Ba lý giải về tên gọi Sài Gòn

[tintuc]Thị trấn giữa rừng, Vùng đất ăn nên làm ra, Cống phẩm của phía Tây... là những cách lý giải của học giả về tên gọi thành phố hơn 300 tuổi.

Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Sài Gòn - thành phố mà họ muốn biến thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ nghĩa.

Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu, Sài Gòn có 3 cách lý giải được đánh giá cao nhất.


Tàu bè ra vào sông Sài Gòn thế kỷ 19, thành phố còn hoang vu, nhiều rừng rậm. Ảnh: Flickr


Thị trấn giữa rừng

Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa “củi” và “Gòn” tức “cây bông gòn”, quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho nghĩa của Sài Gòn là “củi gòn”.

Dựa theo thông tin này, học giả Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra trong giáo trình “Địa lý Nam Kỳ” của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh Việt - Miên ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ “Kanco”, Cần Giuộc là “Kantuộc”, Gò Vấp là “Kompăp”…

“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là "lâm quốc". Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ.

Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Căn cứ của lý giải này dựa vào việc Prei Nokor xưa kia là rừng rậm có nhiều cây gòn được dân cư sử dụng làm củi. Học giả Trương Vĩnh Ký kể lại rằng, người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai. Chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ tại đó năm 1885.

Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát đồng tình lý giải này. Ông cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi vùng này là "rừng cây gòn" thông qua từ Cai Ngon. Vốn dĩ ngôn ngữ Lào giống tiếng Thái nên Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.

Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.


Trung tâm của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr


Vùng đất ăn nên làm ra

Học giả - nhà văn Vương Hồng Sển cho rằng không thể dựa vào ngữ nghĩa hai từ “Sài Gòn” hay “Prei Nokor” để phân tích. Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, cụ Vương đã dày công tra cứu hàng loạt sách báo Pháp lẫn Việt. Ngoài ra, ông đi thu thập dữ liệu từ dân gian nên rút ra cách lý giải khác.

Theo Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.

Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì Ngòn” mà ra.

Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ "Sài Gòn" có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.


Sài Gòn ngày nay sau hơn 300 năm phát triển. Ảnh: Trần Bảo Hòa


Cống phẩm của phía tây

Còn học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng "Tây ngòn" - nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng "Tây ngòn" phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.

Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này vì dựa vào dữ kiện lịch sử do Trịnh Hoài Ðức chép lại. Khi Campuchia bị phân ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor. 

Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng "Tây Cống" chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn sẽ còn nhiều tranh luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi muốn tìm hiểu.

Tên gọi Sài Gòn dù nguồn gốc như thế nào thì tính cách người Sài Gòn vẫn không đổi khác, vẫn là "Anh Hai Nam bộ", đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn - TP HCM đang chuyển mình phát triển để lấy lại danh xưng một thời "Hòn ngọc Viễn Đông", là đầu tàu cả nước trong nhiều lĩnh vực.
[/tintuc]

Tour du lịch Bến Tre | Du lịch Sóng Việt Bến Tre Danh Lam Thắng Cảnh


[tintuc]
Tour du lịch Bến Tre | Du lịch Sóng Việt Ưu Đãi Bất Ngờ
Khi đặt TOUR Bến Tre
1. Cồn Quy
Địa chỉ: xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Nằm dọc theo con sông Tiền và cách trung tâm thành phố Bến Tre 23km là Cồn Quy. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất khi nhắc đến Bến Tre bởi không gian sông nước hữu tình và những làn điệu đờn ca tài tử Nam Bộ ngọt ngào. Đến với Cồn Quy, bạn được sống trong một không gian yên bình, chưa hề xuất hiện dấu tích đô thị hóa, khí hậu vô cùng ôn hòa.


Khung cảnh khu Cồn Quy (Ảnh: ST)

Ngoài ra, du khách cũng được thưởng thức trái cây cực ngon ngay tại những khu vườn nhãn, vườn cam, vườn bưởi,… được uống tách trà mật ong khói bốc lên nhẹ nhàng và thưởng thức giai điệu đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại.


Chèo thuyền ngắm cảnh tại địa điểm du lịch Bến Tre này(Ảnh: ST)

Ngồi trên những chiếc thuyền lênh đênh sông nước ngắm nhìn cây cối trù phú, xanh tươi và yên bình ở miền Tây là một trong những trải nghiệm mà có lẽ ai cũng muốn thử một lần trong đời. Cồn Quy chắc chắn là một trong những dấu ấn mạnh mẽ nhất còn đọng lại trong tâm trí bạn sau khi rời Bến Tre.


2. Cồn Phụng

Được bình chọn là khu du lịch tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cồn Phụng được thiết kế theo lối kiến trúc mở và hòa mình vào thiên nhiên. Cồn Phụng được ví như một ốc đảo xanh nổi trên Sông Tiền mà đến đây bạn sẽ được khám phá cuộc sống miệt vườn dân dã của người dân nơi đây.


