[tintuc]
(TTO) - Bánh chưng của đồng bào người Thái nhỏ, gói dài và được buộc thành từng cặp, tượng trưng cho tình đoàn kết giữa dân tộc Thái - Mường, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa luôn gắn bó bền chặt.< Tết là dịp để bà con dân tộc nghỉ ngơi, quây quần bên mâm cơm.
Nếu với người dân tộc Kinh, Tết là "thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ", thì mâm cơm tết của người dân tộc Thái, Mông… tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La không quá cầu kỳ với mâm cao cỗ đầy nhưng cũng có những quy tắc riêng không thể bỏ qua.
< Mâm cơm Tết của mỗi vùng mang đặc trưng riêng, hầu hết thực phẩm do bà con tự nuôi trồng.
Mỗi gia đình đều tận dụng nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn trong mỗi gia đình, con lợn, con gà nuôi được đều để dành đến tết.
Dulichgo
Tết là thời gian để mọi người cùng ngồi lại với nhau, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Mâm cơm Tết còn là lời cảm tạ đến đến gia tiên, cầu cho năm mới an lành.
< Mèn mén là món ăn của bà con dân tộc Mông.
Đôi tay đang thoăn thoắt chuẩn bị mâm cơm ngày tết, anh Mùa A Học (người dân tộc Mông, 29 tuổi, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) giải thích ý nghĩa mâm cơm của dân tộc Mông như các ông các bà có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
Tết đến, bà con người Mông không phân biệt giàu sang đều chuẩn bị mâm cơm ngày Tết với mong muốn cầu cho mọi người bình an, nhà nhà hạnh phúc.
< Xôi ngũ sắc, thịt gà rừng, cá suối, thịt lợn...
"Chúng tôi mong cho mọi người có sức khỏe, chúc cho một năm mới mùa màng bội thu", Mùa A Học chia sẻ.
A Học kể, mâm cơm không thể thiếu món bánh giày dẻo thơm được làm từ những hạt gạo nếp thơm trên nương. Nhờ bàn tay khéo léo của chàng trai, cô gái dân tộc Mông chăm chỉ giã bánh giày bằng cối giã mới làm nên thức bánh dẻo và thơm lừng đến thế.
< Mâm cơm được bày trí bắt mắt của đồng bào dân tộc Thái bên những cành đào rừng đặc trưng của mùa xuân.
Dulichgo
Mèn mén cũng là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày tết. Nguyên liệu chính là hạt ngô trên nương, trên rẫy được bà con đồ lên tạo mùi thơm và hương vị nồng nàn.
< Nồi rau củ "thập cẩm" do bà con dân tộc tự trồng, không chế biến quá cầu kỳ: đun sôi nước, luộc rau củ, thế là có mon ăn đậm chất núi rừng.
Ngày nay trong mâm cơm có thể cải thiện thêm những món ăn ngon hơn như thịt lợn luộc, thịt lợn nướng. Món khai vị biểu tượng của đồng bào người Mông là thạch, với biểu tượng cành hoa đào của núi rừng Tây Bắc.
< Món bánh dẻo thơm với đủ màu sắc được "nhuộm" màu bằng các loại lá rừng, mang lại màu sắc sặc sỡ cho mâm cơm Tết.
"Và một thức uống không thể thiếu được cho các cuộc vui kéo dài, giúp mọi người sum vầy bên nhau sau những tháng ngày lao động vất vả là rượu ngô. Rượu được ủ trong vòng 1 - 2 tháng mới chưng cất nên có vị thơm, ngọt và đặc biệt rượu không làm cho bà con đau đầu sau khi uống", anh Học chia sẻ.
< Cá nướng là món ăn truyền thống trong mỗi dịp Tết đến được trang trí bắt mắt.
Dulichgo
Còn với mâm cơm của đồng bào dân tộc Thái, chị Đinh Thị Hằng (xã Mường Tè, huyện Vân Hồ) tự hào giới thiệu món xôi ngũ sắc đặc biệt được làm từ thứ nếp dẻo thơm là sản vật đặc trưng của địa phương. Xôi được tạo thành nhiều màu như đỏ, vàng, trắng… nhờ lá cây rừng.
"Những lá cây này có tác dụng chữa huyết áp cao, giữ ấm cơ thể. Bà con người Thái ưa chuộng cơm nếp dẻo thơm vì làm cho cái bụng mình no kỹ, no lâu", chị Hằng cho biết.
< Thịt gà, nộm rau rừng, măng rừng, cá sông... đều là những sản vật của đồng bào dân tộc.
Thịt, cá, nộm rau, bánh chưng cũng không thể thiếu. Với bà con dân tộc Thái, bánh chưng tượng trưng cho tình đoàn kết, tình yêu đôi lứa.
Dulichgo
Chị Hằng chia sẻ, bà con người Thái gói bánh chưng nhỏ hơn người Kinh, gói dài và được buộc thành từng cặp, tượng trưng cho tình đoàn kết giữa dân tộc Thái - Mường và cho tình yêu đôi lứa gắn bó bền chặt bên nhau.
Theo DƯƠNG LIỄU - HÀ THANH (Báo Tuổi Trẻ)
Du Lịch Sóng Việt | Sovitour.com[/tintuc]