[tintuc]

(VOV) - Măng chỉ mọc theo mùa, từ xa xưa bà con người Thái ở Sơn La đã biết lấy măng về làm thức ăn dự trữ quanh năm, trong đó có làm măng khô.

Măng tre, vầu, luồng, nứa... là thực phẩm gắn bó, gần gũi trong đời sống và ẩm thực của đồng bào Thái ở Sơn La.

Nguyên liệu để làm măng khô có thường là măng cây vầu, luồng, cây nứa. Còn bà con người Thái ở Sơn La thường làm măng khô từ cây măng tre rừng, một loại măng ăn rất ngon, bà con nơi đây thường gọi là măng " hốc".

Loại măng này luộc không đắng, không ngọt, khi làm măng chua có màu vàng ươm, không trắng như loại măng khác, đặc biệt là làm măng khô. Để làm được măng khô ngon, bà con lấy măng đúng thời điểm để măng được ngon nhất.
Dulichgo
Bà Quàng Thị Ban, bản Lả Hôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La một người chuyên chế biến măng khô cho biết: “Mỗi năm vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch là vào rừng lấy măng. Lấy măng vào thời gian này, măng sẽ dày thịt, làm măng khô sẽ mền và ngọt hơn. Măng lấy về là phải làm ngay, để lâu măng bị ủng ăn sẽ không ngon".

Măng sau khi đào về được bóc vỏ, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già, cho vào nồi luộc thật kỹ để bớt mùi hăng. Khi luộc chín vớt măng ra để ráo nước rồi thái miếng.  Măng củ thái đơn giản hơn, nhưng măng lá phải khéo léo hơn, mới thái được miếng măng ngon, và đẹp mắt.

Măng được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nếu gặp nắng to phơi trung bình từ 3 đến 4 ngày là được. Bà con thường dùng cót, mẹt đan bằng tre để phơi măng,vừa đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày có thể lật miếng từ một đến 2 lần để măng nhanh khô. Khi không được nắng bà con thường cho lên gác bếp để hong khô.

Nếu được nắng, măng khô có màu vàng tự nhiên, măng hong trên gác bếp sẽ có màu vàng sậm hơn. Măng khô thường có 2 loại, măng củ thành miếng, măng xé là loại măng lá sau khi luộc xong mang xé nhỏ rồi đem phơi khô. Ngoài ra bà con còn làm măng chua phơi khô, gọi là " nó héo".

Măng khô trước khi đem chế biến rửa bằng nước lạnh và ngâm qua đêm. Sau đó cho măng khô vào nồi đổ nước ngập măng rồi luộc. Đun sôi từ 15 đến 20 phút rồi đổ măng ra rổ, rửa sạch bằng nước lạnh. Sau đó lại luộc tiếp. Làm như vậy từ 2 đền 3 lần, không thấy màu nước vàng đậm là được. Măng khô kết hợp với món nào cũng ngon.
Dulichgo
Măng chua khô chế biến được nhiều món ăn như xào thịt, xào lòng gà, thịt gà, canh cá, đặc biệt nhất là sào với châu chấu,dế mèn rất hợp. Còn Măng khô xé nhỏ ngoài sào lòng gà, thịt gà, bà con người Thái Sơn La thường nấu măng khô với xương hầm và đậu tương, một loại canh không thể thiếu trong các ngày lễ, tết, trong đám cưới hỏi.

Chị Quàng Thị Ban ở bản Lả Hôm, thành phố Sơn La cho biết thêm: "Để có được bát canh măng khô ngon, trước tiên là cần có thêm một ít xương, một ít đậu tương. Xương hầm lên, còn đậu tương thì ngâm trong nước lạnh tầm 30 phút rồi cho vào nồi riêng rồi luộc lên. Khi nào chín ăn được thì đổ ra rổ rửa sạch, sau đó đổ măng và đậu tương vào nồi xương hầm đun thêm 10 đến 15 phút là có thể ăn được".
Dulichgo
Trước đây, đồng báo Thái Tây Bắc làm măng khô để dự trữ quanh năm. Vì nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay bà con đã làm măng khô để bán ra thị trường. Môt cân măng khô dao động từ 150 đến 200 nghìn đồng.

Chị Lù Thị Vân, ở bản Bó, Phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, một chủ cửa hàng chuyên bán măng khô cho biết: "Ngày thường thì bán được ít, những ngày giáp tết thì bán được nhiều.  Khách dưới xuôi thường lên trên này mua về làm quà, trung bình mỗi ngày bán được chục cân, có ngày bán nhiều từ 20-30 kg".

Với mùi thơm đặc trưng, các món ăn được chế biến từ măng khô cũng làm cho mâm cơm ngày Tết của đồng bào thêm đủ đầy.

Theo Lường Huyền (VOV.VN)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]

Bài viết liên quan

Phản hồi của bạn