Toàn cảnh khu du lịch Cồn Phụng (Ảnh: ST)

Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm thú vui câu cá, be mương bắt cá, chèo thuyền, tắm sông, đi xe ngựa, tham quan những miệt vườn trái cây và chiêm ngưỡng sức hút dân dã của miền đất Tứ Linh. Bên cạnh đó, Cồn Phụng còn sở hữu khu di tích Đạo Dừa rộng khoảng 1.500 m² cũng là địa điểm được nhiều du khách đến tham quan. Tham khảo các khách sạn huyện Châu Thành giá rẻ.


Những hoạt động vui chơi, giải trí tại Cồn Phụng Bến Tre (Ảnh: ST)

3. Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu nằm ở xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nơi yên nghỉ của người con yêu nước được xây dựng khá hoành tráng để thể hiện lòng tôn kính mà người dân Bến Tre dành cho nhà thơ lớn, người yêu nước và vị thầy thuốc đáng kính của dân tộc ta.

Tại nơi đây, vào ngày 1 tháng 7 hàng năm sẽ là lễ hội truyền thống nhằm mục đích tưởng nhớ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Người dân Bến Tre càng tự hào hơn khi khu lăng mộ đã được đón nhận Bằng xếp hạng Khu di tích Quốc gia đặc biệt vào năm nay.


Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu (Ảnh: ST)

Vào mùa lễ hội, bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động khá vui nhộn như hóa trang Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, hội thi mâm cơm ngày giỗ, mâm xôi ngày hội, thi đấu cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố….

4. Làng du kích Đồng Khởi

Làng du kích Đồng Khởi thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Bến Tre khoảng 15km. Ngôi làng này còn lưu giữ lại những chiến tích của cuộc nổi dậy đầu tiên của nhân dân ta trong phong trào Đồng Khởi năm 1960. Ở khu di tích, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật còn lại trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


Làng du kích Đồng Khởi địa điểm du lịch đẹp(Ảnh: ST)

Tới với làng du kích đồng khởi, một trong những cái nôi đầu tiên của phong trào cách mạng miền Nam. Nơi đây gần với các khách sạn huyện Mỏ Cày rất hợp để bạn dành chọn vài ngày nghỉ ở đây tìm hiểu, tham quan Làng du kích Đồng Khởi. Bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất của con người Bến Tre trong những năm tháng chiến tranh dân tộc.

Tượng đài tưởng niệm (Ảnh: ST)

5. Làng hoa cảnh chợ Lách


Làng hoa cảnh chợ Lách là nơi tập hợp rất nhiều chậu hoa cảnh, cây bonsai đẹp, được tạo dáng tỉ mỉ và chăm sóc kĩ càng. Vào những dịp Tết đến, nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương tập trung về, vừa là để chiễm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của làng hoa, vừa là để chọn cho nhà mình những chậu hoa xinh tươi, rực rỡ nhất về bày trong nhà vào dịp xuân sang.


Khu du lịch ở Bến Tre nhiều hoa cúc vàng rực (Ảnh: ST)

Nơi đây có nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong việc tạo hình, uốn cây cảnh. Chứng kiến những chậu cây hoa cảnh đã được tỉa tót và tạo hình cẩn thận, bạn sẽ thấy bất ngờ với tay nghề điêu luyện của những người nghệ dân nơi đây.


Hạnh phúc của những người dân quanh năm gắn bó với những chậu hoa cảnh (Ảnh: ST)

6. Vườn trái cây Cái Mơn
Nằm ở địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.


Vườn Cái Mơn là một làng quê đậm hơi thở Nam Bộ với những con đường bao phủ bởi những rặng cây xanh trĩu quả ngọt. Cái tên Cái Mơn có nguồn gốc khá thú vị, từ Cái có nghĩa là con rạch lớn, Mơn là từ nói chệch đi của Mum, nghĩa là mật ong trong tiếng Khmer. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi khu vực này từ xưa đến nay đều là vùng đất trồng được rất nhiều trái cây quả ngọt, thu hút lớn lượng ong mật đến.


Du khách tự tay hái và thưởng thức trái cây tươi ngon (Ảnh: ST)

Bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên khi đến với Cái Mơn, được thỏa sức ăn trái cây tươi trong những khu vườn, danh sách các loại quả được trồng ở đây sẽ cuốn hút vị giác bạn ngay lập tức như quýt, chôm chôm, cam, sầu riêng, bưởi, roi…Rời khỏi vườn cây Cái Mơn, vị ngọt tươi của những loại quả vẫn như còn đọng lại trên đầu lưỡi, bạn sẽ nhớ mãi dù đã rời Bến Tre một thời gian dài.


Trái cây tươi ngon “hết sảy” những điểm du lịch không thể bỏ qua(Ảnh: ST)

7. Chùa Tuyên Linh

Với những ai yêu thích khám phá lịch sử nước nhà, Chùa Tuyên Linh sẽ là một địa điểm phù hợp bởi bạn không chỉ được tìm hiểu về Phật giáo mà còn biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử. Ng Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà, đức Phật Dược Sư, các vị Bồ Tát Di Lạc…Điểm đáng chú ý ở đây còn là chùa có tượng đức Hộ Pháp bằng đồng cỏ cao khoảng 0,7m.


