệ thống phòng thành vùng cửa Đại. Có thể suy luận rằng, nếu Cổ Lũy phía nam có vị trí chiến lược quan trọng, vì nằm trên doi đất chỗ gặp nhau giữa hai dòng sông Trà và sông Vệ, hướng trực diện ra cửa biển, thì Cổ Lũy phía bắc hướng mặt ra biển, sát cửa biển, sau lưng là sông Kinh, nối liền cửa Sa Kỳ và cửa Đại.

Là dòng sông có vai trò quan trọng để tàu thuyền tránh bão, lưu thông kinh tế, quân sự giữa hai cửa biển khi cần thiết, mà không phải ra biển, nhất là khi bão tố, biển động mạnh. Thôn Cổ Lũy Nam xa xưa dân cư thưa thớt, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Về sau tỉnh thành phát triển, Thu Xà, Phú Thọ hàng hóa vào ra tấp nập, thôn Cổ Lũy dân cư đông dần lên.
Dulichgo
Đất đai Cổ Lũy Nam có phù sa của sông Trà, sông Vệ, có ảnh hưởng nước mặn khi triều lên, nên thích hợp cho cây dừa phát triển.

Cây dừa lại khỏe, thân cứng dẻo, bộ rễ tốt nên chịu được phong ba. Do vậy người địa phương trồng dừa dày đặc. Thân dừa cao, tàu lá thướt tha, chiều mờ sương khói, làm nên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê ven biển.

Thôn Cổ Lũy Bắc ở phía biển, lũy cát nhô cao thích hợp với dương liễu và các loại cây mọc hoang dại chắn gió, còn phía sông Kinh hai bên bờ dừa nước mọc thành rừng, triền cao hơn người ta cũng trồng dừa ăn quả như phía Cổ Lũy Nam. Thôn Cổ Lũy Bắc xưa kia dân sống nghề chài lưới, dệt chiếu, làm dây dừa.

Sát với cửa Đại là xóm Khê Tân, dân bao đời sinh sống bằng nghề chài lưới, đi khơi, đi lộng. Chia cách xóm Khê Tân với các xóm khác là một khoảng đất cát bỏ hoang.
Dulichgo
Từ Khê Tân ra cửa Đại có gành cát, bên trên là sông Trà, bên dưới là biển. Gành cát này di động quanh năm do ảnh hưởng sóng, dòng thủy lưu bắc nam ven biển và dòng chảy sông Trà. Ngày trước, gành cát lấn ra phía biển, nay dời tự nhiên vào phía sông, có lẽ do nguồn nước sông Trà hiện tại ít đi, nhất là mùa nắng. Gành cát có vẻ đẹp tự nhiên, hình thể uốn cong mềm mại như dải lụa mờ trong chiều sông nước và ửng hồng như chân mây lúc rạng đông!

Đứng trên núi Đá Phú Thọ nhìn xuống hướng đông - đông nam, xa xa sát biển là xóm Trường Yên, nay là thôn Phổ An thuộc xã Nghĩa An, gần hơn là thôn Cổ Lũy Nam, trước đây từ khu vực dân cư ra đến cửa biển, mé sông là đất ngập nước, ruộng lác... Khi chiều thu xuống vẫn vẻ đẹp sương khói mơ màng, còn mùa đông mưa gieo thêm niềm u tịch. Cũng vị trí núi Đá ấy nhìn sang phía đông bắc, phía bên kia cửa sông Trà là thôn Cổ Lũy Bắc mờ mờ sóng nước, điểm vào không gian tĩnh lặng ấy là màu ngói mới, tường vôi của xóm nhà.

Ở vị trí thôn Cổ Lũy Bắc lúc hoàng hôn muộn vào mùa thu, hoặc mùa đông nhìn sang phía nam, bên kia cửa Đại là doi cát của xóm Trường Yên (nay là Phổ An, Nghĩa Phú) như thách thức với phong ba.
Dulichgo
Còn phía tây nam thì thấy thôn Cổ Lũy Nam chìm sâu trong sương khói đẹp mơ màng. Thế đó, thắng cảnh “Cổ Lũy cô thôn” và hai thôn Cổ Lũy luôn là dấu ấn thiên nhiên đẹp trong lòng người dân Quảng Ngãi và du khách!

Theo Bùi Văn Tạo (Báo Quảng Ngãi), ảnh Redsvn và nhiều nguồn khác.
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com

Tuyệt cảnh Cổ Lũy Cô Thôn
Tìm về Cỗ Lũy Cô Thôn[/tintuc]

Phản hồi của bạn