Địa điểm Chùa Tuyên Linh (Ảnh: ST)

Chùa Tuyên Linh cũng là nơi mà cụ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tá túc từ năm 1927-1929 để mở lớp dạy học, khám bệnh cho người dân nơi đây. Đây cũng là nơi đã che giấu cho các cán bộ cách mạng của ta nên thường xuyên bị giặc ném bom phá hoại.


8. Sân chim Vàm Hồ

Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng 84 loài chim khác nhau. Nơi đây cũng là vùng đất nhiều loại cây hoang dã mọc lên bởi tính chất đất ngập mặn của nó. Ở tầng cao là dừa nước, đước…là nơi trú ẩn lý tưởng cho các loài chim. Ở tầng thấp có lau sậy, cóc kèn…là nơi trú ngụ vào mùa sinh sản của cò, vạc.


Khu vườn chim với số lượng chim lớn vô cùng (Ảnh: ST)

Chim mới bay về Vàm Hồ từ năm 1986 trở lại đây nhưng sân chim này đã sở hữu số lượng chim đồ sộ nổi bật. Đến Vàm Hồ, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những cánh cò, cánh vạc còn có thể thấy các loài chim hoang bay thành đàn, lắng nghe tiếng chim cuốc gọi đàn, tiếng bìm bìm kêu, được đi dạo giữa rừng cây, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai. Bạn có thể đặt ngay các khách sạn huyện Ba tri để tận hưởng trọn vẹn thiên nhiên nơi đây cùng bạn bè và người thân


Hình ảnh khu du lịch Sân chim Vàm Hồ (Ảnh: ST)

9. Khu du lịch Lan Vương


Khu du lịch Lan Vương nằm ở Ấp 2, xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre là một địa điểm vui chơi quen thuộc của khách du lịch thập phương. Không gian miệt vườn đặc trưng của miền Tây cùng những trò chơi giải trí hết sức thú vị tạo nên một địa điểm lý tưởng cho các gia đình, các nhóm học sinh, sinh viên, các công ty tổ chức vui chơi ngày cuối tuần. Đến đây, chỉ cần thuê một chiếc áo bà ba với giá 30K là bạn sẽ được thoải mái thả mình vào không gian miền Tây.


Trò chơi đạp xe tại khu du lịch Lan Vương (Ảnh: ST)


Hòa mình vào các trò chơi của khu du lịch (Ảnh: ST)

10. Khu du lịch Làng Bè

Khu du lịch Làng Bè Bến Tre nằm ở địa chỉ 81B/6B An Khánh, Châu Thành, du khách muốn đến đây có thể đi đến gần cầu Rạch Miễu khoảng 100m. Nơi đây là một địa điểm vui chơi, tham quan thú vị khác mà bạn nên thử cân nhắc khi có kế hoạch đi Bến Tre.


Phong cảnh hữu tình của khu du lịch Cái Bè (Ảnh: ST)

Với khung cảnh sông nước hữu tình miền tây Nam Bộ cùng nghề nuôi cá bè của dân địa phương, bạn sẽ được trải qua giấy phút thư giãn thoải mái, bình dị nhất. Đến đây, bạn có thể tham gia các trò chơi thú vị như đu tàu dừa, đi cầu khỉ, đạp xe thăng bằng qua cầu, đi dây qua sông, tát mương bắt cá,..Một lưu ý nhỏ là bạn nên đi theo nhóm để trải nghiệm các trò chơi “đã” hơn nhé!

11. Khu du lịch sinh thái vườn Ba Ngói

Cách thành phố Bến Tre khoảng chừng 46km, điểm du lịch Ba Ngói được bao bọc bởi những con đường rợp bóng cây xanh, những vườn cây trĩu quả và dòng sông Cổ Chiên thơ mộng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức trái cây ngay tại những khu vườn trái cây với như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…


Du khách được ăn trái cây ngại tại vườn trái cây (Ảnh: ST)

Ngoài ra, bạn cũng đưa vào những làn điệu đàn ca tài tử ngọt ngào sâu lắng và được thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất miền Tây Nam Bộ như: cháo gà ta thả vườn, bánh xèo ốc gạo, bánh xèo hến thơm ngon nức lòng du khách, hay món ốc gạo luộc chấm nước mắm sả ớt nổi tiếng của vùng.

12. Nhà thờ La Mã
Địa chỉ: Hưng Nhượng, Giồng Trôm, Bến Tre


Khi nói đến Bến Tre, người ta sẽ kể ra những cái tên như Cồn Quy, Cồn Phụng, chợ Lách…mà ít ai nhắc đến nhà thờ La Mã. Tuy nhiên, đây cũng là một địa điểm rất đáng để bạn bỏ thời gian tham quan khám phá.


Hình ảnh Nhà thờ La Mã (Ảnh: ST)


Bên trong nhà thờ La Mã (Ảnh: ST)

Ngoài công trình nhà thờ thì điểm thu hút nữa chính là đường vào đây phong cảnh rất đẹp, rất mộc mạc và bình dị. Nhà thờ La Mã cũng gắn với nhiều giai thoại về sự xuất hiện của Đức Mẹ nên nơi đây trở nên thiêng liêng, kì bí có tiếng trong vùng.

13. Cồn Phú Đa

Cồn Phú Đa nổi bật với cảnh trí thiên nhiên đẹp, thiên nhiên trong lành trong hệ thống toàn bộ cồn nổi ở Bến Tre. Nơi đây còn có biệt hiệu là “cồn ốc gạo” bởi đặc sản ốc gạo với những con ốc vừa to vừa ngọt. Du khách đến đây sẽ được lựa chọn để thưởng thức nhiều món ốc gạo được chế biến khác nhau như ốc gạo luộc, ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, bánh xèo nhân ốc gạo…


Món ốc gạo sẽ làm bạn ăn một lần nhớ cả đời (Ảnh: ST)

Ngoài ra, đến cồn Phú Đa, bạn cũng sẽ được ăn trái cây ngay tại vườn như những điểm đến khác ở Bến Tre. Hơn nữa, bạn sẽ được đi tham quan những địa điểm có tiếng khác như Đình Thần Chúa Đa, Miếu Bà Chúa Xứ, nhà thờ Phú Đa…

14. Cù Lao Minh

Cù lao Minh là một trong 3 cù lao lớn hợp thành tỉnh Bến Tre (cùng với cù lao Bảo và cù lao An Hóa). Đến đây, bạn sẽ được tham quan hai khu di tích lịch sử nổi tiếng là di tích nhà cổ của cụ Hương Liêm ở xã Đại Điền và đình Rắn ở Định Thủy.


Phong cảnh miền quê yên bình địa điểm Cù Lao Minh(Ảnh: ST)

Ngôi nhà cổ có dáng vấp bên ngoài mang hơi hướng kiến trúc phương Tây nhưng bên trong lại mang dáng vẻ của kiến trúc cung đình Huế được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX còn đình Rắn là nơichứa nhiều câu chuyện truyền kì bí ẩn. Ngoài hai di tích lịch sử này, bạn còn có thể đến với huyện Thạch Phú, thiên đường ẩm thực với nhiều món ngon của miền biển như: sò huyết, cua, tôm sú, nghêu, mắm tép…




15. Chùa Vạn Phước

Chùa Vạn Phước nằm ở một địa điểm địa lý khá hiểm trở với chung quanh là rừng cây ngập mặn, thế nhưng ngôi chùa với màu vàng sáng lung linh luôn tỏa sáng như một hòn ngọc vẫn thu hút rất nhiều khách hành hương hàng năm. Kiến trúc ngôi chùa khá hài hòa với cổng Tam quan bề thế, hình tượng cặp rồng vàng ngự hai bên cùng khuôn viên 8 ha, khu chánh điện uy nghi, lộng lẫy, khu tượng Phật và khu sinh hoạt gần gũi.


Ngôi chùa với màu vàng rực rỡ (Ảnh: ST)

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, nơi đây còn là nơi tỏa sáng tấm lòng nhân đạo khi là nơi trú ngụ của rất nhiều người khuyết tật. Nếu đến Bến Tre, bạn nên ghé qua ngôi chùa vừa để thắp nén nhang hành hương vừa để chiêm ngưỡng kiến trúc nổi bật và nếu có thể hãy đóng góp ít nhiều để những người khuyết tật có một cuộc sống tốt hơn ở đây nhé!

Nếu các bạn quan tâm đến các địa điểm trên của Bến Tre và muốn du lịch thăm thú nơi đây, hãy lên website của SOVITOUR để đặt phòng khách sạn ngay để giành được những ưu đãi tốt nhất.

Sovitour Tổng Hợp
[/tintuc]

Du Lịch Hè Nha Trang cùng công ty Du Lịch Sóng Việt giá rẻ cho Tour Thầy cô,HS,SV, công ty


[tintuc]Du lịch Nha Trang ăn gì? Du lịch Nha Trang ở đâu? Nên đi du lịch Nha Trang bằng phương tiện gì? Nha Trang có những địa điểm vui chơi giải trí nào? hay ẩm thực du lịch Nha Trang có gì hấp dẫn? Đây là những thắc mắc, những câu hỏi chung của rất nhiều du khách khi họ không có nhiều thời gian để tìm hiểu về du lịch Nha Trang. Hiểu được vấn đề này nên hôm nay Viet Fun Travel sẽ đưa ra một bản đồ du lịch Nha Trang khá chi tiết và đầy đủ nhất bằng hình ảnh để du khách tham khảo và dễ dàng trong việc hình dung về một Nha Trang nên thơ, xinh đẹp với nhiều đều bất ngờ, hấp dẫn.

Do đây là bản đồ bằng hình ảnh nên sẽ không thể nào viết một cách chi tiết được, do đó chúng tôi chỉ đưa ra một cách tổng quát về những đặc điểm, những điều thú vị, tuyệt vời nhất tại thành phố biển Nha Trang cho du khách dễ hình dung thôi nhé, còn về phần chi tiết, du khách có thể tham khảo ở những bài viết trong phần blog ở trang chủ SOVITOUR


Bản đồ du lịch Nha Trang 1

Phần bản đồ du lịch Nha Trang này giới thiệu sơ lược cho du khách về hành trình 5 ngày tắm biển cực kỳ thú vị tại Nha Trang từ việc đi chuyển đến Nha Trang bằng phương tiện gì, rồi đến trung tâm thành phố biển bằng phương tiện gì cho đến vấn đề về thời tiết, khí hậu cũng như những thứ cần mang theo khi đi Tour du lịch Nha Trang chất lượng cao một cách tổng quát nhất để du khách tham khảo. Còn về phần chi tiết, du khách có thể tìm hiểu thêm trong kinh nghiệm du lịch Nha Trang từ A đến Z của SOVITOUR nhé.



Bản đồ du lịch Nha Trang 2

Còn về phần bản đồ du lịch Nha Trang này sẽ giới thiệu cho du khách một số địa điểm du lịch Nha Trang hấp dẫn nhất, những món ăn đặc sản thơm ngon không thể bỏ qua tại Nha Trang cũng như những khách sạn, những trò vui chơi, giải trí tại Nha Trang cho du khách tham khảo.

Trên đây là 2 bản đồ du lịch Nha Trang cực hấp dẫn, giới thiệu một cách tổng quan nhất về du lịch Nha Trang cùng những điều thú vị, hấp dẫn nhất mà du khách Nha Trang mang lại. Để có thể hiểu một cách chi tiết nhất về Tour du lịch Nha Trang chất lượng cao, du khách hãy tham khảo những bài viết ở những chuyên mục riêng trong phần Blog của chúng tôi nhé.

Sovitour tổng hợp
[/tintuc]

12 điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng nhất Cần Thơ

[tintuc]Chợ nổi Cái Răng, Bến Ninh Kiều,... là những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Cần Thơ.



12 điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi tới đó lòng không muốn về”. Cần Thơ là một đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt kết hợp sự nhộn nhịp của chợ nổi Cái Răng vào sáng sớm, vườn trái cây trĩu quả và kiến trúc độc đáo của nhà cổ. Tất cả tạo nên vẻ đẹp sông nước đặc biệt không lẫn vào đâu.

Chợ nổi Cái Răng



Chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút khi chúng ta đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Sở dĩ nơi đây gọi là chợ nổi vì nó trôi nổi trên sông.

Đến đây du khách sẽ được cảm nhận hết những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của vùng sông nước. Và chợ nổi như là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa miệt vườn của người miền Tây Nam Bộ. Mỗi sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát, trên thuyền treo bán sản vật bán không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền. Đến với chợ vào mỗi sáng, ngoài những đặc sản nơi đây muốn mua, du khách còn có thể ăn sáng, trải nghiệm cuộc sống lênh đênh thú vị trên thuyền.

Bến Ninh Kiều



Bến Ninh Kiều.

Ca dao từng có cầu: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều/Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân"...Bến Ninh Kiều nay được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa được hình thành từ thế kỷ 19.Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang dạt dào phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ.

Điều hấp dẫn du khách của bến là nhà thủy tạ trên sông. Nhà thủy tạ là một con tàu nổi bồng bềnh nối bờ bằng một đoạn cầu, hai bên cầu có lan can, khách có thể dừng chân đứng hóng gió. Nhà nổi này chính là nhà hàng ăn uống có hai tầng với hàng trăm chỗ ngồi. Khách tới nhà nổi, gọi ly nước ngọt, hoặc một xị rượu nếp than nhắm với món lẩu lươn đặc sản địa phương. Vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh sông Hậu. Trên sông đủ loại thuyền ngược thuyền xuôi tấp nập. Bến còn có công viên với nhiều loại cây quý, xanh mướt, là nơi vui chơi và sinh hoạt của người dân.

Nhà cổ Bình Thủy



Nhà cổ Bình Thủy.

Ngôi nhà nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, thiết kế với 5 gian 2 mái, mang kiến trúc thời Pháp. Công trình được gia đình họ Dương xây vào năm 1870.

Mang nhiều giá trị về văn hóa và kiến trúc, đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa cũng như tiến trình phát triển qua thời gian của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

Căn nhà rộng 5 gian 2 chái, ngang 22m, sâu 16m, nằm trên lô đất có diện tích 6.000m2. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng. Bên phải là vườn lan, góc bên trái có cây xương rồng Mexico Kim Lăng Trụ cao khoảng 8 mét có độ tuổi khoảng 40. Sau nhà là vườn cây ăn trái. Sân rộng lót gạch tàu, lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung. Nhà rộng thênh thang với 6 hàng 24 chiếc cột gỗ lim đen bóng, đường kính khoảng 30 cm. Kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi.

Bên cạnh đó, Nhà cổ Bình Thủy còn nổi tiếng trong và ngoài nước bởi rất có cơ duyên với nghệ thuật thứ bảy. Nơi đây, từng là bối cảnh cho hàng chục bộ phim nổi tiếng như “Những nẻo đường phù sa”, ”Người đẹp Tây Đô”, “Nợ đời”, hiện vẫn lưu giữ nhiều bút tích của các diễn viên đóng phim.

Miệt vườn trái cây



Miệt vườn trái cây.

Những vườn trái cây sai trĩu quả có khắp các tuyến đường bộ và đường thủy ở thành phố Cần Thơ. Rất nhiều miệt vườn trái cây lớn dành cho du khách như Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn vòng cung trên các tuyến sông Phong Điền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt.

Đến đây, du khách có thể đi dạo trong vườn, hít thở không khí trong lành mát mẻ, tự tay hái quả để thưởng thức mà không lo về vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu quý khách muốn nghỉ đêm, thì ở đây cũng có những khu nhà nghỉ nhỏ xinh nằm thấp thoáng dưới những bóng cây xanh rợp mát, với giá cả bình dân.

Vườn cò Bằng Lăng



Vườn cò Bằng Lăng.

Thuộc ấp Thới An, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, là một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Nếu đi vào mùa xuân, du khách sẽ được nhìn thấy hai bên sông hoa bằng lăng tím ngắt nở rộ.

Để chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở đây, thì du khách có thể đến lúc sáng sớm để được nhìn thấy những hơn 300.000 con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn…, và lúc 17h để lại được nhìn thấy những đàn có nối đuôi nhau bay về.

Vườn du lịch Mỹ Khánh



Hoạt động đua lợn ở vườn du lịch Mỹ Khánh.

Làng Du Lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền, nằm cách trung tâm TP Cần Thơ 10km, trên tuyến Lộ Vòng Cung lịch sử và ở giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền. Làng du lịch Mỹ Khánh là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt vườn.

Những trải nghiệm du khách không thể bỏ qua ở đây là thưởng thức hơn 20 chủng loại trái cây trong miệt vườn rộng lớn, tham quan làng nghề truyền thống, nấu rượu, tráng bánh với người dân bản địa, thưởng thức những món ăn đặc sản, tham quan nhà cổ Nam Bộ và được nghe những bài hát vọng cổ giao duyên từ máy hát đĩa quay có tuổi thọ đã 80 năm.

Chợ đêm Tây Đô



Chợ đêm Tây Đô.

Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ, đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí hấp dẫn không thể bỏ qua. Trước đây chợ là đầu mối trung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Ngày nay chợ còn có các dịch vụ ăn uống, ẩm thực, giải trí rất sôi nổi náo nhiệt vào ban đêm.

Làng hoa Bà Bộ



Làng hoa Bà Bộ.

Làng hoa Bà Bộ được xem như một trong những điểm du lịch Cần Thơ khá thú vị góp phần làm phong phú thêm các chuyến du lịch miệt vườn tại quận Bình Thủy. Năm 2015, nơi đây đã có gần 250 hộ trồng hoa với những loại hoa chủ yếu là cúc vạn thọ, hướng dương, hoa trang, hoa mai vàng và hoa hồng.

Với diện tích đất trồng gần 20 ha, đến đây du khách hoàn toàn có thể thoải mái nhìn ngắm và chụp những bức hình đẹp kỉ niệm với từng vườn hoa khác nhau.

Vãn cảnh chùa Nam Nhã



Chùa Nam Nhã.

Chùa Nam Nhã không chỉ có giá trị về tín ngưỡng, mà nơi đây chính là nơi nuôi dưỡng một ý chí kiến cường , chống lại ngoại xâm của các sĩ phu yêu nước của phong trào Đông Du (1907 – 1940). Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

Đối diện chùa là đình Long Tuyền uy nghi. Trước mặt chùa là dòng sông Bình Thủy in hai bên bờ những bóng cây đại thụ cổ kính. Phía đông là Cồn Sơn được ví như trái châu của Long Tuyền. Và cồn Bình Thủy được ví như lưỡi rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuộn chảy.

Bên phía ngoài, là cổng chùa được xây bằng gạch cổ, trước cổng có khắc ba chữ Hán ” Nam Nhã Đường”. Sân chùa được bao quanh bằng khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông. Ở đây trồng rất nhiều các loại cây tùng, trắc và các cây cổ thụ khác, thêm vào là những cây kiểng quý giá, được cắt uốn công phu, gần 100 tuổi. Chùa Nam Nhã cũng là một trong điểm đến thú vị khi các bạn du lịch Cần Thơ.

Bảo tàng Cần Thơ



Bảo tàng Cần Thơ.

Bảo tàng Cần Thơ có quy mô rộng lớn, với diện tích gần 3.000m2. Tọa lạc ngay số 1 Đại Lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Ở đây trưng bày những hiện vật về đất nước, con người Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua từng thời kỳ. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị văn hóa của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Bảo tàng Cần Thơ được thành lập vào năm 1976, qua nhiều lần thay đổi đến năm 1992 chính thức mang tên Bảo tàng Cần Thơ. Và đây cũng là điểm du lịch mà các bạn nên thăm quan khi hành trình du lịch Cần Thơ.

Thiền viện Trúc Lâm



Thiền viện Trúc Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành ngày 17/5/2014, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong ĐĐây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam do Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đề xuất xây dựng và chính Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện.

Đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam thưởng ngoạn khung cảnh và cầu an sẽ là chuyến hành hương đáng nhớ về miền sông nước. Bởi lẽ, các giá trị văn hóa, tâm linh thấm đẫm trong từng góc nhỏ của thiền viện chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những cảm giác bình an trong tâm hồn.

Chùa Ông



Chùa Ông.

Tọa lạc tại Bến Ninh Kiều thơ mộng, ngôi chùa là điểm đến của nhiều du khách khi đến với Cần Thơ. Có kiến trúc theo hình chữ Quốc (Trung Hoa) với màu sắc sặc sỡ, vui tươi, nhưng chùa Ông vẫn đảm bảo nét cổ kính với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau. Trong chùa treo nhiều hương vòng lớn được người dân đến thành kính và hương khói quanh năm. Chùa Ông được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.

Nguyễn Hà
☎️Gọi Ngay: 0917 279 579 Ms THƠ 
📨Mail: Info@sovitour.com 
📘Page: www.fb.com/sovitour 
⚛️Website: www.sovitour.com

[/tintuc]

“SÀI GÒN” với 8 địa điểm tham quan tuyệt vời nhất

[tintuc]Nhắc đến du lịch Hà Nội, người ta sẽ nghĩ đến những vẻ đẹp cổ kính thêm chút mộng mơ và bình yên đến lạ, khi nhắc đến địa điểm tham quan Sài Gòn, ai cũng háo hức với sự hoa lệ sầm uất trên từng con phố.
Quả thật, Sài Gòn không bao giờ khỏi náo nhiệt ngay cả khi đêm xuống. Sài Gòn là thế, luôn tràn đầy sức sống và rực rỡ khiến người ta không khỏi tò mò: Thành phố này có gì mà sôi động đến vậy? Hãy cùng chúng tôi điểm danh địa điểm du lịch ở Sài Gòn dưới đây, bạn sẽ hiểu ngay thôi.


Những địa điểm tham quan Sài Gòn không thể bỏ qua

1. Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất)


Dinh Độc Lập (ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: Sáng 7h30 – 11h00, chiều từ 13h00 – 16h00 các ngày trong tuần

Giá vé: đối với người lớn là 30.000VND/người/lần, sinh viên được giảm giá: 15.000VND/người/lần, học sinh: 3.000VND/người/lần, khách theo đoàn từ 20 người sẽ được giảm 1/3 giá vé.

Tọa lạc tại số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đi vào lịch sử của dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là nơi làm việc của bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau khi giải phóng, nơi đây được xếp vào danh sách di tích đặc biệt cấp quốc gia.


Thiết kế bên trong của Dinh Độc Lập

Công trình này được thiết kế theo phong thủy và kiến trúc của Phương Đông nhưng cũng không kém phần hiện đại. Tham quan nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những vật phẩm từ chế độ cũ cùng nhiều chứng tích ghi dấu thời khắc độc lập ngày 30-4-1975.

Hiện nay, cứ vào dịp 30/4 hay 2/9 hàng năm, hàng ngàn người đổ về đây tham quan cũng như để tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.

2. Nhà Thờ Đức Bà


(Ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: Tham quan: Sáng 8h30 – 10h00, chiều 14h30 – 15h30 (Thứ 2 – Thứ 6)

Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật: 5h30, 6h30, 7h30, 9h30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30.

Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, thuộc quận 1 TP. Hồ Chí Minh

Nằm ở ngay trục đường chính của trung tâm thành phố, nhà thờ Đức Bà là một trong những biểu tượng của Thành phố Sài Gòn. Thánh đường này nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp cùng phong cách Roman và Gothic đẹp tuyệt diệu và có đôi chuông lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là thánh đường quan trọng của giáo phận Sài Gòn và là niềm tự hào của người dân thành phố.


Nhà thờ Đức Bà là địa điểm tham quan Sài Gòn rất nổi tiếng

Bên cạnh đó, khu vực khuôn viên quanh nhà thờ cũng là nơi có quan cảnh đẹp nhất Sài Gòn. Đặc biệt, quanh đây còn có công viên 30/4, địa điểm vui chơi ở Sài Gòn buổi tối rất nổi tiếng.

3. Chợ Bến Thành
Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày
Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu –Lê Thánh Tôn – Phan Chu Trinh – Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.


(Ảnh sưu tầm)

Chợ Bến Thành nằm ngay trung tâm của thành phố, cả 4 cửa đều hướng ra những con đường lớn như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và Lê Thánh Tôn, hướng còn lại là quảng trường Quách Thị Trang. Nếu bạn là người thích mua sắm thì hay ghi ngay vào list những địa điểm tham quan Sài Gòn đi nhé!

Bên trong chợ bày bán đủ các mặt hàng truyền thống, hiện đại có thể làm quà cho gia đình, bạn bè. Chợ Bến Thành cũng là một trong những địa điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn Việt Nam truyền thống. Dừng chân bên những gian hàng ăn với các món đặc sản địa phương như cá chiên xù hay nhấm nháp vài ly trà đá giải khát. Một lưu ý là khi mua sắm ở đây, các bạn nên mặc để có được giá hời nhất.


Chợ Bến Thành luôn nhộn nhip

Về đêm, xung quanh chợ trở nên nhộn nhịp hơn với những cửa hàng quần áo, quán ăn tấp nập khách ghé thăm.

4. Khu du lịch Suối Tiên


Hình ảnh khu du lịch Suối Tiên (ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết).

Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt

Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9. Suối Tiên từ lâu đã là địa điểm tham quan Sài Gòn rất nổi tiếng, là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi ngày.

Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hóa lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.

Những khu vực vui chơi nổi tiếng ở đây có thể kể đến như: Lâu đài phép thuật, Động châu báu, Tàu lượn siêu tốc, Đại cung Tiên Ngư, Thủy cung, Biển Tiên Đồng Ngọc Nữ…

5. Phố đi bộ Nguyễn Huệ


Phố đi bộ Nguyễn Huệ (ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: các ngày trong tuần

Địa chỉ: Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là cái tên không thể thiếu trong những địa điểm tham quan Sài Gòn. Được xây dựng vào tháng 4 năm 2015, có chiều dài 670m và chiều rộng 64m. Tạo lạc ngay trung tâm Sài Gòn, phố đi bộ nổi bật với nền đá granite, hai đài phun nước lớn, nhiều cây xanh và hệ thống điều khiển âm thanh, ánh sáng hiện đại.


Phố đi bộ Nguyễn Huệ buổi tối luôn đông đúc ( ảnh sưu tầm)

Vào buổi tối và ngày cuối tuần, người dân và du khách thường đến đây để dạo mát cũng như hòa mình vào không khí sôi động nơi đây. Dọc hai ven đường là những quầy hàng bán đặc sản của Sài Gòn như cơm tấm, cà phê, bánh mỳ, chè…

Con phố này cũng là địa điểm vui chơi ở Sài Gòn buổi tối và là nơi yêu thích của những thánh sống ảo nữa đấy!

6. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam


Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam là địa điểm tham quan Sài Gòn nổi tiếng (ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: Sáng 8h00 – 11h30; chiều 13h30 – 16h30 (T3 – CN)

Vé vào cổng: 2.000VND/người lớn, 1.000VND/trẻ em (khách Việt), 15.000VND/người (khách nước ngoài)

Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1


Bên trong bảo tàng Lịch sử Việt Nam (ảnh sưu tầm)

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân của nó là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, sử học, bảo tàng học, dân tộc học …

Ngoài ra ở đây còn có một xác ướp còn nguyên vẹn, thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch.

7. Địa đạo Củ Chi


(ảnh sưu tầm)

Giờ mở cửa: 9h00 – 17h00

Vé vào: Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí.

Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, TP. HCM

Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây bắc, đây là một trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc thời kháng chiến.

Địa đạo Củ Chi khiến du khách thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều ngõ ngách như màng nhện, nhiều tầng, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.


Sơ đồ địa đạo Củ Chi ( ảnh sưu tầm)

Địa đạo Củ Chi có hai điểm:

Địa đạo Bến Đình: thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Để đến đây, du khách có thể đón xe bus số 4 từ Bến Thành đến Bến An Sương, sau đó bắt tiếp xe số 122 từ bến An Sương đi An Nhơn Tây.

Địa đạo Bến Dược: nay thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Du khách có thể đi tuyến 13 và 79, đón xe buýt số 13 từ Bến Thành đi bến xe Củ Chi, sau đó đón xe 79 từ bến xe Củ Chi đến Bến Dược.

Lưu ý khi đến địa đạo Củ Chi là nên mang giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

8. Cầu Ánh Sao


(ảnh sưu tầm)

Địa chỉ: Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM

Cầu Ánh Sao là địa điểm vui chơi ở Sài Gòn buổi tối rất nổi tiếng. Cầu nối giữa Hồ Bán Nguyệt và kênh Đào ở khu dô thị Phú Mỹ Hưng. Đây được mệnh danh là cây cầu đẹp nhất dành cho người đi bộ ở Sài Gòn.

Cầu được thiết kế có hệ thống phun nước là đèn led 7 màu ở hai bên cầu, tạo cho du khách cảm giác như đang bước trên dải ngân hà vậy. Không những thế, hai bên đầu cầu còn có quảng trường rộng lớn, được thiết kế mô phỏng theo cung trăng và mặt trời.

Cầu Anh Sao là địa điểm tham quan Sài Gòn rất được yêu thích, nhất là đối với du khách trẻ.
[/tintuc]

Tour mới cập nhật

TOUR MIỀN TÂY | HÀNH TRÌNH PHƯƠNG NAM

Cho Thuê Xe

Địa danh tham quan

Tin tức Sovitour

Phản hồi của bạn